- Một là, bài học về kết hợp giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ xuyên suốt trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Triều đại nào biết kết hợp khôn khéo hai nhiệm vụ ấy trong từng thời điểm và hoàn cảnh cụ thể sẽ làm cho đất nước phát triển và giữ vững được nền độc lập dân tộc, tự chủ, chiến thắng mọi kẻ thù bất cứ từ đâu đến.
Trở lại triều đại nhà Hồ, ta thấy Hồ Quý Ly chưa biết kết hợp một cách khôn ngoan giữa hai nhiệm vụ chiến lược ấy nên nhà Hồ thực hiện công cuộc cải cách không thành công, mà sự nghiệp chống Minh cứu nước cũng thất bại thảm hại. Thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược có phần sai về chiến thuật và chiến lược tác chiến nhưng chủ yếu là do hậu quả của những năm trước đó. Cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội cuối đời Trần đã lảm suy yếu lực lượng tự vệ của triều đình lẫn nhân dân, đồng thời làm tăng thêm mâu thuẫn giữa nhân dân và giai cấp thống trị. Mong sớm giải quyết cuộc khủng hoảng trước nguy cơ xâm lược đang đến gần, Hồ Quý Ly đã mạnh tay tiến hành cải cách về mọi mặt, thậm chí giành lấy ngôi vua, lập ra triều đại mới để thực hiện cải cách. Nhà Hồ đã làm được một số việc như phân tích ở các phần trên, nhưng nhìn chung vẫn không hoàn toàn giải quyết được cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội xảy ra vào nửa cuối đời nhà Trần và cũng không xoa dịu được những mâu thuẫn vốn có của xã hội lúc bấy giờ mà còn gây cho nhân dân thêm oán thán. Một số hành động tàn sát tôn thất nhà Trần và đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tỳ càng gây ra thêm những khó khăn cho việc xây dựng lực lượng chuẩn bị đối phó với nguy cơ xâm lược từ phương Bắc. Cuộc kháng chiến thất bại đã đưa nước ta rơi vào cảnh bị đô hộ sau 5 thế kỷ độc lập, tự chủ.Và mãi đến khi khởi Nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi thành công, nước ta mới được độc lập trở lại.
97
- Hai là, bài học về thực hiện khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc.
Đối với Hồ Quý Ly và nhà Hồ, Nguyên nhân thất bại trong cải cách cũng như trong cuộc kháng chiến chống Minh được Nguyễn Trãi đúc kết chủ yếu nhà là nhà Hồ không được lòng dân. Sai lầm lớn nhất của Hồ Quý Ly đó là không biết khoan thư sức dân, không biết lấy dân làm gốc.
Nhìn lại những cải cách của Hồ Quý Ly tuy có một số chính sách phần nào có lợi cho dân nhưng với danh nghĩa là chuẩn bị chống giặc ngoại xâm lại trút gánh nặng binh dịch, phu phen lên đầu nhân dân làm cho họ cảm thấy bất mãn. Các thương nhân cũng cảm thấy bất mãn vì bị thiệt hại do tiền giấy mất giá; nô tỳ oán thán bởi thực chất của chính sách hạn nô chỉ là chuyển đổi quyền sở hữu nô tỳ chứ không phải giải phóng nô tỳ; các địa chủ quý tộc cũng không thuận vì họ bị thiệt hại nhiều nhất trong cải cách. Tất cả những bất mãn đó hiện ra, tập trung dưới hình thức căm phẫn nhà Hồ cướp đoạt ngôi vua Trần. Nhà Hồ không thể giải quyết được sự bất mãn từ phía các tầng lớp nhân dân nên nhanh chóng thất bại.
- Ba là, bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, đặc biệt trong chống giặc ngoại xâm.
Chân lý này được kiểm nghiệm nhiều lần trong quá trình đấu tranh giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam. Vào thế kỷ X – XIV, khi tinh thần đoàn kết ấy được phát triển, nâng lên ngang tầm thời đại, kết thành một khối thống nhất vững chắc thì nó trở thành một sức mạng vật chất phi thường. Sức mạnh đó càng nhân lên gấp bội với sức bật kì điệu trong điều kiện ách đô hộ hàng chục thế kỷ đã bị vứt bỏ.
