Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ

Một phần của tài liệu TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG III THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ

3.1.Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ

3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ lộ

Mức độ áp dụng luật hình sự để xử lý các vụ phạm tội nhận hối lộ còn rất thấp so với tình hình thực tế do tính phức tạp của tội phạm này. Những con số thống kê về số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội phạm nhận hối lộ trong thời gian 10 năm từ năm 2002 đến năm 2011 và số liệu thống kê về số vụ án, số bị cáo được Tòa án thụ lý và số vụ án, số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 có thể phản ánh phần nào thực tế đó.

Bảng 1: Tổng số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội nhận hối lộ (2002 – 2011):

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số Số vụ 24 1 30 17 34 42 39 19 17 18 241

Số bị

cáo 78 9 118 38 85 124 123 37 36 34 682

Bảng 2: Tổng số vụ án, số bị cáo bị mà Tòa án thụ lý và tổng số vụ án, số bị cáo được đưa ra xét xử sơ thẩm về tội nhận hối lộ (2009 – 2011):

Năm 2009 2010 2011 Tổng số Thụ lý Số vụ 30 32 28 90 Số bị cáo 82 100 60 242 Xét xử sơ thẩm Số vụ 19 17 18 54 Số bị cáo 37 36 34 107

Thống kê cho thấy trong ba năm qua, từ năm 2009 đến năm 2011, Tòa án đã thụ lý 90 vụ với 242 bị cáo về tội nhận hối lộ nhưng chỉ đưa ra xét xử sơ thẩm 54 vụ với 107 bị cáo. Như vậy, tỉ lệ số vụ được đưa ra xét xử sơ thẩm so với số vụ mà Tòa án thụ lý chỉ là 60% và tỉ lệ số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm so với số bị cáo trong các vụ án được tòa án thụ lí chỉ là hơn 44%. Những con số này phản ánh một

thực tế là trong quá trình từ khi thụ lý vụ án cho đến khi đưa được một vụ án về tội nhận hối lộ ra xét xử sơ thẩm đã gặp rất nhiều khó khăn.

Nhìn chung, việc xử lí tội phạm nhận hối lộ trong thời gian qua đã được thực hiện đúng pháp luật. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng các cơ quan tố tụng đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ do luật pháp quy định trong việc phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm nhận hối lộ, đảm bảo xác định đúng người đúng tội. Trong hoạt động xét xử, Tòa án nhân dân cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan bảo vệ pháp luật khác đã nỗ lực trong việc xét xử công minh và áp dụng hình phạt tương ứng đối với những người phạm tội nhận hối lộ. Để đảm bảo xác định đúng người đúng tội, trong nhiều vụ án Tòa án đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc hủy bản án để cho điều tra lại, có những vụ án phức tạp còn phải xét xử nhiều lần. Điều đó cho thấy công tác áp dụng pháp luật hình sự để điều tra, truy tố và xét xử loại tội phạm nguy hiểm và phức tạp này đã có những tiến bộ rõ rệt. Việc áp dụng luật hình sự đối với tội nhận hối lộ đã được thực hiện khá thận trọng, tỉ mỉ vì đây là loại tội phạm khó chứng minh, lại thường liên quan đến các đối tượng phạm tội là người có chức vụ cao và phải đảm bảo được uy tin cho Đảng và Nhà nước trong quá trình xét xử.

Đặc biệt trong thời gian vừa qua, việc xử lí tương đối triệt để và đưa ra xét xử nghiêm khắc một số vụ phạm tội nhận hối lộ có quy mô lớn, có tính chất phức tạp, có liên quan đến hoạt động phạm tội có tổ chức là một trong những thành công của công tác áp dụng pháp luật hình sự, phần nào đã có tác dụng phòng ngừa chung.

Các vụ án về nhận hối lộ đã bị truy tố nhìn chung được xét xử nghiêm minh và bị áp dụng hình phạt tương đối nghiêm khắc. Loại và mức hình phạt mà các bị cáo bị áp dụng ở một mức độ nhất định đã phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm mà họ thực hiện.

