KHỐI PHÁT TÍN HIỆU ĐIỀU KHIỂN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình thiết bị bù tĩnh (SVC) trong tính toán và điều khiển để nâng cao chất lượng điện trong hệ thống điện (Trang 121 - 122)

Khối phát tín hiệu điêu khiển lấy đầu vào là BSVC vừa nhận được từ bộ điều chỉnh điện áp, khối này sẽ có tác dụng phân tích và đưa ra quyết định phát tín hiệu điều khiển bộ TCR, TSC1, TSC2, và TSC3. Hình 4.13 thể hiện cấu hình tổng quan của khối này, Hình 4.14 thể hiện cấu tạo chi tiết của khối phát tín hiệu điều khiển.

Trong lập trình người ta tạo ra sẵn các chương trình để thực hiện lựa chọn thông số đáp ứng của hệ thống theo một hướng định sẵn, và các trường hợp gặp phải cũng được dự đoán và lập thành chương trình con.

Học viên: Nguyễn Xuân Thắng Trang 113

Hình 4. 14 Cấu hình chi tiết khối phát tín hiệu điều khiển

Tương tự như vậy, với các bộ TSC, ta cũng dự đoán và tính toán trước các trường hợp đáp ứng của 3 bộ Tụ. Trên đây thể hiện 3 trường hợp: Trường hợp đóng 1 bộ TSC, đóng 2 bộ tụ TSC và đóng cả 3 bộ tụ TSC, và trường hợp loại bỏ tụ cũng tuần tự theo thứ tự ngược lại. Thông số điện dẫn hệ thống được tính toán thông qua khối hàm f(U) như trên hình, đây là hàm biến đổi giữa điện dẫn phía sơ cấp quy đổi sang điện dẫn phía thứ cấp. Đầu vào của bộ Sum sẽ là các tín hiệu: điện dẫn hệ thống, và điện dẫn của các bộ TSC với các trường hợp tương ứng (đóng 1, 2, 3 bộ tụ). Tín hiệu vào của khối biến đổi từ giá trị điện dẫn sang giá trị góc mở α chính là Bsec (là giá trị điện dẫn sơ cấp) cần cung cấp. Đây cũng chính là khâu làm cho đường đặc tính của SVC liên tục, không nhảy cấp, nhờ vào sự thay đổi của góc mở α mà điện dẫn BL (α) thay đổi một cách trơn và liên tục. Mối quan hệ giữa điện dẫn và góc mở α đã được biểu diễn qua biểu thức (4.14).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình thiết bị bù tĩnh (SVC) trong tính toán và điều khiển để nâng cao chất lượng điện trong hệ thống điện (Trang 121 - 122)