Trong hơn bốn thế kỷ, sau lần chiến thắng quân Nam Hán vào năm 938, đất nước ta phải chịu đựng 5 cuộc xâm lược với quy mô lớn của phong kiến phươn
98
Bắc: hai lần giặc Tống vào năm 981, 1076 dưới triều Tiền Lê và triều Lý; ba lần giặc Nguyên vào các năm 1258, 1285, 1287 dưới triều Trần. Các cuộc xâm lược nói trên theo tình tự thời gian càng tăng tiến về quy mô. Để đánh thắng giặc mạnh, nhân dân ta đã tiến hành chiến tranh giữ nước với một tinh thần dũng cảm kiên cường và một nghệ thuật quân sự tài giỏi, nhưng yếu tố quyết định sự thắng lợi ấy là tinh thần đoàn kết, nhất trí của “vua - tôi đồng lòng, anh em hòa mục”, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nhất trí của toàn thể nhân dân. Do vậy, có thể nói rằng không có sự đoàn kết, nhất trí của toàn dân, không có sự tham gia hỗ trợ đắc lực của nhân dân thì kế hoạch chặn giặc, phá giặc, truy giặc của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo dù có tài giỏi đến mấy cũng không thể thành công tốt đẹp được.
Từ những chiến thắng oanh liệt của cha ông trong cuộc chiến đấu chống giặc giữ nước từ suốt thế kỷ X đến thể kỷ XIV, ngẫm nhìn lại thất bại của Hồ Quý Ly trong cuộc chiến chống quân Minh, có thể thấy rằng nhà Hồ thất bại vì nhà Hồ đánh giặc một mình, nhà Hồ chưa thực hiện tốt chính sách thân dân nên không đoàn kết được nhân dân trong cuộc chiến đấu giữ nước như cha ông trong lịch sử.
Cải cách là sự sáng tạo cái mới, sức mạnh mới để phát triển đất nước, củng cố sức mạnh của chế độ, mang lại hạnh phúc cho nhân dân nhưng cải cách cũng luôn phải đối đầu với cái cũ cũng như những thế lực kinh tế - xã hội có lợi ích gắn với cái cũ. Cái cũ đang tồn tại với tính cách là cái phổ biến có sức mạnh ghê gớm, là trở lực chủ yếu đối với cái mới. Vì vậy, nhà cải cách muốn thành công, muốn cho cái mới chiến thắng cái cũ đã lỗi thời, lạc hậu không thể đừng ở việc đưa ra cái mới, tiến hành nó chỉ bằng bộ phận xã hội có tư tưởng tiến bộ; nó phải được thực hiện bằng sức mạnh của cộng đồng xã hội rộng lớn được tổ chức chặt chẽ và với tinh thần tự giác cao độ.
Cải cách của Hồ Quý Ly không thiếu nội dung tích cực cũng như những chính sách tích cực để thực hiện nhưng nó chỉ được được tiến hành bằng một lực
99
lượng xã hội hạn chế và thực hiện dưới sự áp chế của Hồ Quý Ly và triều đại nhà Hồ. Chính vì vậy mà cải cách kinh tế, xã hội không thể thành công.
- Bốn là, bài học về sự nghiệp giáo dục phải góp phần đào tạo những con người yêu nước, có tinh thần sáng tạo, ham hành động và gần gũi với nhân dân.
