Môi trường đô thị hóa thực dâ n– tiền đề của sự phục hồi hát nó

Một phần của tài liệu Chu mạnh trinh trong đời sống văn hóa và văn học việt nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (Trang 48 - 50)

B. NỘI DUNG

3.1.1.Môi trường đô thị hóa thực dâ n– tiền đề của sự phục hồi hát nó

nửa cuối thế kỉ XIX.

Môi trường đô thị có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của văn chương, đặc biệt là sự ra đời, phát triển của thể loại hát nói. Trên phương diện công chúng và lực lượng sáng tác thì hát nói đến Nguyễn Công Trứ được coi là hoàn thiện bởi thời đại Nguyễn Công Trứ tính chất đô thị mới thực sự rõ rệt. Đến giữa thế kỉ XIX hát nói đột ngột bị đứt đoạn do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: Pháp xâm lược. Nhưng từ những năm cuối thế kỉ XIX khi môi trường đô thị hóa mang tính thực dân xuất hiện hát nói lại có cơ hội phục hồi. Bằng chứng là hệ thống giao thông thông suốt kéo theo đó nhiều tỉnh lị, huyện lị được mọc lên bên cạnh những trục đường giao thông lớn nhỏ. Một số giáo phường di chuyển ra tỉnh để mở nhà

hát. Theo Việt Nam ca trù biên khảo: “ở Trung Việt thì Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh

hát, ở Nam Định trước cô đầu mở nhà hát ở phố Hàng Thao, sau thiên xuống Ngã Sáu; tại Hà Nội trước có Hàng Giấy, ấp Thái Hà, sau đến Khâm Thiên, Ngã Tư Sở, Vạn Thái, Chùa Mới, Cầu Giấy, Kim Mã, Văn Điển, Gia Quất đều là nơi cô đầu tụ

tập” [9, tr. 105]. Còn ở sách Cuộc thử nghiệm về hát Ả đào thì vào những năm 20 của thế kỉ XX xung quanh Hà Nội có hơn 2000 nhà hát cô đầu; báo Trung Bắc chủ nhật số 129 (1942, tr.18) nói ngoại ô Hà Nội có 216 nhà hát và gần 2000 cô đầu.

Nơi đó trở thành tụ điểm của các văn nhân thi sĩ yêu ca trù, ưa sáng tác hát nói như

một nơi để giải phóng tâm lí ngổn ngang. Theo nhà văn Tô Hoài trong Chuyện cũ Hà Nội thì phố Hàng Giấy là phố ả đào cổ nhất Hà Nội. Không riêng gì Hà Nội các

tỉnh lân cận thì các tư gia, nhà trò đã mọc lên theo sự mở rộng của đô thị thực dân. Hưng Yên là tỉnh nằm ở tả ngạn sông Hồng cách Hà Nội 20km. Điều đặc biệt là hai nơi này luôn có sự thông thương, lưu chuyển với nhau thông qua hệ thống các bến sông, bến chợ bằng đường thủy nên ảnh hưởng tác động qua lại đến nhau rất nhanh nhạy. Hơn nữa Hưng Yên từng là nơi sầm uất có các bến chợ, thương điếm quan hệ buôn bán với nước ngoài. Từ thế kỉ XV phố Hiến đã là đô thị lớn thứ 2 ở Đàng Ngoài là trung tâm buôn bán trao đổi hàng hóa cả trong nước và quốc tế. Đã rất nhiều câu ca về sự sầm uất nổi tiếng của Phố Hiến:

Thứ nhất kinh kì thứ nhì Phố Hiến

Hay trong văn bia chùa Thiên Ứng, dựng năm Vĩnh Tộ thứ 7 (năm 1625) ghi: “Phố Hiến nổi tiếng trong bốn phương là một tiểu thương Tràng An” [5]. Tuy đến cuối thế kỉ XIX Phố Hiến đã suy thoái thành tỉnh lị nhưng sự phát triển đã có lịch sử của một đô thị vẫn được tiếp nối. Các mạng lưới chợ vẫn rất sầm uất, giao thông vẫn được mở rộng trong chính sách phục vụ khai thác của chính quốc. Đặc biệt con người phố thị vẫn là cái gốc của cư dân Phố Hiến.

Ngoài ra sắc thái đô thị thời kì này đã trở nên khác trước. Tại các đô thị tập trung một phức thể đa dạng dân cư thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau như: quan lại, quý tộc, nho sĩ, thợ thủ công, tư sản, ca kĩ, viên chức… Trong thiết chế kinh tế xã hội đặc thù của đô thị, tâm lí của họ thường phóng khoáng và hoạt bát hơn cùng với những lối sống thường đi ra ngoài chuẩn mực xã hội cổ truyền Khổng giáo. Phải đối diện với cái cũ, cái mới họ đương nhiên mang nhiều tâm trạng khác nhau với nhu cầu giãi bày rất lớn. Bên cạnh đó tâm trạng bất an, bất lực của thân

phận vong quốc có lẽ cũng là một nguyên cớ khiến họ đi tìm những phương thức xoa dịu, lãng quên. Cũng vì vậy hát nói có điều kiện vực dậy trong một tâm lí tiếp nhận mới.

Như vậy đô thị hóa đã không đóng kín trong phạm vi ở đất kinh kì mà đã lan rộng ở các tỉnh vùng biên, kéo theo sự phát triển, lan rộng và ít nhiều biến thái của hát nói cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Một phần của tài liệu Chu mạnh trinh trong đời sống văn hóa và văn học việt nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (Trang 48 - 50)