Cùng với việc áp dụng các hình phạt chính, một hình phạt bổ sung có tính chất và tác dụng phù hợp với tính chất của tội phạm nhận hối lộ là phạt tiền cũng

được tòa án áp dụng nhằm tăng cường tác dụng của hình phạt. Việc áp dụng các biện pháp tư pháp cũng được thực hiện trong các vụ án nhận hối lộ. Tòa án đã áp dụng triệt để biện pháp tư pháp tịch thu vật chất, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm theo quy định tại Điều 41 BLHS trong hầu hết các vụ án.

Việc quyết định hình phạt trong nhiều vụ án nhận hối lộ đã thể hiện được sự áp dụng đúng đắn các căn cứ quyết định hình phạt theo luật định. Những phân tích của tòa án trong nhiều bản án về phần quyết định hình phạt đã cho thấy sự cân nhắc kĩ càng, lập luận chắc chắn và có tính thuyết phục của cơ quan xét xử.

Bên cạnh những thành công của công tác áp dụng pháp luật hình sự xử lí các tội phạm về hối lộ, những hạn chế vẫn còn tồn tại:

Bảng 3: Thống kê xét xử phúc thẩm của Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội về tội nhận hối lộ theo Điều 279 BLHS (2000-2009):

Năm Số vụ Số bị cáo Giữ nguyên bản án sơ thẩm Sửa bản án sơ thẩm Hủy bản án sơ thẩm Rút kháng cáo Tăng hình phạt Giảm hình phạt Cho hưởng án treo 2000 3 15 6 0 9 0 0 0 2001 0 0 0 0 0 0 0 0 2002 3 10 7 1 0 1 0 1 2003 2 7 2 0 2 3 0 0 2004 4 35 28 0 3 0 0 4 2005 7 13 5 0 4 0 0 4 2006 3 12 9 0 1 1 0 1 2007 2 4 2 0 0 0 2 0 2008 2 12 1 0 7 4 0 0 Tổng số 26 108 60 1 26 9 2 10

Từ số liệu trên có thể thấy số lượng bản án sơ thẩm bị sửa và bị hủy để điều tra vẫn còn chiếm tỉ lệ khá lớn. Trong số đó chủ yếu bản án sơ thẩm được sửa theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo hoặc áp dụng hình phạt nhẹ hơn cho bị cáo hoặc cho bị cáo được hưởng án treo. Một số trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra bổ sung vì phát hiện thấy những chứng cứ được tòa án sơ thẩm sử dụng để buộc tội bị cáo không đủ sức thuyết phục.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người phạm tội nhận hối lộ vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy vẫn có nhiều trường hợp hành vi đã thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm tội nhận hối lộ song lại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hạn chế trong việc định tội danh đối với tội nhận hối lộ: trên thực tế đánh giá của các cơ quan tố tụng về các tình tiết của vụ án cùng với nhận thức của họ về các dấu hiệu pháp lí của tội nhận hối lộ đôi khi chưa thống nhất, thậm chí là rất khác nhau, điều đó dẫn đến tình trạng có một số vụ án viện kiểm sát đề nghị truy tố tội này nhưng tòa án khi xét xử lại thấy đó là tội phạm khác và sự khác nhau về quan điểm giữa các cơ quan này dẫn đến việc hồ sơ vụ án bị tòa án trả lại rất nhiều lần đề nghị viện kiểm sát điều tra bổ sung. Ngoài ra, vẫn còn một số trường hợp nhầm lẫn giữa tội nhận hối lộ với những tội phạm khác. Trong một số trường hợp, hành vi chứa đựng những tình tiết phù hợp với những dấu hiệu cấu thành tội phạm về nhận hối lộ song lại bị truy tố hoặc bị xét xử về tội phạm khác. Vấn đề phổ biến nhất trong hoạt động định danh tội phạm nhận hối lộ là việc đối với những vụ án có tình tiết giống nhau hoặc rất giống nhau nhưng có tòa án xác định đó là tội nhận hối lộ, có tòa án lại xác định là tội phạm khác. Cụ thể là đối với hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn yêu cầu, đòi hỏi hoặc dọa nạt những người có liên quan nhất định để họ phải đưa tiền hoặc lợi ích vật chất, có tòa án định tội nhận hối lộ với tình tiết tăng nặng định khung “đòi hối lộ, sách nhiễu” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 279 BLHS, có tòa lại định tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 280 BLHS – tội phạm có một vài dấu hiệu tương tự trong cấu thành tội phạm. Việc áp dụng luật khác nhau này xuất phát từ chỗ trong cấu thành tội phạm của tội lạm dụng chức vụ quyền hạ chiếm đoạt tài sản cũng có dạng hành vi sử dụng vị trí công tác hoặc quyền hạn của mình để đe dọa người khác và chiếm đoạt tài sản của họ. Vì cấu thành tội phạm của tội nhận hối lộ chưa thể hiện rõ tình đặc trưng của các dấu hiệu pháp lí được phản ánh để phân biệt với cấu thành tội