Qua tư tưởng và những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục có thể khẳng định ông là người rất qua tâm đến việc đào tạo con người qua giáo dục khoa cử Nho giáo. Giống như các triều đại Lý – Trần, Hồ Quý Ly lấy Nho giáo làm nội dung chương trình học tập, thi cử nhưng không sao chép toàn bộ nội dung của kinh điển Nho giáo Tứ thư, Ngũ kinh để đưa vào chương trình học tập mà ông chủ trương đưa những gì bổ ích thiết thực cho người học. Chúng ta biết Kinh Thư là một bộ sách chép những kinh điển, mô, huấn, cáo, thệ, mệnh của vua tôi dạy bảo khuyên răn nhau từ đời vua Nghiêu, vua Thuấn đến đời Đông Chu. Kinh Thư nhằm truyền bá lý tưởng chính trị đề cao vai trò của thiên tử để các chư hầu phải phục tùng, mong muốn đạt được một nền thái bình thịnh trị. Song Kinh Thư trong tư tưởng Hồ Quý Ly ông chỉ chú ý thiên Vô dật, thiên này tập hợp những minh chứng khuyên vua, và Hồ Quý Ly dùng nó để dạy vua (Thuận Tông) sau khi gạt bỏ mô hình khuôn mẫu Đường – Ngu – Tam Đại, chỉ tập trung vào những vấn đề cốt yếu mà người làm vua phải hành động. Đối với Kinh Thư, Hồ Quý Ly dịch ra chữ Nôm và viết tựa giải thích, tên sách là Thi nghĩa, bài tựa viết theo ý nghĩa canh tân của Hồ Quý Ly mà không theo lời tựa của Chu Tử - một danh nho đời Tống. Hồ Quý Ly đã dùng sách Thi nghĩa để làm nội dung dạy cho cung nữ, phi tần học tập. Như vậy có thể thấy, trước và sau Hồ Quý Ly một thời gian dài, chưa có một nhà Nho nào tiếp thu kinh điển Nho giáo mà có sự phê phán, hoài nghi, lý giải và sử dụng nó theo tư tưởng và thực tiễn của thời đại mình như vậy.
100
Về ngôn ngữ văn tự dùng trong giáo dục khoa cử Hồ Quý Ly tỏ ra rất trọng dụng chữ Nôm, có ý thức dùng ngôn ngữ văn tự của dân tộc làm công cụ sáng tác (dịch kinh điển Nho giáo sang thơ Nôm,…) và chuyển tải nội dung môn học. Điều này thể hiện tinh thần dân tộc trong tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly.
- Năm là, bài học về đường lối trị nước phải kịp thời đổi mới và đổi mới phải phù hợp với yêu cầu phát triển, điều kiện của thực tiễn.
Thực tiễn của xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV yêu cầu phải xóa bỏ chế độ đại điền trang, chế độ nô tỳ, xây dựng quan hệ kinh tế địa chủ - tá điền để đưa đất nước phát triển lên một giai đoạn mới. Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly đã xuất hiện đúng lúc, dù chưa thể đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu của xã hội Đại Việt lúc bấy giờ, nhưng cần khẳng định Hồ Quý Ly đã nhìn thấy nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng và đã mạnh dạn, có phần táo bạo khi thực hiện cải cách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm mục đích củng cố quốc gia phong kiến trung ương tập quyền theo hướng chuyên chế quan liêu để đưa đất nước vượt qua cơn khủng hoảng, có khả năng chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập tự chủ. Từ tư tưởng và sự nghiệp cải cách của Hồ Qúy Ly có thể khẳng định rằng yêu nước là phải gắn với hành động chống giặc cứu nước, phải có tinh thần, tư duy đổi mới để tìm đường đưa đất nước tiến lên.
Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nước trong hoàn cảnh lịch sử vừa có nhhững thuận lợi vừa có khó khăn. Ngày nay khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và đang có những bước nhảy vọt mạnh mẽ. Kinh tế tri thức ngày càng khằng định vai trò của mình trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Xu hướng toàn cầu hóa, hợp tác hóa, đa phương hóa đang trở thành một xu hướng tất yếu, chủ đạo của thế giới. Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt được sự đổi thay của tình hình thế giới, chủ động lãnh đạo nhân
101
dân quyết tâm đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chiến lược đổi mới của Đảng không chỉ phù hợp với xu hướng phát triển chung của lịch sử, mà còn phù hợp với đặc điểm chính trị, xã hội, truyền thống của Việt Nam nên đã thu hút được đa số phần chúng nhân dân tham gia ủng hộ. Đó là những mặt thuận lợi cơ bản, đang tạo cơ hội lớn cho những thành công bước đầu trong sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên bên cạnh đó, không phải không có những khó khăn nhất định. Đó là nguy cơ can thiệp của bên ngoại vào nội bộ nước ta, có thể dẫn đến sự lệ thuộc mới trong xu thế toàn cầu hóa. Các thế lực phản động không ngừng chống phá sự nghiệp đổi mới của chúng ta. Những hạn chế về trình độ khoa học, kỹ thuật hiện đại; kinh nghiệm quản lý, tổ chức về mọi mặt vẫn còn nhiều; tệ nạn quan liêu, chống tham nhũng, bất chấp luật pháp đã trở thành quốc nạn đang trở thành những lực cản đối với công cuộc đổi mới ở nước ta.
