Trong đó : p Q p I K T T K (3.21)
Thường thì Tp có giá trị bằng 0, do đó khiến cho bộ điều khiển trở thành loại tích phân tỷ lệ đơn (PI).
3.2.2. ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN DẪN
Bộ SVC yêu cầu một công suất phản kháng dự phòng đáng kể để cải thiện độ ổn định của hệ thống. Trong trường hợp có một sự xáo trộn, điều khiển nhanh bộ điều chỉnh điện áp sử dụng phần lớn dải công suất phản kháng của bộ SVC để duy trì điện áp đầu cuối được xác định từ trước. Nếu như SVC tiếp tục giữ ở trạng thái này, thì sẽ không đủ khả năng cung cấp công suất phản kháng để đáp ứng một cách hiệu quả cho sự xáo trộn tiếp theo. Điều chỉnh điện dẫn chậm sẽ được cung cấp trong bộ điều khiển hệ thống, bộ điều khiển hệ thống này sẽ thay đổi điện áp tham chiếu để trả lại cho SVC giá trị cài đặt
Học viên: Nguyễn Xuân Thắng Trang 92 ban đầu của đầu ra công suất phản kháng, đầu ra này thường khá nhỏ. Các thiết bị bù lân cận khác, như là các tụ chuyển mạch cơ hoặc là các cuộn kháng có thể được đưa lên đảm nhận vai trò giữ trạng thái ổn định công suất phản kháng tải.
Điện dẫn điều chỉnh thể hiện trong hình 3.11 so sánh với đầu ra bộ điều chỉnh điện áp là điện dẫn Bref với một điểm đặt Bset. Bset thường được lựa chọn là sự đóng góp công suất phản kháng tại tần số cơ bản của các bộ lọc sóng hài kết nối vĩnh viễn của SVC. Trong các trường hợp này, Bset tương ứng gần với trạng thái hoạt động nổi của SVC. Tín hiệu sai số được truyền thông qua một bộ điều khiển tích phân, và phần điện áp điều chỉnh đóng góp vào được sử dụng tại bộ tổng điện áp tham chiếu. Bộ điều khiển này hoạt động trong khoảng thời gian vài chục giây hoặc vài phút; Do đó nó không cản trở việc điều chỉnh nhanh điện áp hoặc là bộ điều khiển phụ của bộ SVC. Điện dẫn điều chỉnh có thể được hạn chế trong quá trình xảy ra rối loạn lớn trên hệ thống đủ thời gian để điện áp điều chỉnh khôi phục lại hệ thống.
Học viên: Nguyễn Xuân Thắng Trang 93
Hình 3. 11 Bộ điều chỉnh điện dẫn và các thiết bị chuyển mạch cơ: (a) Cấu trúc chung; (b) bộ diều chỉnh điện dẫn; và (c) thiết bị chuyển mạch cơ khí.
Hoạt động của bộ điều chỉnh điện dẫn được minh họa trong hình 3.12. Cho SVC ban đầu tại trạng thái hoạt động số 1, đánh dấu sự giao nhau của các tải đường dây và SVC, đặc tính V-I. Nếu một sự mất ổn định bất ngờ xảy ra trên hệ thống, điện áp thanh cái SVC sẽ giảm xuống một thành phần là ΔVT, SVC sẽ nhanh chóng chuyển xuống hoạt động tại điểm số 2 bằng tác động của bộ điều chỉnh điện áp. Điểm hoạt động này được miêu tả bởi điểm giao nhau mới của hệ thống tải và SVC qua đường đặc tính V-I.
Hình 3. 12 Hoạt động của bộ điều chỉnh điện dẫn SVC.
Nếu điện áp giảm và kéo dài trong một khoảng thời gian, bộ điều chỉnh điện dẫn, thông qua bộ tích phân tác động chậm, sẽ thay đổi điện áp tham chiếu SVC một khoảng
Học viên: Nguyễn Xuân Thắng Trang 94 ΔVSR và đưa trạng thái hoạt động ổn định của SVC tới điểm 3. Bây giờ, mặc dù điện áp SVC đã bị giảm xuống thấp hơn điểm tham chiếu mong muốn, dải công suất phản kháng SVC vẫn có thể đối phó được với bất kỳ tác động ngẫu nhiên nào của hệ thống. Các nguồn biến thiên lân cận sau đó có thể được chuyển mạch để tăng điện áp SVC tới giá trị mong muốn.