Sự phát triển của các ngành công nghiệp như: khai thác, chế biến than, hóa chất, vật liệu xây dựng v.v luôn đi kèm theo là hiện tượng ô nhiễm không khí. Bụi từ các bãi cát ven biển, từ các công trình xây dựng, sự canh tác đất đai, do các phương tiện giao thông trên đường theo gió cuốn lên cũng là nguyên nhân ô nhiễm môi trường. Hậu quả là môi trường bị ô nhiễm và cách điện của các thiết bị cũng bị nhiễm bẩn, mức cách điện bị suy giảm, tác động nguy hiểm đối với cách điện là các loại bụi có chứa silic và ô xít sắt, loại bụi này có thể gây nối tắt cách điện, làm bẩn bề mặt, tăng quá trình han rỉ các cấu trúc kim loại. Đối với cách điện bị nhiễm bẩn dưới dạng bụi, hóa chất, sương muối… lên bề mặt cách điện cùng với điều kiện khí hậu không thuận lợi sẽ gây lên hiện tượng nối tắt từng phần hoặc toàn bộ chiều dài
dòng rò điện của cách điện. Và hậu quả sẽ là phóng điện qua bề mặt cách điện của thiết bị, tăng suất cắt điện.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp, nhà máy như KCN Tiền Phong, Nguyễn Đức Cảnh, Phúc Khánh, mỏ khí đốt Tiền Hải và một số xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Nồng độ bụi tại các khu vực này cao, gấp khoảng 3 lần TCVN. Riêng khu mỏ khí Tiền Hải và KCN Tiền Phong, hàm lượng SO2 cao hơn các nơi khác.
Theo báo cáo tổng hợp đánh giá hiện trạng môi trường ô nhiễm môi trường KCN năm 2009 cho thấy khu công nghiệp khí mỏ Tiền Hải, Cầu nghìn nồng độ khí thải CO, SO2, NH3, bụi và độ ồn đều vượt tiêu chuẩn cho phép; nước thải tại một số điểm thải từ khu công nghiệp có các thông số SS, COD, BOD5, coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 10 lần [21].
Hình 3.2.3. Ảnh hưởng của môi trường đến cách điện đường dây