Qui định đối với khách hàng

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường (Trang 25)

2.I.2.I. Đối vói khách hàng bên trả tiền

Để đảm bảo thực hiện các khoản thanh toán đầy đủ, nhanh chóng, chủ tài khoản (bên trả tiền) phải luôn có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán trừ trường hợp được có thoả thuận “thấu chi20” với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Nhằm góp phần tháo gỡ những ách tắc tạm thời trong toàn bộ dây chuyền của cả hệ thống thanh toán, cơ chế thanh toán mới đã thừa nhận và quy định rõ thấu chi đó là việc tố chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấp nhận cho người sử dụng dịch vụ thanh toán được chi vượt số tiền mình có trên tài khoản thanh toán đến một mức nhất định khi sử dụng dịch vụ thanh toán. Đồng thời cơ chế mới cũng tạo điều kiện cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán tự thỏa thuận về hạn mức thấu chi với tư cách là khoản tín dụng cấp cho khách hàng. Đây là một quy định mang tính liên thông, điều chỉnh pháp lý mối quan hệ tác động qua lại giữa hoạt động thanh toán và tín dụng, nhằm nâng cao hiệu quả thống nhất

21 Xem Điều 26 các hành vi bị nghiêm cấm trong Nghi định 64/ 2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001

của Chính phủ về hoạt động

thanh toán qua các tổ chức cung

ứng dịch vụ thanh toán

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường

trong hoạt động ngân hàng. Chủ tài khoản có toàn quyền sử dụng số tiền trên tài khoản để chi trả cho người thụ hưởng hoặc rút tiền mặt.

Chủ tài khoản chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc chi trả số tiền trên tài khoản tiền gửi của mình. Nếu không thực hiện đúng nguyên tắc quy định thì chủ tài khoản phải chịu phạt theo quy định của NHNN. Thực hiện đầy đủ, đúng các quy định về mở và sử dụng tài khoản, giấy tờ thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định. Khi lập chứng từ phải ghi chép đầy đủ các yếu tố, chữ ký và con dấu trên chứng từ phải đúng với chữ ký và con dấu đã đăng ký tại ngân hàng.

Cơ chế thanh toán mới đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh toán của các chủ thể tham gia thanh toán cũng được quy định rõ tại điều 26 Nghị định 64/2001/NĐ- CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán21, với quy định này, pháp luật về thanh toán đã vạch ra các ranh giới pháp lý cần thiết mà các chủ thể thanh toán có nghĩa vụ thực hiện và phải chịu một chế tài tương ứng khi có hành vi vi phạm.

2.1.2.2. Đom vị bên bán (bên thụ hưởng)

Bên thụ hưởng phải giao hàng đầy đủ theo đúng họp đồng đã ký kết, lập giấy đòi tiền theo đúng thể thức đã thoả thuận ghi trong họp đồng. Kiểm soát chặt chẽ các chứng từ và nộp chứng từ thanh toán vào ngân hàng phục vụ mình đúng thời gian qui định. Nếu vi phạm điều khoản ghi ừong họp đồng về chứng từ đều không có giá trị thanh toán.

Khi thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (sau đây gọi là ngân hàng), người sử dụng dịch vụ thanh toán phải tuân thủ những qui định hướng dẫn của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc lập chứng từ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền ở tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2.1.3. Quy định đối vói ngân hàng

Ngân hàng có trách nhiệm thực hiện các uỷ nhiệm thanh toán của chủ tài khoản đảm bảo chính xác an toàn, thuận tiện. Các ngân hàng có trách nhiệm chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản.

22 Xem Điều 3 Quyết định 1092/2002/ QĐ-NHNN ngày 8 tháng 10 năm 2002 về việc ban hành Quy định thủ

tục thanh toán qua tổ chức cung

ứng Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trườngdịch vụ thanh toán.

Ngân hàng phải kiếm soát các chứng từ thanh toán của khách hàng trước khi hạch toán và thanh toán đảm bảo lập đứng thủ tục quy định, dấu chữ ký đúng mẫu đã đăng ký với ngân hàng và chữ ký trên chứng từ thanh toán đúng với mấu đăng ký tại Ngân hàng (nếu là chữ ký tay) hoặc đúng với chữ ký điện tử do ngân hàng cấp (nếu là chữ ký điện tử), khả năng thanh toán của khách hàng còn đủ để chi trả số tiền trên chứng từ22.

Đối với chứng từ hợp lệ, được đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng có trách nhiệm xử lý chính xác, an toàn, thuận tiện; sử dụng tài khoản kế toán thích họp để hạch toán các giao dịch thanh toán và giữ bí mật về số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật, thông báo đầy đủ kịp thời số dư tài khoản cho chủ tài khoản biết, gửi giấy báo Nợ và giấy báo Có cho khách, hàng tháng phải đối chiếu số dư trên tài khoản với khách hàng ký xác nhận giữa ngân hàng với đơn vị.

Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng được thu phí theo qui định. Tại Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã quy định các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được thu phí dịch vụ thanh toán bao gồm phí thanh toán không dùng tiền mặt và phí giao dịch bằng tiền mặt đồng thời quy định rõ các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có quyền thu phí giao dịch tiền mặt tại đơn vị mình. Mức phí giao dịch do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tự quy định trên cơ sở quy định mang tính định hướng của NHNN phù họp với từng thời kỳ. Như vậy, cơ chế thanh toán mới đã trao quyền chủ động cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tự quy định mức phí dịch vụ thanh toán và niêm yết công khai, chấm dứt việc quy định thống nhất phí dịch vụ TTKDTM do Thống đốc NHNN ban hành tại Nghị định 91/1993/NĐ-CP ngày 25-11-1993 về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt bị bãi bỏ bởi Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Trên đây là những qui định cụ thể về quyền và hách nhiệm của các chủ thể tham gia trong quan hệ TTKDTM. Tuỳ từng hình thức thanh toán mà trách nhiệm của các bên được qui định cụ thể khác nhau.

2.2. Quy định của pháp luật về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 2.2.1. Quy định pháp luật về thanh toán bằng séc

2.2.1.1. Thủ tục phát hành séc

Chủ tài khoản khi cỏ nhu cầu thanh toán bằng séc phải mua séc trắng từ ngân hàng noi mình mở tài khoản. Khi muốn phát hành séc phải ghi đầy đủ các yếu tố đúng noi quy định. Chủ tài khoản không được ký tên đóng dấu vào các tờ séc khi chưa ghi đầy đủ các yếu tố nhằm tránh bị lợi dụng.

♦♦♦ Đối với séc chuyển khoản

Người phát hành séc chỉ để thanh toán bằng chuyển khoản, người phát hành séc gạch hai gạch chéo song song phía trên góc trái của tờ séc hoặc viết tay đóng dấu từ "chuyển khoản" lên tờ séc khi trao cho người thụ hưởng. Neu phát hành séc không được chuyển nhượng thì người phát hành séc phải ghi cụm từ "không được phép chuyển nhượng "vào mặt sau phần quy định việc chuyển nhượng.

♦♦♦ Đối với séc bảo chi

Trong quá trình thanh toán nếu các chủ thể không tín nhiệm lẫn nhau về khả năng chi trả hoặc người trả tiền có quyết định xử phạt của ngân hàng về phát hành séc chuyển khoản quá số dư trên tài khoản thù người thụ hưởng có quyền yêu cầu người trả tiền sử dụng séc bảo chi.

Khi muốn thanh toán bằng séc bảo chi, khách hàng viết 3 liên UNC gửi đến ngân hàng nơi mình mở tài khoản để yêu cầu bảo chi séc. Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra tài khoản nếu đủ điều kiện sẽ trích tiền từ tài khoản tiên gửi của khách hàng sang tài khoản tiền gửi của khách hàng sang tài khoản riêng để đảm bảo thanh toán. Sau đó đóng dấu từ “bảo chi” lên trên tờ séc và giao cho khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong trường hợp ủy quyền ký phát séc, chỉ có chủ tài khoản mới có được phép ủy quyền cho người khác phát hành séc. Người được ủy quyền phát hành séc có quyền và nghĩa vụ như người ủy quyền. Và người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.

2.2.1.2. Quy trình thanh toán séc

♦♦♦ Trường họp người phát hành và người thụ hưởng có mở tài khoản tại cùng một ngân hàng.

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường

Bước 2, người thụ hưởng nộp séc vào người bị ký phát để được thanh toán trong thời hạn của tờ séc.

Bước 3, người bị ký phát sẽ kiểm tra tờ séc, kiểm tra tài khoản tiền gửi của người trả tiền nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tiền từ tài khoản của người trả tiền sang cho người thụ hưởng. Nếu không hcrp lệ thì sẽ từ chối thanh toán tờ séc đó.

♦♦♦ Trường họp người trả tiền và người thụ hưởng mở tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau.

Quy trình thanh toán được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1, sau khi sau khi người bán giao hàng hóa cho người mua theo thỏa thuận trong họp đồng. Bên mua sẽ phát hành séc giao trực tiếp cho bên bán.

Bước 2, người thụ hưởng nộp tờ séc vào đom vị thu hộ hoặc nộp trực tiếp vào đơn vị thanh toán để được thanh toán trong thời hạn của tờ séc.

Bước 3, đơn vị thu hộ sẽ kiểm tra tờ séc nếu họp lệ sẽ tiến hành trích tiền từ tài khoản người trả tiền để thanh toán cho người thụ hưởng thông qua đơn vị thu hộ.

Bước 4, đơn vị thu hộ nhận được tiền từ đơn vị thanh toán chuyển qua sẽ tiến hành trích tiền vào tài khoản của bên thụ hưởng.

2.2.I.3. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia trong thanh toán bằng séc

*l* Quyền và nghĩa vụ của người phát hành séc

- Quyền của người phát hành séc

Người phát hành séc được phép ủy quyền cho người khác phát hành séc thay mình. Trong trường họp ủy quyền ký phát séc, chỉ có chủ tài khoản mới có được phép ủy quyền cho người khác phát hành séc. Người được ủy quyền phát hành séc có quyền và nghĩa vụ như người ủy quyền. Và người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.

