0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

nghĩa lịch sử của tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ (Trang 92 -96 )

Xác định ý nghĩa lịch sử, vị trí của của tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly cũng như bản thân ông trong lịch sử Việt Nam là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới học thuật cũng như trong nhân dân ta suốt 6 thế kỷ qua. Tuy nhiên, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả đã đạt được, với phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, bước đầu có thể nêu ra một số nhận xét sau:

- Thứ nhất: Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly là tư tưởng của hành động với tinh thần dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.

Trong tư tưởng cải cách của mình, Hồ Quý Ly đề cập đến tất cả các mặt đời sống xã hội và trong đó, điều đặc biệt nhất, nổi bật nhất là trong bất kỳ lĩnh vực nào ông cũng đều ban hành những chính sách cải cách táo bạo, kiên quyết thể hiện khát khao hành động vì đất nước.

Từ nội dung cải cách của Hồ Quý Ly có thể nhận thấy rằng cải cách của ông nhằm thực hiện 2 mục tiêu chính yếu:

93

- Một là, củng cố và tăng cường chế độ quân chủ trung ương tập quyền hiện đang suy yếu;

- Hai là, giải quyết các mâu thuẫn kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu của đất nước đang đặt ra từ cuộc khủng hoảng toàn diện dưới triều Trần nhằm đưa đất nước tiến lên.

Cả hai mục tiêu nói trên đều nhằm mục tiêu chung là tự cường và độc lập dân tộc, khẳng định vị thế dân tộc ngang hàng phương Bắc.

Nghiên cứu kỹ có thể thấy rằng, Hồ Quý Ly mang ý thức hệ Nho giáo phong kiến, ý thức hệ truyền thống của các triều đại phong kiến Việt Nam nhưng điểm nổi bật trong tư tưởng của ông là tính không giáo điều, xa rời thực tế, cái vốn được coi như là đặc trưng của hệ tư tưởng truyền thống này.

- Thứ hai: Các chủ trương, chính sách và hoạt động cải cách của Hồ Quý Ly đã ngăn chặn sự phân hóa xã hội, hạn chế nạn bần cùng hóa nông dân, biến bần dân thành nô tỳ, góp phần củng cố cơ sở kinh tế của Nhà nước quân chủ phong kiến trung ương tập quyền.

Chính sách trung tâm, có vai trò quan trọng trong vấn đề này là chính sách hạn điện và chính sách hạn nô. Hạn điền và hạn nô giúp hạn chế cơ sở kinh tế, lực lượng xã hội của thế lực quý tộc Trần. Hơn ai hết, Hồ Quý Ly đã nhận thức được vị trí và vai trò của ruộng công từng tồn tại với tư cách là lực lượng dự trữ quốc gia. Thực tế đã cho thấy, ruộng công đã được nhà nước phong kiến thời Lý - Trần trước đó và nhà nước phát triển thời Lê sơ và thời Nguyễn quan tâm với tính cách như một nguồn lực dự trữ to lớn của đất nước. Hồ Quý Ly, qua chính sách xóa bỏ điền trang, hạn chế danh điền đã củng cố cơ cấu kinh tế của Nhà nước quân chủ, loại trừ cơ sở của các thế lực phân tán, tập trung quyền lực vào tay Nhà nước quân chủ trung ương. Đặt các chính sách trong trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV của nước ta thì đó là việc hết sức cần thiết.

94

- Thứ ba: Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly đã góp phần định hướng một tiến trình vận động của xã hội trong những thế kỷ tiếp theo của xã hội Việt Nam trong việc xây dựng Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh về mọi mặt.

Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly đã tạo tiền đề cho những bước phát triển mới của lịch sử tư tưởng dân tộc trong quá trình xây dựng, củng cố quốc gia phong kiến trung ương tập quyền. Với tư tưởng cải cách của mình, Hồ Quý Ly đóng vai trò là người mở đầu thời điểm cải cách quan trọng trong lịch sử trung đại Việt Nam và đã để lại dấu ấn cho giai đoạn sau.

