Cấu trúc của giao thức ZigBee

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế nút cảm biến không dây sử dụng công nghệ zigbee (Trang 26 - 28)

IEEE 802.15.4 và liên minh ZigBee đã liên kết chặt chẽ để xác định một bộ giao thức stack. IEEE 802.15.4 tập trung vào các đặc điểm kỹ thuật của hai lớp thấp hơn (lớp vật lý và lớp dữ liệu) dành cho các ứng dụng WPAN tốc độ thấp. IEEE 802.15.4 sẽ đi sâu phần chi tiết về đặc điểm kỹ thuật của lớp PHY và MAC bằng cách xây dựng các kiến trúc khối cho các loại mô hình mạng khác nhau như sao, cây và hình lưới. Các kỹ thuật định tuyến trong mạng được thiết kế sao cho phải đảm bảo duy trì được nguồn năng lượng lâu dài, độ trễ thấp.

18

Hình 1.8. Cấu trúc giao thức [8].

Ngăn xếp ZigBee bao gồm nhiều lớp gồm PHY, MAC, Mạng, lớp ứng dụng mạng (APS), và lớp đối tượng thiết bị ZigBee (ZDO). Lớp ZigBee thì được thể hiện trong bản bên dưới.

Lớp ZigBee Miêu tả

PHY Định nghĩa hoạt động lớp vật lý của thiết bị ZigBee bao gồm cả nhận độ nhạy, từ chối kênh, công suất đầu ra, số kênh, điều chế chip, và thông số tốc độ truyền. Hầu hết các ứng dụng ZigBee hoạt động trên băng tần ISM 2.4 GHz, với tốc độ dữ liệu 250 kbps. MAC Quản lý truyền dữ liệu RF giữa những thiết bị hàng xóm (point to

point). MAC bao gồm các dịch vụ như thử lại truyền dẫn, quản lý xác nhận và kỹ thuật tránh va chạm (CSMA-CA).

Network Cộng thêm khả năng định tuyến cái này cho phép gói tin dữ liệu RF đi qua nhiều thiết bị (nhiều bước nhảy) để tuyến đường dữ liệu từ nguồn tới đích (peer to peer).

APS Lớp ứng dụng này định nghĩa đối tượng định địa chỉ khác nhau bao gồm: cá nhân, cụm, và điểm cuối.

19

ZDO Lớp ứng dụng này cung cấp thiết bị và chức năng tìm ra dịch vụ và khả năng quản lý mạng nâng cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế nút cảm biến không dây sử dụng công nghệ zigbee (Trang 26 - 28)