Cuộc thi vịnh Kiều năm 1905

Một phần của tài liệu Chu mạnh trinh trong đời sống văn hóa và văn học việt nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (Trang 61 - 65)

B. NỘI DUNG

3.2.2.Cuộc thi vịnh Kiều năm 1905

3.2.2.1. Hoàn cảnh tổ chức cuộc thi

Mùa xuân năm Ất Tị (1905), Tổng đốc Lê Hoan bấy giờ cao hứng muốn thu tập một số danh sĩ đương thời vào dự thi viết thơ vịnh Kiều12. Khi ấy phong trào Cần Vương đã bị dập tắt, đời sống chính trị trong nước rất ngột ngạt. Thực dân Pháp muốn xoa dịu bầu không khí này nên đã ủng hộ và bảo trợ cuộc thi. Thực chất

12. Tuy nhiên, lại có luồng ý kiến khác về cuộc thi này: Theo Phan Mạnh Danh, chính Chu Mạnh Trinh, khi

đó làm Án sát Hưng Yên, nhân xem Truyện Kiều của Nguyễn Du, đã khởi xướng cuộc thi thơ Đề Thanh Tâm

Tài nhân lục (tên tác phẩm chữ Hán lưu truyền tại Việt Nam khi đó ghi lại truyện của Thanh Tâm Tài Nhân),

còn Lê Hoan – do lúc đó đang làm Tổng đốc Hưng Yên - nên được mời làm chủ tọa; Và cuộc thi đã tan trước

khi kết quả được công bố (Thi văn tập trích lục, 1942, tr.60).

Do điều kiện làm việc hạn chế, chúng tôi không thể dừng lại giải quyết vấn đề này, nên xin được dùng lại

thì Lê Hoan cũng là người hay chữ muốn mở cuộc thi như bao thế hệ trước nhằm tập hợp các danh sĩ vào phong trào ngâm vịnh – một thú chơi tao nhã mà bấy lâu nay các danh sĩ vẫn sính chuộng. Nhưng xét ở một khía cạnh khác nó không đơn thuần như vậy mà mang ý nghĩa chính trị. Người Pháp ủng hộ cuộc thi với mục đích cuốn tầng lớp sĩ phu trí thức còn chút u hoài với đất nước vào thi đàn xướng họa mà quên đi thực trạng nước mất, mà nguôi đi tình thần đấu tranh chống Pháp. Lê Hoan đã tổ chức cuộc thi ở Hưng Yên, nơi mà khởi nghĩa Bãi Sậy mới kết thúc và dư âm của nó để lại lòng phẫn nộ trong dân chúng vẫn còn là một cao trào, với ý đồ tạo một bầu không khí văn chương có tính chất ôn hòa. Còn xét trên địa hạt văn học thì

từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược tụ điểm bàn luận Truyện Kiều trên văn đàn

có phần thưa vắng hơn trước và dần li tâm sang một địa hạt của thứ văn chương mang tính chức năng – văn học yêu nước chống Pháp. Đến vịnh Kiều năm 1905 đã

làm đời sống văn học sau Truyện Kiều nóng lại tác dụng làm hút tâm điểm vào dòng

văn học công khai. Điều này cũng là mục đích người Pháp hướng tới. Bởi vậy cuộc thi này thiên về mưu đồ chính trị nhiều hơn là mục đích vinh danh dân tộc, chấn hưng đất nước.

3.2.2.2. Thể lệ cuộc thi

Đầu đề cuộc thi là “Thanh Tâm Tài Nhân lục” hay “Kim Vân Kiều” chứ

không phải là vịnh Truyện Kiều của Nguyễn Du. Các thí sinh tham dự chiếu theo 20 hồi trong tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân – văn bản gốc của Truyện Kiều để vịnh theo từng hồi. Thực ra vịnh Kim Vân Kiều không phải là đề tài mới ở giai đoạn này mới có mà trước đó đã rất nhiều người viết như tập Ứng chế vịnh Kim Vân Kiều của Hà Tôn Quyền, tập vịnh Kiều của Thập Thanh Nhị, Kim Vân Kiều án của Nguyễn Văn Thắng, Kim Vân Kiều lục của tác giả khuyết danh… Kim Vân Kiều sở dĩ được ngâm vịnh và nhớ tới là nhờ Truyện Kiều của Nguyễn Du. Số lượng tác phẩm vịnh Kim Vân Kiều ít hơn vịnh Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Các nhà thơ dự thi phải làm một bài tựa chữ Hán viết theo thể văn tứ lục, một bài thơ đầu, bài tổng vịnh, 20 bài thơ Đường luật hoặc chữ Hán hoặc chữ Nôm

vịnh 20 hồi của Kim Vân Kiều truyện ở đầu mỗi bài vịnh có 2 câu tổng thi.

Để cuộc thi có tiếng vang xa, ảnh hưởng rộng rãi tới nhiều tỉnh thành thu hút được nhiều văn nhân, thi sĩ có tầm cỡ, Lê Hoan mời hai danh sĩ lừng danh bấy giờ là Nguyễn Khuyến – Tam nguyên Yên Đổ và Tiến sĩ Dương Khuê. Thời điểm đó cụ Nguyễn Khuyến đã cố “yên thân” ở khuôn viên có tên là vườn Bùi xã Yên Đổ. Được mời ra làm chủ khảo, Nguyễn Khuyến đã thấy đây là trò chơi chính trị mà mình chỉ là tấm bình phong, là công cụ cho mưu đồ đó, nhưng trước những áp lực không thể từ chối cụ buộc phải nhận lời. Quả nhiên khi nghe tên ban giám khảo là hai danh sĩ lừng danh các văn nhân –thi sĩ – nhân sĩ và các nhà nho ở khắp nơi gửi bài về. Cuộc thi diễn ra rầm rộ tạo thành một tao đàn gọi là tao đàn Hưng Yên.

