Đặc tính nguồn nhiễm bẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đối với cách điện composite đường dây 110kv trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 34 - 36)

Nguồn nhiễm bẩn nguy hiểm đối với cách điện đường dây trên không có thể chia ra làm hai nhóm:

- Nguồn nhiễm bẩn tự nhiên: là những chất bẩn xuất hiện tự nhiên không có sự tác động của con người, như nước nhiễm mặn, đất nhiễm mặn, lông và phân gia cầm....

- Nguồn nhiễm bẩn nhân tạo: là những chất bẩn xuất hiện trong quá trình sản xuất, hoạt động của con người, như khai thác, vận chuyển khoáng sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, hóa chất....

Đặc tính quan trọng của nguồn nhiễm bẩn là tỷ lệ các chất trong thành phần bụi bẩn, các đại lượng này có thể xác định bằng tính toán hoặc đo đạc trực tiếp. Để so sánh các nguồn nhiễm bẩn và xác định vùng ảnh hưởng của chúng đến cách điện của đường dây trên không, việc đo đạc tính các chất nhiễm bẩn từ khí quyển có ý nghĩa quan trọng, những đợt đo như vậy được tiến hành bởi các cơ quan chuyên ngành (địa vật lý, vệ sinh y tế, khí tượng thủy văn....)

Phương pháp cơ bản thu nhập chất bẩn là đặt cốc thu gom trong một thời gian xác định. Với các vật thu là các vật liệu hóa học trung tính có lỗ hổng không nhỏ hơn 200cm2 và chiều cao không nhỏ hơn 15 cm, các vật thu ngày phải được bố trí ở cách nguồn bẩn nhưng khoảng cách xác định (0,5; 1; 5km....). Số vật đo và hướng đo từ nguồn bẩn ở các vị trí khác nhau để xác định theo nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Người ta có thể thu nhập chất bẩn lạ bằng cách treo cách điện tại những vùng ô nhiễm mà có đường dây đi qua hoặc dự định có đường dây đi qua.

Đặc tính của nước mưa lấy từ các vị trí trên tuyến đường dây, không ít hơn 10 cơn mưa. Các bình thu được bố trí vào đầu mùa mưa và tháo sau khi thu được lượng mưa cần thiết.

Khi thu được chất bẩn loại lỏng và chất bẩn loại rắn từ khí quyển, để đo các đặc tính sau: độ dẫn suất khối dung dịch nhiễm bẩn p, mật độ nhiễm bẩn bề mặt trung bình của các chất không hòa tan MH, mật độ nhiễm bẩn trung bình của các chất bẩn hòa tan MP.

MH = PH/S (mg/cm2 đơn vị thời gian)

PH: Trọng lượng chất nhiễm bẩn không hòa tan (được xác định bằng trọng lượng của chất bẩn còn lại trên thiết bị lọc làm bằng giấy sau khi lọc dung dịch chất bẩn).

S: Diện tích cắt ngang của cốc thu.

Mật độ nhiễm bẩn bề mặt trung bình của các chất bẩn hòa tan xác định bằng công thức MP: PP/S (mg/cm2đơn vị thời gian).

PP: Trọng lượng chất nhiễm bẩn hòa tan (được xác định bằng lượng chất rắn còn lại sau khi cô đặc dung dịch chất bẩn).

S: Diện tích cắt ngang của cốc thu.

Để đo độ dẫn suất khối của chất nhiễm bẩn lỏng thu được trong cốc thu chất bẩn, người ta sử dụng dung dịch lọc chất nhiễm bẩn với dung tích 350 cm3. Để nhận được dung tích như trên người ta bổ sung nước cất hoặc làm bay hơi nước đi đến khi chỉ còn 50cm3. Từ các đặc tính nhiễm bẩn P, MH, MP nhận được trong quá trình đo đạc sẽ chọn giá trị lớn nhất phục vụ tính toán [1].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đối với cách điện composite đường dây 110kv trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)