Xã Vạn Hoà nằm ở phía Đông - Nam thành phố Lào Cai. Tổng diện tích tự nhiên 2.032ha, với 1022 hộ, 3088 nhân khẩu, được chia thành 10 thôn và có 9 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh và Thành phố, với nhiều chính sách ưu đãi, đặc biệt là các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, nhằm tạo ra vành đai thực phẩm thịt, rau, hoa quả cung cấp cho nhu cầu của thành phố. Đời sống của nhân dân các dân tộc xã Vạn Hoà đã từng bước được nâng lên rõ rệt. Số hộ khá, hộ giàu tăng mạnh, số nghèo giảm xuống còn 5 hộ = 0.05% (tính đến 2010). Mức thu nhập bình quân đầu người đạt từ 20 - 25 triệu đồng/năm.
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Vạn Hoà cácch trung tâm thành phố 7km về phía đông. + Phía Bắc giáp phường Phố Mới.
+ Phía Nam giáp sông Hồng.
+ Phía Đông giáp xã Thái Niên - Huyện Bảo Thắng. + Phía Tây giáp sông Hồng.
4.1.1.2. Địa hình
Xã Vạn Hoà có đặc điểm địa hình đồi núi với độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 200m.
- Phía Tây Nam có địa hình khá bằng phẳng, đồi núi thấp, giáp sông Hồng, đất đai phì nhiêu mầu mỡ, phù hợp cho phát triển cây nông nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển vùng rau chuyên canh sản xuất theo hướng an toàn. Tuy nhiên, hàng năm dải đất ven sông Hồng chịu ảnh hưởng nhiều của mưa lũ gây sạt lở mất nhiều diện tích đất nông nghiệp.
- Phía Đông Bắc có địa hình đồi núi cao phù hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng cây ăn quả…
- Độ dốc dưới 30, chiếm 4,21% diện tích tự nhiên. - Độ dốc từ 30 – < 70, chiếm 2,75% diện tích tự nhiên. - Độ dốc từ 70 – <150, chiếm 8,09% diện tích tự nhiên. - Độ dốc từ 150 – <250, chiếm 67,98% diện tích tự nhiên. - Độ dốc trên 250, chiếm 16,96% diện tích tự nhiên.
4.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mang đặc điểm chung của khí hậu toàn vùng. Mựa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23,4oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 31,8oC, (tháng 6, tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 16,2oC (tháng 1 và tháng 10).
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1400mm – 1600mm. Mưa chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với tổng lượng mưa khoảng 80%, những tháng còn lại chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa, đặc biệt các tháng 11 và 12 lượng mưa rất thấp.
Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1833 giờ (trung bình 5,1 giờ/ngày) số giờ nắng cao nhất trong tháng 7 với 263 giờ, ít nhất trong tháng 3 thường số giờ nắng dao động từ 70 – 90 giờ.
Hướng gió: Mùa nóng thịnh hành là gió Đông Nam từ tháng 3 đến tháng 9, mùa khô thịnh hành là gió Đông Bắc từ tháng 10 đến háng 2 năm sau.
Độ ẩm không khí trung bình là 83%, độ ẩm thấp nhất là 77% vào tháng 12, độ ẩm cao nhất là 88% vào tháng 3 và tháng 4.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Trên địa bàn xã, ngoài sông Hồng còn có hệ thống khe lạch, ao hồ được phân bố khá đồng đều trên địa bàn, diện tích rừng phòng hộ, đầu nguồn được bảo vệ tốt nên nguồn nước mặt, nước ngầm khá dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt.
4.1.1.5. Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra về thổ nhưỡng của Trung tâm KHTN và CN Quốc gia thuộc Viện Địa lý, trên địa bàn xã có các nhóm đất sau:
- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, thành phần cơ giới đất thịt trung bình, lẫn đá màu sắc không đồng nhất, kết cấu tốt, không chua độ phì khá.
- Đất đỏ vàng trên đá Macma axít, thành phần cơ giới nặng, ít chua, kết cấu viên xốp, đá mẹ đang trong quá trình phong hóa mạnh, độ dày canh tác từ 20cm – 80cm, màu xám đen, vàng xám hoặc vàng đỏ.
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất có màu vàng hoặc màu vàng đỏ, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, ít chua do ảnh hưởng của đá vôi.
- Đất nâu vàng trên trầm tích và phù sa cổ, là loại đất được hình thành nhờ quá trình tích luỹ trầm tích neo-gen, tầng đất khá dày, có hàm lượng dinh dưỡng cao, tơi xốp tuy nhiên có lẫn cuội sỏi, phân bố dọc sông Hồng, ở các đồi thấp liền dải.
- Đất phù sa sông, suối, phân bố dọc theo sông Hồng, hệ thống suối, được hình thành qua quá trình lắng đọng, bồi tụ lâu đời, loại đất này có độ phì khá, ít chua, tầng dày trung bình, thành phần cơ giới trung bình.
- Đất thung lũng dốc tụ, đây là loại đất thứ sinh được hình thành và phát triển trong quá trình rửa trôii và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn hoặc khe dốc, cố độ phì phụ thuộc vào các loại đất lân cận, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình.
- Đất phù sa không được bồi tụ, có màu nâu tím, thành phần cơ gới nhẹ đến trung bình, có kết cấu viên, đất trung tính hoặc kiềm yếu, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng đất dày.
4.1.1.6 Các loại tài nguyên 4.1.1.6.1 Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên 2.032 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp, diện tích 1.641,13ha, gồm: + Đất sản xuất nông nghiệp 152,70ha.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản 4,58ha. - Đất phi nông nghiệp 294,02ha, gồm: + Đất ở nông thôn 22,89 ha.
+ Đất chuyên dùng 161,51 ha.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa 9,02 ha.
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 100,29 ha. + Đất chưa sử dụng (đồi núi chưa sử dụng) 96,85.
Nhìn chung, nguồn tài nguyên đất của xã Vạn Hoà khá phong phú, đa dạng về chủng loại, độ pH trung bình từ 4 – 6%, thuộc loại đất trung tính nên thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao, diện tích rừng khá lớn, độ che phủ đạt xấp xỉ 70%, đây là điều kiện tốt để gữn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên đất quý giá.
4.1.1.6.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt khá dồi dào do có sông Hồng và hệ thống khe lạch, ao hồ phân bố trên địa bàn.
- Nguồn nước ngầm: Do ở vùng thấp, diện tích rừng khá lớn, nguồn nước ngầm gần như lộ thiên rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng.
4.1.1.6.3. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng khoảng trên 1400 ha, chiếm 70% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
- Rừng sản xuất 395,75 ha. - Rừng phòng hộ 1.087,60 ha.
Rừng của xã Vạn Hoà ngoài mục đích kinh tế còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi, trong tương lai cần tăng cường các biện pháp bảo vệ, cải tạo diện tích rừng
phòng hộ và trồng rừng để tăng độ che phủ, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước và môi trường sinh thái.
4.1.1.6.4 Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra của Viện Địa chất khoáng sản cho thấy xã Vạn Hoà nằm trong dải quặng Caolin Penport (với trữ lượng hàng chục vạn tấn) tập trung tại thôn Sơn Món.