THIẾT BỊ BÙ TĨNH ĐIỀU KHIỂN BẰNG THYRISTOR (SVC – STATIC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình thiết bị bù tĩnh (SVC) trong tính toán và điều khiển để nâng cao chất lượng điện trong hệ thống điện (Trang 34 - 36)

STATIC VAR CONPENSATOR).

SVC là thiết bị bù ngang dùng để bù hoặc tiêu thụ công suất phản kháng có thể điều chỉnh bằng cách tăng hay giảm góc mở của thyristor, được tổ hợp từ hai thành phần cơ bản:

- Thành phần cảm kháng để tác động về mặt công suất phản kháng (có thể phát hay tiêu thụ công suất phản kháng tuỳ theo chế độ vận hành).

- Thành phần điều khiển bao gồm các thiết bị điện tử như thyristor hoặc triắc có cực điều khiển, hệ thống điều khiển góc mở dùng các bộ vi điều khiển như 8051, PIC 16f877, VAR...

SVC được cấu tạo từ 3 phần tử chính bao gồm:

+ Kháng điều chỉnh bằng thyristor - TCR (Thyristor Controlled Reactor): có chức năng điều chỉnh liên tục công suất phản kháng tiêu thụ.

+ Kháng đóng mở bằng thyristor - TSR (Thyristor Switched Reactor): có chức năng tiêu thụ công suất phản kháng, đóng cắt nhanh bằng thyristor.

+ Bộ tụ đóng mở bằng thyristor - TSC (Thyristor Switched Capacitor): có chức năng phát công suất phản kháng, đóng cắt nhanh bằng thyristor.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của SVC như trên hình 1.11.

Sử dụng SVC cho phép nâng cao khả năng tải của đường dây một cách đáng kể mà không cần dùng đến những phương tiện điều khiển đặc biệt và phức tạp trong vận

Học viên: Nguyễn Xuân Thắng Trang 26 hành. Nói chung các SVC không làm việc ở điện áp của đường dây, nó thường được nối qua máy biến áp ghép với điện áp đường dây phía cao áp. Việc giảm điện áp làm việc của SVC để giảm kích thước và dung lượng thiết bị của SVC (chủ yếu do các bộ tụ bù ngang có điện áp làm việc thấp). Mặc dù việc này làm cho các cuộn dây điện cảm có kích thước lớn hơn để chịu được dòng điện lớn.

Hình 1. 11: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của SVC

*Ưu điểm của SVC:

Ưu điểm của SVC so với các bộ tụ bù ngang là chúng phản ứng gần như tức thời với sự thay đổi điện áp của hệ thống. SVC nói chung rẻ hơn, có dung lượng cao hơn, điều chỉnh nhanh hơn và tin cậy hơn so với các thiết bị bù khác như máy bù đồng bộ. SVC có nhiều cấu hình khác nhau dựa trên các bộ phận của nó, điển hình là các kiểu bộ tụ bù. Tựu chung lại ưu điểm của bộ SVC trong lưới được thể hiện qua các điểm sau:

- Điều khiển điện áp tại nút có đặt SVC (Có thể cố định giá trị điện áp). - Điều khiển trào lưu công suất phản kháng tại nút được bù.

- Giới hạn thời gian và cường độ quá điện áp khi xảy ra sự cố (mất tải, ngắn mạch…) trong hệ thống điện.

- Tăng cường tính ổn định của hệ thống.

- Giảm sự dao động công suất khi xảy ra sự cố trong hệ thống điện như: ngắn mạch, mất tải đột ngột…

Học viên: Nguyễn Xuân Thắng Trang 27 Ngoài ra, SVC còn có chức năng mang lại hiệu quả tốt cho quá trình vận hành hệ thống như sau:

- Làm giảm nguy cơ sụt áp trong ổn định tĩnh. - Tăng khả năng truyền tải của đường dây.

- Giảm góc làm việc δ, làm tăng khả năng vận hành của đường dây. - Giảm tổn thất công suất và điện năng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình thiết bị bù tĩnh (SVC) trong tính toán và điều khiển để nâng cao chất lượng điện trong hệ thống điện (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)