Trong thời kỳ hiện đại, ý kiến đánh giá về tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly phong phú hơn song cũng chưa đạt đuợc sự thống nhất cao, thậm chí rất khác nhau. Có ý kiến ca ngợi ông là một con người thông minh, uyên bác về trí tuệ; trong việc quản lý, chấn hưng đất nước thì thực hiện có bài bản mà đỉnh cao là công cuộc cải cách Nhà nước. Có ý kiến cho rằng, sự nghiệp của ông và triều nhà Hồ quá sai lầm, kể cả về đối nội và đối ngoại, nên dẫn đến đất nước bị tiêu vong nhanh chóng; thậm chí có người phủ định hết hết thảy sự tích cực trong đó. Đặc biệt nhiều người nhấn mạnh đến việc hàng trăm các đại thần bị Hồ Quý Ly xử trảm, việc ông tước đoạt ngôi vua nhà Trần… dẫn đến đất nước nhanh chóng trước sức mạnh tàn bạo của quân Minh. Lại có ý kiến dung hòa cả hai mặt tích cực và tiêu cực nhất là vấn đề sách lược cải cách xã hội và phòng thủ đất nước…
Tiêu biểu cho quan điểm đánh giá hạ thấp, lên án Hồ Quý Ly thời kỳ này còn phải kể đến các tác giả như: Trương Hữu Quýnh, Đào Duy Anh, Nguyễn Phan Quang, Trần Văn Khang. Các tác giả theo khuynh hướng này cho Quý Ly là một nhà độc tài đầy tham vọng, mọi chủ trương, chính sách của ông đưa ra đều nhằm mục đích thâu tóm quyền lực và lợi ích vào tay một tập đoàn thống trị mới, không phù hợp với xu thế của lịch sử và ước vọng của nhân dân. Hồ Quý Ly xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc (quý tộc ngoại thích), chính sách cải cách về mặt kinh tế - xã
67
hội của Hồ Quý Ly nổi bật là “Hạn điền”, “Hạn nô”, những bản chất của chính sách lại phản tiến bộ, vì nó không phải xuất phát từ nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân mà chỉ nhằm phục vụ hai mục đích của tập đoàn thống trị quý tộc họ Hồ; một là đàn áp và làm suy yếu thế lực của quý tộc Trần, kẻ thù nguy hiểm của triều Hồ; hai là tập trung ruộng đất vào tay nhà vua. Chính sách tiền giấy ra đời không phải do nhu cầu kinh tế hàng hóa mà chỉ để giải quyết nạn kho tàng nhà nước đang trống rỗng, nên đã gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của kinh tế hàng hóa và gây khó khăn, rối loạn cho đời sống nhân dân. Về mặt chính trị, không cải cách căn bản bộ máy Nhà nước phong kiến mà chỉ thay thế những quan lại các cấp nhà Trần bằng người của Hồ Quý Ly. Về quân sự, quân đội đông nhưng ý chí sa sút. Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, tuy Hồ Quý Ly có thực hiện được một số cải cách như: mở trường, sử dụng chữ Nôm, song cũng không phải vì thế mà quá đề cao cải cách của ông. Trong đó đáng chú ý có quan điểm đánh giá của Trương Hữu Quýnh trong Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 264, năm 1992 về chính sách cải cách của họ Hồ “Đã không giải quyết được tình trạng khủng hoảng của xã hội đương thời, đã không cải thiện được đời sống đang lao đao lay lắt của nhân dân đương thời, lại còn đè nặng lên họ bằng thuế má nặng nề, phu dịch phiền tạp…”
Đi ngược lại với khuynh hướng đánh giá thấp, thậm chí lên án, chỉ trích Hồ Quý Ly, là khuynh hướng đánh giá rất cao những tư tưởng và nội dung cải cách của Hồ Quý Ly, coi ông là nhà chính trị có tư tưởng cải cách tiến bộ, táo bạo và cương quyết, đại diện cho mỗi giai tầng mới trong xã hội như địa chủ nhỏ, Nho sĩ cấp tiến, thương nhân. Tư tưởng và nội dung cải cách trên các lĩnh vực của Hồ Quý Ly đã đáp ứng những nhu cầu giải quyết khủng hoảng toàn diện và sâu sắc cuối thế kỷ XIX, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nếu không có cuộc chiến tranh xâm lược nhà Minh có lẽ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp. Về nguyên nhân thất bại của nhà Hồ trong cuôc kháng
