CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án tái định cư cầu giang đông – xã vạn hòa – tp lào cai (Trang 27 - 31)

2.2.2.1 Trước khi có Luật Đất đai năm 1993

Sau cách mạng tháng 8/1945, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1946) chỉ rõ: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là nhằm bảo toàn lãnh thổ giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết Quốc gia trên nền tảng dân chủ...” (Hiến pháp, 1946) [12]

Ngay sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc (1954), Đảng và Nhà nước đã khẳng định con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam là xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.

Khi trưng dụng ruộng đất, Nhà nước xác định, cách bồi thường tốt nhất là vận động nông dân điều chỉnh hoặc nhượng ruộng đất cho người bị trưng dụng để họ tiếp tục sản xuất. Trường hợp không làm được như vậy, về đất sẽ được bồi thường bằng tiền từ 1 - 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng dụng. Mức bồi thường căn cứ vào thực tế ở mỗi nơi, đời sống của nhân dân cao hay thấp, ruộng đất ít hay nhiều, tốt hay xấu mà định. Đối với ruộng đất bị đào để tu bổ đường xá, làm đập thì tuỳ theo đất bị đào sâu hay nông, sản lượng bị

giảm nhiều hay ít mà định mức bồi thường nhưng không quá hai (02) năm sản lượng thường niên. Nếu ruộng đất bị trưng dụng chuyên trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lưu niên thì bồi thường cao hơn so với các loại hoa màu khác. Nếu phải dời nhà, giếng nước đi nơi khác thì sẽ được giúp đỡ để xây dựng cái khác. Ruộng đất bị trưng dụng thuộc Hợp tác xã nông nghiệp thì không cần bồi thường nếu như có khả năng thu xếp để việc trưng dụng không ảnh hưởng đến đời sống xã viên hoặc chỉ được bồi thường một phần nào.

Những ruộng đất công do nhân dân sử dụng thì cơ quan cần ruộng đất phải báo cho người sử dụng biết trước khi làm thời vụ, nếu không báo trước mà phải trưng dụng ngay thì cơ quan cần ruộng đất phải bồi thường tiền giống, công cấy, trường hợp cần thiết phải có biện pháp giúp đỡ họ tiếp tục sản xuất, sinh sống. Các khu tự trị, căn cứ vào tình hình địa phương, căn cứ thể lệ chung để giải quyết cho hợp lí.

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, cả nước bước vào giai đoạn xác định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, ổn định kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội, khôi phục đất nước. Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, Hiến pháp năm 1980 ra đời, bước đầu tạo ra sự đổi mới về nhận thức cũng như phương thức quản lý kinh tế.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng thì những chính sách này cũng đã đóng vai trò tích cực trong việc GPMB, dành đất cho việc xây dựng các công trình quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng ban đầu của đất nước.

2.2.2.2 Thời kỳ 1993 đến 2003

Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Với quy định “đất có giá” và người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ, đây là sự đổi mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bồi thường thiệt hại & GPMB của Luật Đất đai 1993.

Những quy định về bồi thường thiệt hại & GPMB của Luật đất đai năm 1993 đã thu được những thành tựu quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, nhưng càng về sau, do sự chuyển biến mau lẹ của tình hình kinh tế - xã hội, nó đã dần mất đi vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển.

Chính sách bồi thường thiệt hại & GPMB theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ - CP và Thông tư số 145/1998/TT - BTC đã quy định rõ phạm vi áp dụng bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, đối tượng phải bồi thường thiệt hại, đối tượng được bồi thường thiệt hại, phạm vi bồi thường thiệt hại và các chính sách cụ thể về bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất, việc lập khu tái định cư cũng như việc tổ chức thực hiện.

2.2.2.3 Từ khi có luật đất đai 2003

Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 là luật có phạm vi điều chỉnh bao quát nhất, thể hiện đầy đủ nhất hơi thở của cuộc sống so với các Luật Đất đai đã ban hành trước đó. Luật Đất đai 2003 có nhiều nội dung mới, trong đó tập trung vào các vấn đề đặt ra trong quản lý sử dụng đất đai. (Luật đất đai, 2003) [18]

Hiện nay, có rất nhiều các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu thương mại đang được thực hiện và trong tương lai con số các dự án không ngừng tăng lên. Sau khi Luật Đất đai 2003 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới Luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về giá đất, bồi thường, tái định cư.

* Nhận xét, đánh giá

Qua nghiên cứu chính sách bồi thường thiệt hại & GPMB của Việt Nam qua các thời kỳ cho thấy vấn đề bồi thường thiệt hại & GPMB đã được đặt ra từ rất sớm, các chính sách đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được điều chỉnh tích cực để phù hợp hơn với xu hướng phát triển của đất nước. Trên thực tế các chính sách đó đã có tác dụng tích cực trong việc đảm bảo sự

cân đối và ổn định trong phát triển, khuyến khích được đầu tư và tương đối giữ được nguyên tắc công bằng.

Cùng với sự đổi mới về tiến trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan lập pháp và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong những năm gần đây đã có nhiều điểm đổi mới thể hiện chính sách ưu việt của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án tái định cư cầu giang đông – xã vạn hòa – tp lào cai (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)