PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án tái định cư cầu giang đông – xã vạn hòa – tp lào cai (Trang 41)

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà kinh tế, và các thầy cô

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Vạn Hòa

4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Xã Vạn Hoà nằm ở phía Đông - Nam thành phố Lào Cai. Tổng diện tích tự nhiên 2.032ha, với 1022 hộ, 3088 nhân khẩu, được chia thành 10 thôn và có 9 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh và Thành phố, với nhiều chính sách ưu đãi, đặc biệt là các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, nhằm tạo ra vành đai thực phẩm thịt, rau, hoa quả cung cấp cho nhu cầu của thành phố. Đời sống của nhân dân các dân tộc xã Vạn Hoà đã từng bước được nâng lên rõ rệt. Số hộ khá, hộ giàu tăng mạnh, số nghèo giảm xuống còn 5 hộ = 0.05% (tính đến 2010). Mức thu nhập bình quân đầu người đạt từ 20 - 25 triệu đồng/năm.

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Vạn Hoà cácch trung tâm thành phố 7km về phía đông. + Phía Bắc giáp phường Phố Mới.

+ Phía Nam giáp sông Hồng.

+ Phía Đông giáp xã Thái Niên - Huyện Bảo Thắng. + Phía Tây giáp sông Hồng.

4.1.1.2. Địa hình

Xã Vạn Hoà có đặc điểm địa hình đồi núi với độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 200m.

- Phía Tây Nam có địa hình khá bằng phẳng, đồi núi thấp, giáp sông Hồng, đất đai phì nhiêu mầu mỡ, phù hợp cho phát triển cây nông nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển vùng rau chuyên canh sản xuất theo hướng an toàn. Tuy nhiên, hàng năm dải đất ven sông Hồng chịu ảnh hưởng nhiều của mưa lũ gây sạt lở mất nhiều diện tích đất nông nghiệp.

- Phía Đông Bắc có địa hình đồi núi cao phù hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng cây ăn quả…

- Độ dốc dưới 30, chiếm 4,21% diện tích tự nhiên. - Độ dốc từ 30 – < 70, chiếm 2,75% diện tích tự nhiên. - Độ dốc từ 70 – <150, chiếm 8,09% diện tích tự nhiên. - Độ dốc từ 150 – <250, chiếm 67,98% diện tích tự nhiên. - Độ dốc trên 250, chiếm 16,96% diện tích tự nhiên.

4.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mang đặc điểm chung của khí hậu toàn vùng. Mựa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23,4oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 31,8oC, (tháng 6, tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 16,2oC (tháng 1 và tháng 10).

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1400mm – 1600mm. Mưa chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với tổng lượng mưa khoảng 80%, những tháng còn lại chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa, đặc biệt các tháng 11 và 12 lượng mưa rất thấp.

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1833 giờ (trung bình 5,1 giờ/ngày) số giờ nắng cao nhất trong tháng 7 với 263 giờ, ít nhất trong tháng 3 thường số giờ nắng dao động từ 70 – 90 giờ.

Hướng gió: Mùa nóng thịnh hành là gió Đông Nam từ tháng 3 đến tháng 9, mùa khô thịnh hành là gió Đông Bắc từ tháng 10 đến háng 2 năm sau.

Độ ẩm không khí trung bình là 83%, độ ẩm thấp nhất là 77% vào tháng 12, độ ẩm cao nhất là 88% vào tháng 3 và tháng 4.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn xã, ngoài sông Hồng còn có hệ thống khe lạch, ao hồ được phân bố khá đồng đều trên địa bàn, diện tích rừng phòng hộ, đầu nguồn được bảo vệ tốt nên nguồn nước mặt, nước ngầm khá dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt.

4.1.1.5. Thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra về thổ nhưỡng của Trung tâm KHTN và CN Quốc gia thuộc Viện Địa lý, trên địa bàn xã có các nhóm đất sau:

- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, thành phần cơ giới đất thịt trung bình, lẫn đá màu sắc không đồng nhất, kết cấu tốt, không chua độ phì khá.

- Đất đỏ vàng trên đá Macma axít, thành phần cơ giới nặng, ít chua, kết cấu viên xốp, đá mẹ đang trong quá trình phong hóa mạnh, độ dày canh tác từ 20cm – 80cm, màu xám đen, vàng xám hoặc vàng đỏ.

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất có màu vàng hoặc màu vàng đỏ, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, ít chua do ảnh hưởng của đá vôi.

- Đất nâu vàng trên trầm tích và phù sa cổ, là loại đất được hình thành nhờ quá trình tích luỹ trầm tích neo-gen, tầng đất khá dày, có hàm lượng dinh dưỡng cao, tơi xốp tuy nhiên có lẫn cuội sỏi, phân bố dọc sông Hồng, ở các đồi thấp liền dải.

- Đất phù sa sông, suối, phân bố dọc theo sông Hồng, hệ thống suối, được hình thành qua quá trình lắng đọng, bồi tụ lâu đời, loại đất này có độ phì khá, ít chua, tầng dày trung bình, thành phần cơ giới trung bình.

- Đất thung lũng dốc tụ, đây là loại đất thứ sinh được hình thành và phát triển trong quá trình rửa trôii và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn hoặc khe dốc, cố độ phì phụ thuộc vào các loại đất lân cận, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình.

