THIẾT BỊ BÙ TĨNH STATCOM (STATIC SYNCHRONOUS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình thiết bị bù tĩnh (SVC) trong tính toán và điều khiển để nâng cao chất lượng điện trong hệ thống điện (Trang 37 - 39)

COMPENSATOR).

STATCOM là sự hoàn thiện của bộ SVC, nó bao gồm các tụ điện được điều chỉnh thực hiện bằng các thiết bị điện tử công suất như Thyristor có cổng đóng mở GTO. So với SVC, nó có ưu điểm hơn là kết cấu gọn nhẹ hơn, không đòi hỏi diện tích lớn như SVC và đặc biệt là sự vượt trội về sự điều khiển linh hoạt và hiệu quả.

Cấu tạo của STATCOM và đặc tính hoạt động của nó như sau:

C L Máy biến áp ghép Đường dây UN IL IC Đặc tính hoạt động Sơ đồ nguyên lý

Hình 1. 13 Sơ đồ nguyên lý và đường đặc tính hoạt động của STATCOM

Cũng như SVC bộ STATCOM cũng có các đặc điểm điều khiển và ứng dụng tương tự, nhưng nó tăng cường các đặc điểm đó ở mức cao hơn.Ngoài các đặc điểm chung với SVC ở trên STATCOM còn có thêm các đặc điểm vượt hơn:

- Khả năng vận hành trong chế độ sự cố và tiếp tục điều khiển trong khi loại trừ sự cố. - Có thể vẫn phát công suất phản kháng trong điều kiện điện áp tại nút đặt STATCOM thấp hơn điện áp nguồn và ngược lại, và tiêu thụ công suất phản kháng khi điện áp thanh cái lớn hơn điện áp lưới.

Học viên: Nguyễn Xuân Thắng Trang 29 Ngoài các thiết bị đã liệt kê ở trên nằm trong nhóm các thiết bị điều khiển linh hoạt trên lưới, hiện nay còn phát triển các thiết bị điều khiển khác như: UPFC-Unified Power Flow Controller; TCPAR-Thyristor Controlled Phase Angle Regulator)…

Người ta đã tổng kết để có một cái nhìn chung về các thiết bị bù có điều khiển như sau:

Ghi chú: * Bình thường; ** Tốt; *** Rất tốt.

* Nhận xét:

Thông qua chương này chúng ta đã có được cái nhìn chung nhất về các thiết bị bù trên lưới cũng như các phương pháp sử dụng để nâng cao chất lượng và độ tin cậy điện áp trên lưới. Trong thực tế phải căn cứ theo yêu cầu cụ thể từng quốc gia, từng lưới điện và từng khu vực để lựa chọn thiết bị nào phù hợp để lắp đặt. Trong các bộ điều khiển đã nêu trên thiết bị SVC là thiết bị có giá thành phù hợp và khả năng vận hành tại trạm (bao gồm cả vận hành, bảo trì và sửa chữa), căn cứ vào thức tế đã lắp đặt trạm SVC trên lãnh thổ Việt Nam, nên chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu về bộ bù tĩnh SVC trong phần tiếp theo.

Học viên: Nguyễn Xuân Thắng Trang 30

CHƯƠNG II: THIẾT BỊ BÙ TĨNH SVC

Trong hệ thống truyền tải điện năng, SVC được sử dụng với các mục đích chính sau:

- Ổn định điện áp trong các hệ thống yếu - Tăng khả năng truyền tải của đường dây - Giảm tổn thất điện năng truyền tải

- Tăng cường khả năng điều khiển điện áp - Ôn hòa các dao động công suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình thiết bị bù tĩnh (SVC) trong tính toán và điều khiển để nâng cao chất lượng điện trong hệ thống điện (Trang 37 - 39)