68
chiến chống quân xâm lược Minh, các tác giả theo khuynh hướng này giải thích là do sự can thiệp của bên ngoài vào giữa lúc chính quyền nhà Hồ mới thiết lập, công cuộc cải cách mới triển khai, chính quyền mới đang gặp nhiều khó khăn vì cùng một lúc đối phó với nhiều thế lực chống đối từ bên trong đến bên ngoài. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các tác giả Minh Tranh trong các bài viết sự phát triển của chế độ phong kiến ở nước ta và vai trò của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV; Trong đó, ông đưa ra những luận điểm đánh giá cao Hồ Quý Ly và công cuộc cải cách của ông: “Hồ Quý Ly là một đại biểu cho một tập đoàn giai cấp phong kiến đang lên, đó là tập đoàn chủ động đứng ra cứu vãn quốc gia độc lập bị ngoại xâm đe dọa… Những chính sách của Hồ Quý Ly có tác dụng thúc đẩy lịch sử tiến lên, cứu vãn tình trạng bế tắc của xã hội phong kiến cuối thế kỷ XIV và nhằm bảo vệ độc lập dân tộc của đất nước. Xét cho cùng là những chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội đương thời… Hồ Quý Ly tỏ ra là một nhà chính trị lỗi lạc đương thời”.
Nguyễn Danh Phiệt cũng đã đánh giá về Hồ Quý Ly rằng ta không biết ông được học hành, rèn luyện qua cửa Khổng sân trình đến đâu, nhưng ông là người có trí thức không phải hạn hẹp. Tất cả đều được sử sách ghi chép. Cái vốn tri thức đó kết hợp với nguồn gốc quý tộc ngoại thích đã tạo điều kiện cho Hồ Quý Ly hòa nhập vào thế giới quan lại nơi cung đình đầy rẫy những vương hầu quyền uy thế tập, những bậc mũ cao áo dài xuất thân khoa cử. Trong môi trường đó ông phát huy vai trò cá nhân, tác động đến tiến trình lịch sử trên nhiều lĩnh vực” [21, tr.261-262].
Tư tưởng và sự nghiệp cải cách của Hồ Quý Ly còn được một số học giả nước ngoài nghiên cứu, có những đánh giá xác đáng hơn như học giả A.B Poliacốp trong cuốn Sự phục hưng của nướ Đại Việt thế kỷ X – XIV, Nxb Chính trị Quốc gia, Viện lịch sử quân sự Việt Nam, 1996, tr.279, bản dịch của TS. Vũ Minh
69
Giang như sau: “Nhìn chung các cải cách của Hồ Quý Ly được tiến hành xuất phát từ tính chất đặc thù của lịch sử dân tộc Việt Nam và từ vị trí có tính chất quốc tế của nó”. Ông đánh giá cao cải cách của Hồ Quý Ly, xem đó là đỉnh cao nhất của quá trình giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội lâu dài bắt đầu từ trước nhà Hồ và không thể nhanh chóng kết thúc sau sự thất bại của nhà Hồ được. Theo tác giả, sức mạnh và ảnh hưởng của cải cách Hồ Quý Ly còn được thể hiện ở nhiều điểm trong chương trình hành động của thời Lê Lợi và con cháu ông. Tác giả còn dùng nhiều các luận điểm khác của các học giả người Nga khác viết về Hồ Quý Ly để làm sáng tỏ hơn nữa luận điểm của mình, đó là luận điểm của Đê Ô Pik: “Đê Ô Pik cũng cảm nhận thấy xung quanh Lê Lợi có nhiều quan lại mang trong mình truyền thống cải cách, và ban thân Lê Lợi cũng thực hiện đến cùng cải cách ruộng đất của nhà Hồ”.
Đối với sử gia người Liên Xô Maxlov, năm 1998 khi cho ra mắt cuốn Việt
Nam phong kiến thế kỷ XIV, đầu XV, ông đã có những đánh giá về Hồ Quý Ly là “nhà cải cách, người yêu nước, người chiến sĩ đấu tranh chống chủ nghĩa bá quyền của phong kiến Trung Quốc”
Tất cả những ý kiến khác nhau ấy, đứng ở góc độ này hay góc độ khác đều có sự hợp lý nhất định vì đây là thực tế lịch sử đã xảy ra. Hơn nữa, tư tưởng Hồ Quý Ly là tư tưởng hành động, trong đó có bao hàm cả một ý thức hệ sâu rộng, hoạt động của ông hết sức đa dạng, phức tạp cho nên việc nhìn nhận, đánh giá về ông không hề đơn giản.
