Đặc tính lớp nhiễm bẩn cách điện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đối với cách điện composite đường dây 110kv trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 33 - 34)

Cùng với việc đo điện áp phóng điện khi giải quyết các vấn đề lựa chọn và vận hành cách điện trong vùng nhiễm bẩn thì việc xác định đặc tính lớp nhiễm bẩn cách điện trong điều kiện tự nhiên có ý nghĩa thực tiễn. Đối với các nước có hệ thống điện phát triển, việc đo đạc các đặc tính này đã được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học và thực tế vận hành.

khái niệm đầy đủ trạng thái bề mặt cách điện. Trong đó độ dẫn suất bề mặt được coi là tham số quyết định đến đặc tính phóng điện của cách điện. Tuy nhiên ở các cách điện có lớp nhiễm bẩn dầy và mỏng khác nhau nhưng có cùng độ dẫn suất bề mặt mà điện áp phóng điện lại có thể khác nhau, có nghĩa là mật độ nhiễm bẩn bề mặt có ảnh hưởng tới đặc tính phóng điện của cách điện [1].

Ngoài ra lớp nhiễm bẩn cách điện còn có đặc tính khác: - Điện trở toàn phần của cách điện R.

- Độ dẫn suất khối dung dịch nhiễm bẩn s - Độ muối của chất nhiễm bẩn 

Các đặc tính nhiễm bẩn có thể xác định trực tiếp trên cách điện đường dây trên không, cần tiến hành vào chu kỳ nhiễm bẩn cao nhất của các điện tức là trước thời kỳ làm sạch bề mặt của chúng bằng gió và mưa. Việc đo lần đầu tiên phải tiến hành không sớm hơn một năm sau lần làm sạch cách điện cuối cùng trong vận hành (lau hoặc rửa) và không sớm hơn một năm sau khi lắp đặt cách điện ở vùng tiến hành đo, các đợt đo tiếp theo cần tiếp tục ít nhất là hai năm và sau đó dừng lại không quan sát thấy sự tăng mật độ nhiễm bẩn và độ dẫn suất bề mặt.

Do sự nhiễm bẩn trên cách điện không đồng đều trong điều kiện tự nhiên, ở một số nước trên thế giới trong đó có Nga, tiến hành do hai dạng độ dẫn suất bề mặt R và S với :

R = K/R : dẫn suất bề mặt của cách điện bị nhiễm bẩn đồng đều, thực chất đây là xác định điện trở toàn phần.

K : Hệ số hình dạng cách điện.

S = (Sk.Sk)/S : dẫn suất bề mặt cách điện trong điều kiện tự nhiên được xác định bằng trọng lượng trung bình trên bề mặt cách điện.

S : Tổng diện tích bề mặt cách điện. Sk : Diện tích bề mặt vùng thứ k.

Sk : Dẫn suất bề mặt cách điện vùng thứ k.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đối với cách điện composite đường dây 110kv trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)