CHƯƠNG 5: NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập của công ty XNK TNHH Hải Nam trong giai đoạn 2009 đến 2013 và giải pháp cho công ty giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá (Trang 65 - 67)

nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ khi nào có một đồng tiền chung cho Việt Nam và các quốc gia tham gia xuất nhập khẩu thì có lẽ tỷ giá sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhưng việc thống nhất đồng tiền chugn là vấn đề phức tạp và mang tính khách quan, cho nên tỷ giá vẫn là mối quan tâm hàng đầu đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

CHƯƠNG 5: NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢXUẤT KHẨU XUẤT KHẨU

Có thể nói rủi ro về tỷ giá trong hoạt động XNK là loại rủi ro thường xuyên và đáng lo ngại nhất đối với các công ty hoạt động XNK. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ khiến cho hiệu quả hoạt động XNK của công ty bị ảnh hưởng đáng kể. Thế nhưng, trên thực tế, rất ít doanh nghiệp ở Việt Nam có cái nhìn đúng đắn về rủi ro tỷ giá nên chưa có sự quan tâm đúng mức. Qua những phân tích ở trên, chúng ta cũng đã thấy được biến động của tỷ giá hối đoái tác động thế nào đến kết quả hoạt động XNK của công ty. Trong hiện tại, tỷ giá đang có xu hướng tăng làm tăng doanh thu, nhưng đồng thời cũng làm tăng chi phí NK. Tuy nhiên, trong tương lai tỷ giá có thẻ giảm, khi đó sẽ bất lợi cho công ty. Như vậy công ty cần phải sử dụng những giải pháp phòng tránh rủi ro về tỷ giá. Do đó, đề tài sẽ trình bày một số giải pháp sau nhằm giúp công ty XNK có thể giảm thiểu rủi ro về tỷ giá. Bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn và công cụ phái sinh khác, các doanh nghiệp có thể phòng tránh được rủi ro về tỷ giá cho hoạt động XNK của doanh nghiệp mình. Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam và ở công ty TNHH Hải Nam.

Trên thị trường tài chính ở Việt Nam, các nghiệp vụ phái sinh bắt đầu xuất hiện khoảng 5 năm trước đây và đến nay nhiều loại công cụ phái sinh đang được thực hiện.

Tuy nhiên, cơ sở pháp lý của các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ, số lượng các giao dịch còn ít và chưa phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn thấp, trên thị trường thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Bên cạnh đó các nhà môi giới, các nhà đầu cơ còn quá ít trên thị trường tiền tệ. Sự kém phát triển của thị trường phái sinh là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam. Khi mà rủi ro luôn là bạn đường của các công ty XNK, các nhà đầu tư ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, phát triển thị trường thì các nghiệp vụ phái sinh được xem là lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của thị trường đối với những nhà đầu tư. Vì vậy phát triển thị trường phái sinh là rất cần thiết hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít doanh nghiệp có sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, mà chủ yếu là sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Còn các công cụ phái sinh phức tạp hơn chẳng hạn như hợp đồng quyền chọn hầu như ít có doanh nghiệp nào sử dụng. Nguyên nhân của thực trạng trên là do mức am hiểu của doanh nghiệp về các sản phẩm phái sinh còn yếu kém, kế đến là khung pháp lý của nhà nước. Nhà nước chưa có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các công cụ phái sinh, chưa có quy định cụ thể về các sản phẩm phái sinh và do bản thân của các chủ doanh nghiệp không khuyến khích nhân viên của mình sử dụng các công cụ này.

Như phần phân tích trên, tại công ty TNHH Hải Nam, tỷ giá tăng qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2014 đã tác động thuận lợi đến kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, đến doanh thu xuất khẩu và lợi nhuận xuất khẩu.

Tuy nhiên, yếu tố tỷ giá vẫn là yếu tố không thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp, cho nên cũng lắm khi biến động của nó gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp (thường là bên đối tác) gọi là rủi ro tỷ giá. Vì vậy, khi tham gia ký hợp đồng ngoại thương muốn chủ động nắm được tỷ giá giao dịch và hạn chế biến động gây thiệt hại thông thường các bên thực hiện các biện pháp sau:

5.1.1 Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn

Việc mua bán ngoại hối mà tỷ giá được xác định ngay lúc ký hợp đồng, nhưng việc giao ngoại tệ sẽ được thực hiện sau đó một thời gian xác định chẳng hạn như: 1 tháng, 2 tháng hay lâu hơn. Để tránh những rủi ro có biến động tỷ giá gây nên, các nhà xuất nhập khẩu quy định với Ngân hàng phục vụ mình 1 tỷ giá ở thời điểm cố định để mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ cố định.

Ở Việt Nam, nghiệp vụ này NHNN khống chế thời hạn và tỷ giá mua bán trong các hợp đồng kỳ hạn. Từ năm 2002 đến nay, NHNN VN quy định: giao ngay với biên +/- 0.25% tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó do NHNN công bố43, kỳ hạn tối thiểu 7 ngày, tối đa 180 ngày44.

Đối với khi doanh nghiệp XK, khi có một hợp đồng XK hàng hóa trong tương lai, thu về một khoản ngoại tệ trong tương lai. Nhưng doanh nghiệp không biết tới thời điểm đó, tỷ giá sẽ biến động như thế nào, nếu tăng thì quá tốt cho doanh nghiệp, nhưng nếu giảm, doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Chính vì sợ bị rủi ro khi tỷ giá giảm, nên doanh nghiệp cần phải cố định khoản phải thu trong tương lai bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn thì doanh nghiệp sẽ được bán một số lượng ngoại tệ nhất định với một tỷ giá nhất định trong tương lai, như vậy doanh nghiệp sẽ không phải lo sợ rằng tỷ giá tăng hay giảm nữa.

Còn đối với khi doanh nghiệp NK, khi muốn mua hàng hóa trong tương lai, phải trả một số lượng ngoại tệ trong tương lai. Nhưng doanh nghiệp không biết tới thời điểm đó tỷ giá sẽ biến động như thế nao, nếu giảm thì doanh nghiệp sẽ được lợi, còn nếu tăng thì sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Vì vậy mà doanh nghiệp cần phải cố định khoản phải trả của mình trong tương lai bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn doanh nghiệp sẽ được mua một số lượng ngoại tệ nhất định với một mức giá xác định trong tương lai, như vậy doanh nghiệp sẽ không phải lo sợ rằng tỷ giá tăng hay giảm nữa.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập của công ty XNK TNHH Hải Nam trong giai đoạn 2009 đến 2013 và giải pháp cho công ty giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá (Trang 65 - 67)