0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đánh giá của các sử gia, chính trị gia thời phong kiến

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ (Trang 64 -66 )

Khi đánh giá về nhân vật Hồ Quý Ly, các sử gia biên niên thời trung đại của nước ta qua hai bộ sử lớn “Đại Việt sử ký toàn thư” và “Việt sử thông giám Cương Mục” đã đứng trên lập trường phong kiến, vận dụng quan điểm chính

65

thống của hệ tư tưởng phong kiến khi chép về Hồ Quý Ly. Các vị đó để lại tấm gương về hành động “bất trung” của một nhân vật từng khuấy động một thời.

Qua ngọn bút của các sử gia phong kiến, một Hồ Quý Ly “loạn thần tặc tử”, “cướp ngôi”… đã đi vào tiềm thức của nhiều thế hệ, góp phần không nhỏ trong việc điều chỉnh nhận thức, hướng dẫn dư luận xã hội theo quan điểm chính thống đương thời đối với Hồ Quý Ly. Ngay trên vùng đất Thanh Hóa, quê hương của ông đồng thời cũng là trung tâm đất nước thời Hồ, cho đến nay truyện kể, truyền thuyết về Hồ Quý Ly còn nhiều nhưng tất cả đều tỏ ra không có thiện cảm nếu không muốn nói là chỉ trích, lên án ông; tuyệt nhiên không tìm thấy, hoặc chưa tìm thấy dấu tích về một nơi thờ Hồ Quý Ly, dù chỉ là một ngôi miếu nhỏ.

Nguyễn Trãi, người đã từng đậu tiến sỹ và làm quan dưới triều Hồ cũng từng có nhận xét về con người Hồ Quý Ly và chính sự họ Hồ như sau: “Họ Hồ dùng gian trí để cướp nước, lại lấy gian trí để hiếp lòng dân. Lệnh bảo sao ban bố mà mọi người oán nỗi thương sinh, việc di dân thi hành mà mọi người kêu bề thất sở. Gia dĩ thuế má phiền, giao dịch nặng, pháp luật ngặt, hình phạt nghiêm. Chỉ vụ ích kỷ phì gia, chẳng nghĩ khổ dân hại nước. Yêu người gần, vị tình riêng. Họ hàng thì người thấp cũng tôn quý, tiện nhân mà người nịnh cũng tin dùng. Nhân mừng mà thưởng khen, nhân giận mà phạt giết. Người trung thực phải khóa miệng, kẻ lương thiện thì ngậm oan. Thế mà còn cứ kiêu ngạo tự tôn; không sợ mệnh trời gieo họa” [42, tr.197].

Tinh thần độc lập, sáng tạo về tư tưởng của Hồ Quý Ly đã vượt xa người cùng thời với ông và tầng lớp Nho sĩ đời sau nhưng danh nho Ngô Sĩ Liên (Thế kỷ XV) đời Lê, đã mạnh tay phê phán Hồ Quý Ly rằng: “Chu Tử sinh vào cuối đời Tống, kế tiếp công việc chú giải lục kinh của các nhà nho Hán, Đường, ngược dòng tìm nguồn, hiểu được ý thánh nhân ở các bộ kinh để lại, rõ được đạo thánh nhân ở những lời huấn giải, vắt óc nghiềm ngẫm, lý và tâm dung hợp. Ông giải

66

thích thì tường tận, chỉ dẫn thì xa rộng, thực là tập đại thành của các tiên nho và cũng là khuôn mẫu cho những kẻ hậu học. Huống chi lại có Trình Tử xướng ở trước và Chu Tử bổ sung chỗ chưa hoàn hảo ở sau, thì nghĩa đã tinh lắm rồi. Người sau mà có trước tác thì cũng chỉ là mở mang cho rộng thêm, tô chuốt cho bóng thêm, có thế mà thôi, sao lại được chê bai bàn cãi?” [9, tr.190].

Về cơ bản, trong số các nhà Nho, sử gia phong kiến không có ai có quan điểm hay nhận thức được mặt tích cực trong chính sách cải cách của Hồ Quý Ly.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ (Trang 64 -66 )

×