Mối quan hệ giữa tỷgiá thủy hải sản và tỷgiá thực tế

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập của công ty XNK TNHH Hải Nam trong giai đoạn 2009 đến 2013 và giải pháp cho công ty giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá (Trang 62 - 65)

40 Tính đến nửa đầu tháng 11/2011, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 325,986 triệu USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm ngoái Nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng đang có chiều hướng tăng tích cực trong những tháng cuố

4.4.2Mối quan hệ giữa tỷgiá thủy hải sản và tỷgiá thực tế

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, hàng đông lạnh luôn và hàng khô luôn chiếm tỷ trọng cao trên 50% cho nên sự thay đổi trong kim ngạch hàng đông lạnh và hàng khô (lấy bình quân gia quyền) sẽ tác động mạnh mẽ đến tổng kim ngạch xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu. Phần phân tích này sẽ làm rõ mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán, kim ngạch và tỷ giá thực tế chuyển đổi.

Trước khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần tiến hành nhiều bước phân tích, từ phân tích thị trường xuất khẩu như: nhu cầu của thị trường, lợi nhuận đã có từ các năm trong quá khứ. Trong đó có một phần phân tích rất quan trọng có liên quan đến giá mua sản phẩm, giá bán sản phẩm đó bằng ngoại tệ nhằm ước đoán khá chính xác lợi nhuận thu về từ hoạt động xuất khẩu đó chính là tỷ giá xuất khẩu.

Doanh nghiệp sẽ so sánh với tỷ giá hiện hành trên thị trường ngoại tệ, hay chính xác là tỷ giá mua USD của ngân hàng mà doanh nghiệp giao dịch. Nếu:

+ Tỷ giá xuất khẩu > tỷ giá mua USD của ngân hàng giao dịch: Điều này có nghĩa là số VND bỏ ra ban đầu để sản xuất nhiều hơn số tiền VND thu về từ chuyển đổi ngoại tệ. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị lỗ.

+ Ngược lại, khi tỷ giá xuất khẩu < tỷ giá mua USD của Ngân Hàng: Điều này có nghĩa là số VND bỏ ra ban đầu để sản xuất ít hơn số VND thu về từ chuyển đổi ngoại tệ. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có lời.

Cho nên, tỷ giá xuất khẩu càng nhỏ hơn so với tỷ giá mua ngoại tệ thì càng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đôi khi việc trao đổi mua bán sẽ chậm hơn so với ngày căn cứ tỷ giá. Vì vậy, tỷ giá hiện thời chỉ là số liệu tham khảo nhằm ước đoán lợi nhuận mà thôi. Để đi vào hoạt động cụ thể, ta có bảng số liệu sau:

Bảng 3-9 So sánh tỷ giá xuất khẩu gạo và tỷ giá VND/USD giai đoạn 2009 -2014

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014

1. Giá vốn hàng bán

(1000đ/tấn) 147304 160113 184038 185897 195681 201,733 Giá xuất bình quân (USD/tấn) 8755.33 9026.1 9210.3 9695.1 10099 10305 Tỷ giá xuất khẩu (VND/USD) 16,825 17,739 19,982 19,174 19,376 19,576 Tỷ giá VND/USD hiện hành 17,050 18,573 20,388 20,828 20,932 21,141

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Công Ty TNHH Hải Nam

Trong quá trình thu thập số liệu có một số chênh lệch như sau:

+ Do sản phẩm sản xuất, thu mua và xuất khẩu có nhiều loại khác nhau, đồng thời xuất bán qua nhiều thị trường khác nhau, nên sẽ có từng loại giá khác nhau với từng số lượng cũng khác nhau, cách tính giá thu mua và giá xuất bán ở trên chỉ mang tính bình quân. Cho nên số liệu sẽ không mang tính tuyệt đối, nhưng con số tổng giá vốn và kim ngạch là được cung cấp từ công ty.

+ Tỷ giá VND/USD thực tế từng thời điểm cũng là những số liệu bình quân bởi tỷ giá luôn biến động theo từng giờ, từng tháng. Ta lấy số liệu bình quân để có cách nhìn một cách khái quát hơn.

Vì phần phân tích này chỉ chú trọng vào mối quan hệ giữa tỷ giá xuất khẩu và giá thực tế, xem xét trong kinh doanh xuất khẩu thì tỷ giá thực tế ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.

Nhận xét:

Qua các năm ta nhận thấy tỷ giá XK < tỷ giá thực tế: Điều này chứng tỏ rằng trong việc hoạch định và kinh doanh xuất khẩu gạo luôn đem về hiệu quả cho doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

+ Giá vốn hàng bán và giá xuất khẩu qua nhiều năm có sự thay đổi:

Năm 2009, giá vốn hàng bán là 147304 ngàn đồng/ tấn, với giá xuất khẩu là 8755.33 USD/ tấn, tỷ giá xuất khẩu là 16,825 VND/USD nhỏ hơn tỷ giá thực tế là 17,050 VND/USD. Vậy nên, nếu đánh giá hiệu quả xuất khẩu trong năm này, doanh nghiệp thu lời.

Sang năm 2010, giá vốn hàng bán tăng lên 160113 ngàn đồng/ tấn do lạm phát chung của nền kinh tế làm cho giá sản xuất tăng lên, với giá xuất khẩu là 9026.1 USD/ tấn, tỷ giá xuất khẩu là 17,739 VND/USD vẫn nhỏ hơn tỷ giá thực tế là 18,573 VND/USD. Trong năm này kinh doanh xuất khẩu vẫn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đến năm 2011, giá vốn hàng bán tiếp tục tăng lên 184038 ngàn đồng/ tấn do giá cả nguyên nhiên vật liệu cũng như giá thu mua tăng, với giá xuất khẩu là 9210.3 USD/ tấn, tỷ giá xuất khẩu là 19,982VND/USD nhỏ hơn tỷ giá VND/USD hiện hành là 20,388 VND/USD. Vì vậy, trong năm này, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận.

Tương tự như vậy, các năm 2012, 2013, 2014, tỷ giá xuất khẩu của doanh nghiệp đều nhỏ hơn tỷ giá VND/USD hiện hành, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận.

Từ những năm phân tích ở trên, có thể thấy rằng tác động của tỷ giá VND/USD đã tác động thuận lợi đến doanh thu xuất khẩu và kế hoạch xuất khẩu. Sự tăng lên của

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập của công ty XNK TNHH Hải Nam trong giai đoạn 2009 đến 2013 và giải pháp cho công ty giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá (Trang 62 - 65)