Được quyền đình chỉ thanh toán tờ séc nếu tờ séc đó hết thời hạn thanh toán nếu người bị ký phát không từ chối thanh toán tờ séc.

- Nghĩa vụ của người phát hành séc

Nghĩa vụ của người ký phát là đảo đảm có đủ khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình. Khả năng thanh toán có thể là số dư trên tài khoản thanh toán mà người ký phát có quyền sử dụng hoặc số dư trên tài khoản

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường

thanh toán cộng với hạn mức thấu chi mà người ký phát được phép sử dụng theo thoả thuận với người bị ký phát

Người ký phát séc phải chịu trách nhiệm về việc trả tiền truy đòi trên tờ séc do mình ký phát cho người thụ hưởng hoặc cho người đã thực hiện việc chi trả số tiền truy đòi khi nhận được thông báo truy đòi. Việc truy đòi séc chỉ có thể thực hiện khi tờ séc đó xuất trình trong thời hạn xuất trình nhưng bị từ chối thanh toán.

Nếu làm mất séc thì người thụ hưởng phải thông báo ngay cho người thực hiện thanh toán, đồng thời trực tiếp hoặc thông qua những người chuyển nhượng tờ séc trước mình yêu cầu người ký phát thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó cho người thực hiện thanh toán

Séc đã bị lợi dụng để rút tiền tại đon vị thanh toán trước khi đơn vị thanh toán nhận được thông báo mất séc thì người làm mất phải chịu thiệt hại.

♦> Quyền và nghĩa vụ của người thụ hưởng

- Quyền của người thụ hưởng

Người thụ hưởng có quyền chuyển nhượng tờ séc cho người khác bằng cách kí tên vào đúng nơi quy định việc chuyển nhượng của mặt sau của tờ séc, trừ trường hợp người phát hành séc đã ghi cum từ "Không được phép chuyển nhượng" hoặc cụm từ "không tiếp tục chuyển nhượng" ở phàn quy định việc chuyển nhượng.

Khi séc bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng có quyền yêu cầu đơn vị thanh toán xác nhận lý do, có quyền truy đòi người phát hành và những người chuyển nhượng liên quan để đòi số tiền ghi trên tờ séc. Sau khi gởi thông báo truy đòi số tiền trên tờ séc, nếu không đồng ý thì người thụ hưởng séc có quyền khởi kiện ra tòa án đối với một hoặc tất cả những người liên quan đến tờ séc đó.

Người thụ hưởng séc được quyền đòi đơn vị thanh toán bồi thường trong trường hợp tờ séc đã bị lợi dụng để rút tiền tại đơn vị thanh toán sau khi đơn vị thanh toán đã nhận được thông báo mắt séc.

- Nghĩa vụ của người thụ hưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đe tờ séc được thanh toán thì người thụ hưởng tờ séc phải nộp tờ séc trong thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc. Theo quy định tại điều 28 Nghi định 159/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 về cung ứng và sử dụng séc thì thời hạn thanh toán tờ séc là 30 ngày, kể từ ngày ký phát, người thụ hưởng séc phải lập

23 Xem khoản 3 điều 18 Quyết đinh 30/2006 /QĐ-NHNN ngày 11 tháng 6 năm 2006 Thống đốc ngân hàng

Nhà nước ban hành quy chế

phát Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trườnghành và sử dụng séc

được xuất trình đế thanh toán đúng thời hạn thì thời hạn xuất trình sẽ được kéo dài quá thời gian quy định. Séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá sáu tháng kể tù ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán nếu người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với séc đó và người ký phát có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán.

Để đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng séc khi làm mất séc thì phải có nghĩa vụ phải thông báo mất séc cho người thực hiện thanh toán đồng thời trực tiếp hoặc thông qua những người chuyển nhượng tờ séc trước mình yêu cầu người ký phát thông báo đình chỉ thanh toán séc đó cho người thực hiện thanh toán. Người thông báo mất séc phải chịu trách nhiệm về tính trưng thực của việc thông báo mất séc. Nếu việc thông báo mất séc phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của việc thông báo mất séc. Neu việc thông báo mất séc trước khi bị lợi dụng thì sẽ được đom vị thanh toán bồi thường. Neu thông báo mất séc sau khi tờ séc bị lợi dụng thì người thụ hưởng sẽ không được thụ hưởng số tiền trên tờ séc đó.

Quyền và nghĩa vụ của nguôi thu hộ

- Đơn vị thu hộ có các quyền sau:

Đơn vị thu hộ có quyền từ chối thanh toán và trả lại séc cho người thụ hưởng khi phát hiện bảng kê nộp séc có sai sót thu hộ hoặc các tờ séc không có đầy đủ các điều kiện để đảm bảo tính hcrp lệ của tờ séc thì người thu hộ phải trả lại séc cho người nộp séc và yêu cầu lập lại bảng kê nộp séc khác thay thế phù họp với các tờ séc đủ điều kiện để thanh toán

Từ chối thanh toán tờ séc nếu tờ séc hết thời hạn có hiệu lực thanh toán

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường (Trang 25)