Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đối với cách điện composite đường dây 110kv trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 66 - 68)

Tỉnh Thái Bình có tọa độ: 20°18′đến 20°44′độ vĩ bắc, 106°06′đến 106°39′độ kinh đông. Địa hình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%, độ cao phổ biến từ 1–2 m trên mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam. Thái Bình có bờ biển dài 52 km. Tỉnh có 4 con sông chảy qua: phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền từ 15 - 20 km.

Đường dây 110 kV khu vực Thái Bình dài 180,34 km gồm 10 đường dây 110kV được liên kết giữa các trạm biến áp 110kV: TP Thái Bình (E11.3), Long Bối (E3.3), Thái Thụy (E11.2), Hưng Hà (E11.4), Tiền Hải (A36), Vũ Thư (E11.5), Kiến Xương (E11.7) và trạm 220kV Thái Bình (E11.1) trải rộng trên địa bàn tỉnh. Địa hình nơi các đường dây 110kV đi qua chủ yếu là vùng đồng bằng, vùng duyên hải và các khu công nghiệp nhiệt điện, nhà máy sản xuất thép (khu công nghiệp Cầu Nghìn), các nhà máy sản xuất gạch men, sứ vệ sinh sử dụng than hóa khí thay cho nguồn khí đốt tự nhiên đã cạn kiệt (khu công nghiệp Long Hầu -Tiền Hải).

Tuyến đường dây 110kV chủ yếu chạy trong địa hình vùng đồng bằng nhiều mưa kèm theo dông sét, nhiệt độ trong ngày chênh lệch nhau không lớn, trị số điện trở nối đất của các cột điện đều đạt tiêu chuẩn.

Đặc điểm địa hình các đường dây 110kV đi qua.

TT Tên đường dây Chiều

dài(km) Đặc điểm địa hình

1

171E11.1 - 172E2.10 (Trạm 220kV Thái Bình – Hải Phòng

18,87

Địa hình chủ Địa hình chủ yếu là đồng bằng, ruộng trồng lúa, hoa màu. Đi qua các KCN Đông La, Đông Hưng, Cầu nghìn, Quỳnh Phụ. 2 171E11.1 - 172E2.10 (Trạm 220kV Thái Bình – Hải Phòng) 18,87 3 172E11.1 – 173E3.3 (Trạm 220kV Thái Bình – Long Bối) 2,78 Địa hình chủ yếu là đồng bằng, ruộng trồng lúa, hoa màu.

4

173E11.1 – 171E11.4 (220kV Thái Bình – Hưng Hà)

15,48 Địa hình chủ yếu là đồng bằng, ruộng trồng lúa và khu dân cư.

5 174E11.1 – 172E11.5 (220kV T.Bình-Vũ Thư) 15,14 Địa hình chủ yếu là đồng bằng, ruộng trồng lúa. 6 175E11.1 – 172E11.3 (220kV Thái Bình – TP Thái Bình)

22,98 Địa hình chủ yếu đi qua ruộng trồng lúa, KCN Phúc Khánh.

7 171E3.3 – 171E11.3

(Long Bối – Thái Bình) 12,57

Địa hình chủ yếu đi qua ruộng trồng lúa, KCN Phúc Khánh; Gia Lễ.

8 172E3.3 – 171A36

(Long Bối – Tiền Hải) 31,1

Địa hình chủ yếu đi qua cánh đồng trồng lúa, KCN Gia Lễ, Thanh Nê, KCN Tiền Hải và khu dân cư. 9 175E3.3 – 172E11.2

(Long Bối – Thái Thụy) 22,93 Địa hình chủ yếu cánh đồng trồng lúa, KCN Diêm Điền và khu dân cư.

10 171E11.5 – 171E3.7

(Vũ Thư – Nam Định) 15,1

Địa hình chủ yếu cánh đồng trồng lúa, KCN Tam Quang, KCN và đô thị Mỹ Tân – TP Nam Định.

11

Nhánh rẽ vào nhà máy thép Shengly - Việt Nam (mạch kép)

2,28 Đi trên ruộng trồng lúa và gần Nhà máy sản xuất thép Shengly.

Độ cao so với mặc nước biển (m) Hệ số độ bền cách điện 1000 1,00 1200 0,98 1500 0,95 1800 0,92 2000 0,90 2500 0,85

Bảng 3.2. Hệ số độ bền cách điện so với mặt nước biển.

Từ bẳng trên ta thấy càng lên cao áp suất, mật độ không khí giảm nên độ bền cách điện sẽ giảm tương ứng với độ cao làm việc của chúng so với mặt nước biển. Địa hình Thái Bình độ cao phổ biến từ 1đến 2 m trên mực nước biển. Theo bảng trên địa hình đường dây 110kV có độ cao trung bình so với mặt nước biển nhỏ hơn 1000 m nên độ bền cách điện không chịu sự ảnh hưởng của độ cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đối với cách điện composite đường dây 110kv trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)