Ban chấm thi gồm: Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến và giải nguyên Dương Lâm.

Người tham dự gồm: Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (nguyên Án sát tỉnh Hưng Yên), Nguyễn Tấn Cảnh (cử tri, tri huyện Văn Lâm, Bắc Ninh), Nguyễn Trí Đạo (cử tri, tri phủ Khoái Châu, Hưng Yên), Phan Thạch Sơ (tú tài vốn là người Tàu từ đời ông nội đã nhập tịch Việt Nam nhà ở Hà Nội), Chu Thấp Hy (cử nhân làng Đào Xá, huyện Kim Đồng tỉnh Hưng Yên) , Nguyễn Kì Nam (cử nhân người làng Nam Dư huyện Thanh Trì, Hà Nội), Đặng Đức Cường (cử nhân người làng Hành Thiện phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định), Phan Mạnh Danh (tác giả Bút hoa thi văn, dịch giả Hồng Kiều), Tú Trà (người Nam Sang tỉnh Hà Nam )…

Có thể nói cuộc thi này đã quy tụ được đông đảo những cây bút tài hoa từ những ông cử, ông tú đến những ông Tiến sĩ ở khắp các tỉnh thành Bắc Kì. Kết quả tìm được năm bảy quyển trúng cách trong đó Chu Mạnh Trinh đạt giải nhất thơ Nôm, Chu Thấp Hy giải nhất thơ chữ Hán [4, tr. 115].

Các bài thơ vịnh Kiều đều được đăng trên tạp chí Nam Phong, Phụ nữ tân văn, Tân thanh tạp chí, Tri tân tạp chí, An Nam tạp chí có nhiều tác giả tìm cách in

thơ vịnh Kiều thành tập riêng hay giới thiệu toàn tập trên các tạp chí. Nhiều người bỏ công sưu tầm chép lại in thành các tập thơ vịnh Kiều. Trong số đó có bản Kiều

chép tay lấy tên Tân Thanh quảng tập có chép tập thơ vịnh Kiều của Chu Mạnh

Trinh. Thái Kim Đỉnh cho biết “đây là bản do cụ Trần Sĩ Tỉnh ở xã Xuân Hoa phát hiện ở xã Tiên Điền, Nghi Xuân hiện lưu lại tủ sách gia đình ông Vũ Hồng Huy – Thái Kim Đỉnh phiên âm, thanh minh hiệu đính (chưa công bố)” [12, tr. 26] và cụ

Lê Đình Ân ở xã Yên Thành (Nghệ An) cũng phát hiện một bản tương tự nhưng đã phiên âm.

3.2.2.4. Sự góp mặt của Chu Mạnh Trinh

Cuộc thi này đã đem đến cho Chu Mạnh Trinh sự nổi tiếng và cả tai tiếng. Tai tiếng bởi người ta gán cho ông có hành động khiếm nhã, bất kính với thế hệ cha chú mình – nhà thơ Nguyễn Khuyến. Câu chuyện này đã được nhân rộng và trở thành giai thoại cho đến nay. Vẫn còn để ngỏ câu chuyện giữa Chu Mạnh Trinh và chủ khảo Nguyễn Khuyến kể rằng trong bản thảo Chu Mạnh Trinh viết:

Minh thịnh nay đời thánh đế Ít phường gái hiếu ối quan liêm

Nguyễn Khuyến rất thích chữ “ối” vì nó hàm tính hài hước mỉa mai cái sự “minh thịnh” của “đời thánh đế” đương thời. Nhưng khi bài thơ được đưa vào vòng chung khảo, sợ húy kị gì đó đối với nhà vua và các quan lại trong triều Chu Mạnh Trinh đã xin chữa thành:

Minh thịnh nay đời thánh đế

Nào phường gái hiếu với quan liêm

(Hồi thứ 6. Vương ông được tha)

Chữa như vậy sẽ là an toàn cho tác giả nhưng ý thơ lại trở lên nhạt nhẽo, nhẹ bỗng. Nguyễn Khuyến không hài lòng về động thái này thì trong bài vịnh Sở Khanh Chu Mạnh Trinh lại viết:

Làng nho người cũng coi ra vẻ Bợm xỏ ai ngờ mắc phải tay

Tránh húy kị với vua quan nhưng lại mạt sát các nhà nho không màng chức tước điều này đã khiến cụ Tam nguyên thực sự nổi giận, cụ đã hạ bút phê ngay bên lề bản thảo:

Rằng hay thì thật là hay Đem nho đối xỏ lão này không ưa

Từ câu chuyện chấm thi như vậy đã sinh ra giai thoại “tạ hoa trà cho Nguyễn Khuyến” không biết ai là chủ nhân của chậu hoa trà mà đến nay Chu Mạnh Trinh vẫn mắc hàm oan. Vì đây là cuộc thi có chấm giải nên các bài thi gửi về trong chừng mực nào đó có phần bị gượng ép về mặt cảm xúc, hạn chế tư tưởng nhưng có

thể nói qua các sáng tác ngâm vịnh Kiều của Chu Mạnh Trinh đã thể hiện một thái độ, tình cảm chân thật và những chính kiến của mình đối với nhân vật trung tâm là Thúy Kiều.

Một phần của tài liệu Chu mạnh trinh trong đời sống văn hóa và văn học việt nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (Trang 61 - 65)