Nhà nước Lê sơ đã kế thừa tư tưởng cải cách kinh tế của Hồ Quý Ly, thể hiện được bước tiếp nối của tư tưởng cải cách kinh tế của Hồ Quý Ly, hạn chế tối đa sự tồn tại và phát triển những điền trang lớn là cơ sở nảy sinh khuynh hướng tư tưởng cát cứ, phân quyền đối lập với chính quyền quân chủ, tập trung quan liêu. Tư tưởng kinh tế trong chế độ lộc điền thời Lê đã thể hiện được bước tiếp nối của tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly. Qua đó quyền sở hữu lộc điền thuộc về Nhà nước phong kiến, quan lại được cấp lộc điền, khi về hưu phải trả lại cho Nhà nước, sau đó tùy theo phẩm tước khác nhau, họ sẽ được cấp lại một số ruộng đất gọi là thế nghiệp điền, nhưng số lượng nhỏ hơn, và được phép truyền lại cho con cháu. Nhờ chính sách ấy, mà ruộng đất công thời Lê sơ nhiều hơn thời cuối Trần và thời Hồ. Sở hữu Nhà nước về ruộng đất được mở rộng dưới triều Hồ sang đến thời Lê sơ được củng cố và chiếm ưu thế, xác định vững chắc điều mà trong cải cách của mình, Hồ Quý Ly không thể thực hiện được.

Như vậy những chủ trương chính sách đã ban hành trong tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly có một chỗ đứng nhất định trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng Việt, nó đã tấn công vào hiện tượng bế tắc, loại bỏ những trở lực, tạo điều kiện cho lịch sử phát triển. Song công cuộc cải cách của ông còn đang trong quá

95

trình triển khai thực hiện, thì bị chặn đứng lại vì hành động xâm lược của giặc Minh.

Trước và sau Hồ Quý Ly, trong lịch sử trung đại ở nước ta không có một gương mặt chủ trương cải cách mạnh bạo và quyết liệt như Hồ Quý Ly, điều đó cho phép chúng ta nhìn nhận Hồ Quý Ly như một nhà cải cách lớn, mặc dù sự nghiệp cải cách và xây dựng đất nước của ông còn dang dở.

Hồ Quý Ly, vương triều Hồ bị tiêu vong cùng với sự thất bại trong công cuộc chống giặc Minh do ông tổ chức và thực hiện, ngọn lửa yêu nước căm thù giặc, chiến đấu giữ nước giữ nhà từ tay Hồ Quý Ly chuyển sang Trần Quý Khoáng, tiến đến là Lê Lợi, người anh hùng đất Lam Sơn.

Chưa đầy một phần tư thế kỷ sau thất bại của Hồ Quý Ly (từ năm 1407 đến 1428) đất nước đã sạch bóng quân thù. Vương triều Lê xuất hiện và bắt tay vào xây dựng xã hội tiếp tục đưa đất nước phát triển theo hướng Hồ Quý Ly đã xác định. Chế độ quân chủ quý tộc vĩnh viễn lui về quá khứ, chế độ quân chủ quan liêu trung ương tập quyền được xác lập hoàn chỉnh ở thời Lê Sơ với một đất nước độc lập tự chủ và giàu mạnh.

Hồ Quý Ly bại vong nhưng hướng đi đã lựa chọn và sự nghiệp giữ nước của ông được thế hệ kế cận ông tiếp nối, biến thành hiện thực. Đúng như nhận xét của Giáo Sư sử học Phan Huy Lê: “Thất bại của Hồ Quý Ly có nguyên nhân của nó trong tổ chức và chỉ đạo chiến tranh và cả trong cải cách, nhưng đó là thất bại của một sự nghiệp anh hùng, một con người anh hùng” [17, tr.264].

Song, ý nghĩa lớn nhất của tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly không phải chỉ ở những cái mà ông làm ra, mà quan trọng hơn là những bài học lịch sử mà ông để lại cho đời sau.

96

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ (Trang 92 -96 )

×