phạm của tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản nên đã dẫn đến nhận thức thiếu thống nhất của các tòa án. Sự thiếu thống nhất này lại dẫn đến một vấn đề khác là nếu người nhận lợi ích trong những trường hợp trên bị định tội nhận hối lộ thì người đưa sẽ bị truy cứu về tội đưa hối lộ, song nếu người nhận bị định tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì người đưa sẽ được coi là không có tội.

Việc bỏ qua không xác định hoặc xác định chưa chính xác các giai đoạn thực hiện tội phạm vẫn còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật về tội nhận hối lộ. Một vài trường hợp phạm tội nhận hối lộ chưa được coi là hoàn thành nhưng cơ quan xét xử đã không đề cập đến và quyết định hình phạt vẫn giống như trường hợp tội phạm đã hoàn thành dẫn đến hình phạt được tuyên có phần quá nghiêm khắc so với mức độ nguy hiểm của tội phạm.

Việc xác định khung hình phạt không chính xác hoặc quyết định hình phạt chưa tương xứng với tính chất, mục đích nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cũng là một hạn chế cần xét đến. Trước hết phải kể đến thực trạng cơ quan xét xử áp dụng khung hình phạt chưa chính xác, chủ yếu là do việc xác định không đúng giá trị “của hối lộ”. Bên cạnh đó đôi khi các cơ quan tố tụng còn chưa thống nhất trong việc xác định khung hình phạt cần áp dụng đối với người phạm tội. Có thể thấy rằng nhận thức của các cơ quan tố tụng về quy định của luật (về các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt) vẫn chưa có sự thống nhất. Một trong những nguyên nhân quan trọng chính là việc nhà làm luật không mô tả cụ thể dấu hiệu của các tình tiết tăng nặng liên quan đến hậu quả của tội nhận hối lộ, hơn nữa lại thiếu văn bản hướng dẫn áp dụng những tình tiết này. Thứ hai là việc quyết định hình phạt chưa phù hợp với tính chất và mục đích nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Hai xu hướng áp dụng hình phạt không tương xứng đang cùng tồn tại là áp dụng hình phạt nặng hơn hoặc áp dụng hình phạt nhẹ hơn so với tính nguy hiểm của tội phạm.

Trên thực tế, Tòa án rất ít áp dụng hình phạt bổ sung “cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định” và “phạt tiền” đối với bị cáo phạm tội nhận hối lộ [19, tr. 239]. Theo quy định tại khoản 5 Điều 279 BLHS thì người phạm tội nhận hối lộ bị áp dụng hình phạt bổ sung bắt buộc là “cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định” và có thể bị phạt tiền. Tuy nhiên trong thực tế, các hình phạt này hầu như không được áp dụng. Chỉ một số rất ít vụ án nhận hối lộ có áp dụng các hình phạt này. Ví dụ: Bị cáo Nguyễn Thị H – nguyên thẩm phán Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phạm tội nhận hối lộ đã bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ công chức nhà nước trong thời hạn ba năm kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù. Việc tòa án không áp dụng hình phạt bổ sung có tính chất bắt buộc “cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định” vừa thể hiện sự thiếu tuân thủ triệt để pháp luật hình sự vừa đánh mất ý nghĩa của việc quy định hình phạt này đối với tội phạm nhận hối lộ. Hình phạt tiền với ý nghĩa tước đi lợi ích vật chất mà người phạm tội thụ hưởng rất ít khi được áp dụng trong các vụ án nhận hối lộ.

Một phần của tài liệu TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ (Trang 36 - 41)