Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ bản tại tỉnh Bắc Kạn (Trang 48 - 49)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.3.Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp tổng hợp: Căn cứ vào kết quả phiếu điều tra để tổng hợp các ý kiến đánh giá về các nội dung cần hỏi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê là phương pháp nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh tế, xã hội trong thời gian và địa điểm cụ thể.

Phương pháp thống kê sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó phân tích tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp loại trừ: Có nhiều phương pháp khác nhau phục vụ cho quá trình phân tích nâng cao hiệu quả quản lý, trong đó phương pháp loại trừ được sử dụng khá phổ biến khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích. Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại bằng các đặt đối tượng phân tích vào các trường hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên khảo: Lấy ý kiến thăm dò của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn và các cán bộ quản lý có kinh nghiệm tại các cơ quan Nhà nước nhằm thu thập ý kiến đóng góp, kinh nghiệm quý báu vào thực tế trong quản lý đầu tư công.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ bản tại tỉnh Bắc Kạn (Trang 48 - 49)