Với con mắt ngày nay nhìn lại, Lê Thúc Thông trong tạp chí Nam Phong, số 100 mục “Nam sứ liệt truyện khảo cứu” có viết tổng luận rằng:
“Việc Quý Ly xưa nay ai cũng chê rằng gian hùng, thời phong giao hát rằng:
70
Mẹ gà con vịt chít chiu
Mấy đời mẹ ghẻ nâng niu con chồng
Cũng là cười Quý Ly cả. Nay trong đời có người lại suy nguyên công việc làm của Quý Ly mà khen rằng: kể từ khi Quý Ly giúp Thuận Đế làm các việc là phải lắm, chẳng những đặt giang quan tuần thủ, cấp học điền cho các xứ, đặt quan thị để thông thương mậu dịch, lập thường bình để cứu dân cơ cận là phải, mà phải làm tiền giấy thông báo, hội phiếu họa hình long lân qui phượng, ấy là chước Thái tây ngân phiếu; đinh bạ thì hai tuổi đã được trước bạ, cuối năm xem xét, ấy là chước Thái tây sinh tử bạ; lập lệ hạn điền, bình dân chỉ 10 mẫu, ấy là chước Thái tây quân điền; sức điền chủ cắm nêu họ tên ở trên các ruộng cho khỏi điều tranh tụng, ấy là chước Thái tây trình tòa trước hạ; đắp đê yểm ngự nước mặn để lợi điều hòa, ấy là chước Thái tây khai cứ xây cống; đặt quảng tế viện y quan, ấy là chước Thái tây y viện; di dân vào Thanh Hóa, Tư Nghĩa ấy là chước Thái tây thực dân; vả lại phép thi lấy thi toán, mở đường toán pháp cho ông trạng Lương Cửu Chương, đắp đường thiên lý từ Thanh Hóa vào Thuận hóa, mở đường cho nhà Lê về sau làm quan lộ; kẻ sĩ phu Nguyễn Dụng Phủ dâng thư cười mặc áo bồ hoàng, mà chẳng làm tội, thật có lượng bao dung. Xem Quý Ly đương buổi Tây lịch 1411, khi ấy Âu châu các nước chưa đến trình độ bán khai, mà nước ta đã có Quý Ly bày đặt các việc, trước đã khêu đèn văn ngạnh, phỏng Bá Kỳ chẳng dựa quân Minh về trở ngạnh, để cho Quý Ly hết sức kinh lý giang sơn, trùng tân nhật nguyệt, nước ta hẳn kéo cờ văn minh thủ xuất trước các nước Đông Nam Á”.
Nhận xét của Lê Thúc Thông cho thấy, không chỉ có các sử gia thời phong kiến mà ngay cả những người đã có sự tiếp thu, chịu ảnh hưởng của quan điểm phương Tây cũng có quan điểm khác nhau về tư tưởng, công cuộc cải cách, con người Hồ Quý Ly.
71
2.1.3. Quan điểm đánh giá dựa trên những nguyên tắc phương pháp luận của
triết học Mác – Lênin
Trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, thời nào cũng xuất hiện những anh hùng, hào kiệt. Từ Bà Trưng, Bà Triệu đến Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại… Những vị ấy đã cùng biết bao thế hệ người Việt Nam chiến đấu, hi sinh làm rạng rỡ non sông đất nước và dân tộc ta. Trong lịch sử dân tộc, có những người vì lẽ này hay lý do khác mà không chỉ người đương thời, cả đến hậu thế cũng chưa đánh giá đúng mức, công bằng về tài năng, trí tuệ, đóng góp của họ đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Hồ Quý Ly là một người như thế. Vì vậy, mặc dù Triều Hồ đã qua hơn 6 thế kỷ, nhưng có rất nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp thuyết phục về sự nghiệp, nhân cách của một con người như ông.
Vấn đề chỉ có thể giải quyết một cách thỏa đáng khi nó được xem xét trên cơ sở các nguyên tắc phương pháp luận triết học khoa học và được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn, phù hợp; trước hết là các nguyên tắc phương pháp luận của triết học Mác – Lênin: khách quan, thực tiễn, toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển.
