ĐOẠN 2009 – 2014 3.1 Giới thiệu công ty TNHH Hải Nam
3.2.2 Biến động tỷgiá năm 2010 và năm
Năm 2010 tiếp tục chứng kiến các xu hướng tương tự trên thị trường ngoại hối như trong năm 2009. Cụ thể là các NHTM vẫn tiếp tục đặt tỷ giá tại trần biên độ của tỷ giá chính thức trong hầu hết các tháng trong năm và khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do có lúc đã tăng lên những mức cao chưa từng có vao cuối năm 2010.
Do các áp lực vẫn tiếp tục tăng cao dù NHNN đã có nhiều nỗ lực vào cuối năm 2009, đến ngày 11/2/2010, NHNN đã phải tăng tỷ giá chính thức từ 17,941 VND/USD lên 18,544 VND/USD, tương đương với việc phá giá 3,3%. Cùng với việc nâng tỷ giá này, NHNN đã thực hiện hàng loạt các biên pháp hành chính nhằm giảm áp lực lên thị trường ngoại hối. Kết quả là, trong sáu tháng đầu năm 2010 tín dụng ngoại tệ đã tăng 27% trong khi tín dụng VND chỉ tăng 4,6%. Đồng thời, kiều hối và các khoản giải ngân FDI, ODA và FII đều tăng lên trong hai quý đầu của năm 2010 so
với cùng kỳ năm 2009 khi còn khủng hoảng. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần tăng cung và giảm cầu ngoại tệ, nhờ đó giảm khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá chính thức trong quý II và nửa đầu quý III/2010 (xem biểu đồ 3-2).
Tuy nhiên, các NHTM tiếp tục đặt giá ở mức trần hoặc gần trần biên độ của tỷ giá chính thức. Và từ đầu tháng 7/2010, tỷ giá thị trường tự do lại bắt đầu tăng lên dù lúc đầu chỉ tăng chậm. Những xu hướng này phản ánh kỳ vọng của thị trường ngoại hối về sự phá giá của VND. Nguyên nhân của kỳ vong này là: (i) cung ngoại tệ tăng chủ yếu do các doanh nghiệp tận dụng chênh lệch lãi suất giữa tiền gửi ngoại tệ và tiền gửi VND; (ii) nhiều biện pháp hành chính của NHNN chỉ mạng tính tạm thời và có thể bị đảo ngược; (iii) lo lắng về việc cầu ngoại tệ sẽ tăng cao khi nhiều khoản vay ngoại tệ của các doanh nghiệp nhằm tận dụng chênh lệch lãi suất sẽ đến hạn; (iv) hành vi đầu cơ của người dân do sụt giảm niềm tin vào tiền đồng.
Có lẽ do nhận thức được những mối đe dọa, vào ngày 17/8/2010, NHNN đã đột ngột tăng tỷ giá thêm 2.1% lên 18,932 VND/USD mặc dù lúc đó áp lực thị trường vẫn chưa rõ ràng và khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá chính thức vẫn đang ở mức thấp khoảng 500 VND/USD.
Tỷ giá thị trường tự do cuối năm 2010 và đầu năm 2011 vẫn đứng ở mức cao. Nguyên nhân thứ nhất cho tình trạng này là do hầu hết các biên pháp của NHNN, nhất là đối với thị trường vàng chỉ mang tính tạm thời. Thứ hai, dự trữ ngoại hối đã liên tục giảm sút từ năm 2009 và do đó tuyên bố của NHNN về việc cung ngoại tệ ra thị trường không được hoàn toàn đảm bảo. Thứ ba, lạm phát tăng cao và vẫn tiếp tục đà tăng. Thứ tư, thâm hụt thương mại năm 2010 vẫn cao ở mức 12,4 tỷ USD. Tình trạng này còn trầm trọng hơn do các hoạt động đầu cơ.
Không thể tiếp tục duy trì tỷ giá, NHNN đã tuyên bố mức phá giá cao nhất trong lịch sử (9,3%) vào đầu tháng 2/2011, nâng tỷ giá chính thức lên 20,693 VND/USD và giảm biên độ xuống còn +/- 1%. Những động thái này cho thấy NHNN đã bớt cứng nhắc và đã vận động theo thị trường tốt hơn35.
35 Báo cáo nghiên cứu RS – 01 – Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000 – 2011: Mức độ sai lệch và tác động đối vớixuất khẩu – NXB Tri Thức – Năm 2013 – Trang 24 – 27 xuất khẩu – NXB Tri Thức – Năm 2013 – Trang 24 – 27
3.2.3 Biến động tỷ giá năm 2012
Biểu đồ 2-3 Tỷ giá và biến động tỷ giá giai đoạn 2012 - 2014
Nguồn: www.sbv.gov.vn (Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam)
Vào đầu năm 2012, tỷ giá duy trì ổn định với biến động không quá +/-1% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nếu như năm 2008 giá USD (tỷ giá VND/USD) tăng 6.31%; năm 2009 tăng tới 10.07%, năm 2010 tăng 9.68% thì năm 2011 chỉ tăng 2.2% và năm 2012 đã giảm gần 1%. Trong 6 tháng đầu năm 2012 tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng nhẹ, còn 6 tháng cuối năm giảm, tính chung cả năm tỷ giá giảm gần 0,88% (Biểu đồ 3-4).
Giai đoạn 1: Từ tháng 1- 6/2012, tỷ giá tăng nhẹ. Trong 6 tháng đầu năm diễn
biến tỷ giá VND/USD diễn ra ổn định với chiều hướng tăng nhẹ khoảng 0,55%. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng (BQLNH) tiếp tục được duy trì ở mức 20.828 VND/1 USD. Tỷgiágiao dịch của ngân hàng thương mại (NHTM) sau một thời gian duy trìởmức kịch trần biên độđãđược các ngân hàng điều chỉnh giảm dừng ởmức 20.860 - 20.920 VND/USD vào thời điểm cuối tháng 6/2012.
Riêng những ngày đầu tháng 6/2012, các NHTM đồng loạt nâng giá bán ra USD kịch trần và duy trì trạng thái này gần một tuần, sau đó đã được các ngân hàng điều chỉnh giảm trở lại. Diễn biến tỷgiátrên thịtrường “chợ đen” bám sát diễn biến tỷ
giá giao dịch của NHTM, chênh lệch giữa hai thị trường này chỉ còn ở mức từ 20 - 70 VND/1USD – một sự chênh lệch không đáng kể nếu so với năm 2011 trung bình mức chênh lệch là 1.000 - 2.000 VND/1 USD.
Biểu đồ 2-4 Tỷ giá VND/USD năm 2012
Giai đoạn 2: Từ tháng 7 - 12/2012, tỷ giá giảm dần. Xu hướng biến động tỷ giá
VND/USD duy trì ở mức độ ổn định và giảm dần. Những quyết sách rõràng vàminh bạch của NHNN trong công tác điều hành chính sách tỷgiá, cùng với diễn biến khảquan của cung - cầu ngoại tệtrong nền kinh tế, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể trong nửa đầu năm 2012 tiếp tục duy trì xu thế ổn định vào cuối năm.
Tháng 8/2012, tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do có tăng nhẹ và kéo dài khoảng cách chênh lệch với tỷ giá giao dịch của các NHTM ở mức gần 70 VND/1USD, nhưng sang tháng 9 bắt đầu xu hướng giảm dần đều cho tới cuối năm 2012 khi xoay quanh mức 20.850 – 20.870/VND/1USD. Tỷ giá BQLNH vẫn được duy trì một đường kẻ thẳng kể từ ngày 24/11/2011 cho đến nay36.