Với tinh thần “dĩ cổ phục kim”, những bài học lịch sử được đúc kết từ chính sự thành bại của Hồ Quý Ly, dù ít nhiều sẽ giúp chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng dù khó khăn, song trên cơ sở của những thuận lợi hiện có, những thành công bước đầu của công cuộc đổi mới, cuối cùng sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội của chúng ta sẽ giành được những thắng lợi mới. Bởi đó là cái phù hợp với xu hướng tất yếu của lịch sử. Đó cũng là điều mà toàn Đảng, toàn dân tộc ta khẳng định trong các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ta.
102
KẾT LUẬN
Từ nửa sau thế kỷ XIV, đất nước ta lâm vào khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Xu thế phân tán đang phát triển và lan rộng, nhà Trần ngày càng tỏ ra bất lực, suy yếu không định ra được biện pháp gì để nhằm cứu vãn được tình thế đang suy sụp. Nhân lực và tài lực bị hao tổn vì chiến tranh liên tiếp với Chiêm Thành, vì tập trung cho việc phòng thủ chuẩn bị đối phó với việc xâm lược của nhà Minh.
Nhu cầu cải cách, cải tổ để đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng đã trở thành một yêu cầu cấp bách. Dòng tư tưởng canh tân, cải cách có quá trình hình thành trước đó, tiêu biểu là Hồ Quý Ly, ông là người đã đứng ra đảm nhận vai trò khởi xướng rồi trở thành người lãnh đạo, tổ chức công cuộc cải cách này. Hành động của Hồ Quý Ly được đánh giá là một hành động dũng cảm, táo bạo đầy tâm huyết đối với vận mệnh của đất nước và vận mệnh của triều đại phong kiến đương thời.
Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly được thực hiện từ cuối vương triều Trần và vài năm đầu của nhà Hồ, thời gian này, ý đồ xâm lược của nhà Minh đối với nước ta thể hiện rất rõ. Hồ Quý Ly và nhà Hồ đứng trước hai yêu cầu: giải quyết cuộc khủng hoảng để củng cố triều đại mới và yêu cầu ứng phó với nạn ngoại xâm. Giữa hai yêu cầu đó, Hồ Quý Ly chưa có biện pháp kết hợp và chưa coi yêu cầu tập hợp lực lượng để chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là trên hết, cộng với sự sai lầm trong chiến lược, chiến thuật chỉ đạo kháng chiến đã dẫn nhà Hồ đi đến thảm bại.
Sự nghiệp cải cách của Hồ Quý Ly có chỗ thành công nhưng phần lớn là thất bại. Dù thất bại nhưng cũng không vì thế mà phủ nhận tư tưởng cải cách của ông, nhất là phủ nhận vị trí nhà Hồ trong dòng lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng. Nhà Hồ chỉ tồn tại có hơn 7 năm, nhưng đã tích tụ và
103
hình thành được bao nhiêu kinh nghiệm cho đời sau không phải chỉ ở chỗ những gì ông thực hiện trong suốt thời gian tham chính dưới thời Trần cũng như lúc làm vua của triều đại nhà Hồ, mà chính là ở những bài học lịch sử. Đó là những bài học về sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về thực hiện tốt chính sách thân dân, về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp giữ nước và xây dựng đất nước, về giáo dục đào tạo nhân tài phải gắn với thực tiễn cuộc sống, nhân dân và bài học về tính tất yếu của sự nghiệp đổi mới đất nước.
Tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly đã mở ra một bước phát triển mới trong lịch