Quan điểm khách quan yêu cầu khi xem xét bất kỳ một sự vật, sự việc hay một hiện tượng nào thì cần đặt nó dưới cái nhìn khách quan, trung thực, công tâm.
Quan điểm thực tiễn yêu cầu khi xem xét một vấn đề hay một sự vật chúng ta cần đặt nó vào với thực tiễn nơi sự vật, sự việc ấy đang nảy sinh và phát triển, với thời gian và không gian cụ thể, với bối cảnh chi phối đến quá trình phát triển của sự vật, sự việc đó, để từ đó chúng ta mới có một cái nhìn khách quan, đúng đắn nhất.
72
Trở lại với nhân vật Hồ Quý Ly, thực tế lịch sử cũng đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc Hồ Quý Ly “cướp ngôi” và đánh giá ông là một “loạn thần tặc tử”. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xét đến bối cảnh thực tiễn xảy ra vào cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Khách quan mà nói, với nhãn quan sâu rộng và tài mưu lược, lại ở vị trí trụ cột của triều đình, Hồ Quý Ly sớm nhận thấy sự khủng hoảng sâu sắc của nhà Trần vào giai đoạn mạt kỳ của nó. Ngay cả các sử gia phong kiến dù không bao giờ coi nhà Hồ là chính thống, nhưng vẫn phải thừa nhận rằng đó là giai đoạn “xã tắc lung lay”, “vua u mê như nhược, không làm nổi việc gì”. Trong điều kiện đó, việc đổi thay triều đại là điều không có gì lạ, nếu không muốn nói đó là đòi hỏi khách quan lúc bấy giờ. Rõ ràng khi đặt Hồ Quý Ly vào đúng bối cảnh lịch sử của thời bấy giờ, có lẽ không riêng gì Hồ Quý Ly mà với bất kỳ một nhân vật yêu nước nào cũng đều có hành động thoán đoạt để thay đổi một triều đại đã cũ nát, dĩ nhiên chúng ta cũng không quên được những biện pháp, những hành động mưu mô, tàn độc của Hồ Quý Ly nhằm từng bước thiết lập và xây dựng một triều đại mới, tuy nhiên đây là hai mặt hoàn toàn khác nhau. Nên lịch sử cũng yêu cầu chúng ta cần có quan điểm thực tiễn để đánh giá và nhìn nhận cho đúng về con người Hồ Quý Ly.
Quan điểm toàn diện yêu cầu phải xem xét sự vật, hiện tượng trên nhiều mặt, không phiến diện, một chiều. Vận dụng quan điểm toàn diện vào đánh giá Hồ Quý Ly cho phép xác định mặt tích cực cũng như cả mặt tiêu cực, thấy được mối quan hệ giữa cải cách và sự thất bại trong kháng chiến chống xâm lược của giặc Minh.
Trong tất cả những nguyên tắc, phương pháp luận của triết học Mác – Lênin quan trọng hơn cả đó là quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng lịch sử.
73
Quan điểm lịch sử cụ thể yêu cầu khi xem xét một vấn đề hay một sự vật nào đó thì phải đặt nó trong không gian, thời gian, hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà trong đó nó phát sinh, tồn tại và phát triển chứ không được xét nó một cách cô lập, trừu tượng, phi lịch sử. Mặt khác, nhận thức của con người cũng chủ yếu nảy sinh, phát triển từ thực tiễn, trên cơ sở thực tiễn. Nhận thức có thể vượt trước thực tiễn nhưng một người dù có thông minh đến đâu thì nhận thức cũng không thể vượt quá xa thực tiễn mà anh ta sống mà trước hết và chủ yếu là điều kiện kinh tế, hoạt động chính trị xã hội đương thời. Thực tiễn không chỉ đặt ra những yêu cầu về nhận thức và hoạt động đối với con người mà còn đưa lại những điều kiện khách quan để con người có thể nhận thức, hoạt động trong thực tiễn, đồng thời quy định nhận thức và hoạt động của con người. Các Mác, trong tác phẩm “Ngày 18 tháng sương mù của Lui pônapáctơ” đã viết: “Con người làm ra lịch sử của chính mình nhưng không phải làm theo ý muốn tùy tiện của mình, trong những điều kiện tự