- Đất phù sa không được bồi tụ, có màu nâu tím, thành phần cơ gới nhẹ đến trung bình, có kết cấu viên, đất trung tính hoặc kiềm yếu, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng đất dày.

4.1.1.6 Các loại tài nguyên 4.1.1.6.1 Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên 2.032 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp, diện tích 1.641,13ha, gồm: + Đất sản xuất nông nghiệp 152,70ha.

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản 4,58ha. - Đất phi nông nghiệp 294,02ha, gồm: + Đất ở nông thôn 22,89 ha.

+ Đất chuyên dùng 161,51 ha.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa 9,02 ha.

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 100,29 ha. + Đất chưa sử dụng (đồi núi chưa sử dụng) 96,85.

Nhìn chung, nguồn tài nguyên đất của xã Vạn Hoà khá phong phú, đa dạng về chủng loại, độ pH trung bình từ 4 – 6%, thuộc loại đất trung tính nên thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao, diện tích rừng khá lớn, độ che phủ đạt xấp xỉ 70%, đây là điều kiện tốt để gữn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên đất quý giá.

4.1.1.6.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt khá dồi dào do có sông Hồng và hệ thống khe lạch, ao hồ phân bố trên địa bàn.

- Nguồn nước ngầm: Do ở vùng thấp, diện tích rừng khá lớn, nguồn nước ngầm gần như lộ thiên rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng.

4.1.1.6.3. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng khoảng trên 1400 ha, chiếm 70% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

- Rừng sản xuất 395,75 ha. - Rừng phòng hộ 1.087,60 ha.

Rừng của xã Vạn Hoà ngoài mục đích kinh tế còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi, trong tương lai cần tăng cường các biện pháp bảo vệ, cải tạo diện tích rừng

phòng hộ và trồng rừng để tăng độ che phủ, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước và môi trường sinh thái.

4.1.1.6.4 Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra của Viện Địa chất khoáng sản cho thấy xã Vạn Hoà nằm trong dải quặng Caolin Penport (với trữ lượng hàng chục vạn tấn) tập trung tại thôn Sơn Món.

4.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Kinh tế

- Cơ cấu kinh tế nông thôn; Nông nghiệp chiếm 42%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 38%, thương mai - dịch vụ 20%.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của xã 2009 là 7%. - Thu nhập bình quân 20 triệu đồng/người/năm.

- Tỷ lệ hộ nghèo, cả xã còn 5 hộ nghèo, chiếm 0,5% (tính đến 2010)

4.1.2.2. Lao động

Tổng số lao động trong độ tuổi là 1916 người chiếm 62% tổng số nhân khẩu, trong đó lao động nông nghiệp là 784 người chiếm 40%; lao động thương mại dịch vụ, CN-TTCN là 1132 người chiếm 60%; lao động đã qua đào tạo là 479 lao động chiếm 25%; lao động chưa qua đào tạo là 1437 lao động chiếm 75%. Đại học 0,5%, Trung cấp 6 %, sơ cấp hoặc tập huấn 18,5%, còn lại lao động chưa qua đào tạo chiếm 75%.

4.1.2.3. Hình thức tổ chức sản xuất:

- Mô hình trang trại trên địa bàn xã có 3 doanh nghiệp, 4 hợp tác xã và 4 trang trại nông lâm nghiệp; nhiều mô hình sản xuất nông lâm kết hợp đang phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

4.1.2.4. Văn hoá - xã hội - môi trường 4.1.2.4.1 Văn hoá – giáo dục

* Giáo dục:

Hệ thống trường lớp không ngừng được củng cố và phát triển, nâng cao khả năng thu hút trẻ em trong độ tuổi đến trường, tính đến năm học 2009 – 2010, trên địa bàn xã có 03 trường, gồm 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở, diện tích sử dụng là 1,6 ha

* Cơ sở vật chất văn hoá:

- Hiện tại xã có 01 nhà văn hoá trung tâm và 06 điểm văn hoá tại 6/10 thôn, cơ bản nhà văn hoá thôn đã được xây dựng theo kết cấu tường xây lợp ngói xi măng, tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu.

4.1.2.4.2. Y tế (Đã đạt chuẩn quốc gia)

Xã có một trạm y tế, xây cấp IV, số giường bệnh 05, đội ngũ cán bộ, nhân viên gồm: Y sỹ 01 người, Y tá hộ lý 01 người, dược sỹ 01 người và 5 cán bộ y tế thôn bản; trang thiết bị và dụng cụ y tế đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh ở cấp cơ sở.

4.1.2.4.3 Môi trường

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 90%.

- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình hợp vệ sinh (nhà tắm, bể nước, nhà vệ xinh) đạt chuẩn 85%.

- Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 85% - Xử lý chất thải:

+ Cú 3/10 thôn đã có điểm thu gom, xử lý rác thải (Theo hình thức xã hội hoá).

+ Cú 7/10 thôn chưa có các điểm thu gom rác và xử lý rác thải theo quy đinh. - Nghĩa trang: Đã có nghĩa trang (9,02ha) được đầu tư xây dựng đảm bảo môi trường và có quy chế quản lý.

4.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội đến công tác BT&GPMB công tác BT&GPMB

4.1.3.1. Thuận lợi

- Có diện tích đất tự nhiên dồi dào, diện tích đất nông nghiệp tương đối phong phú về chủng loại, phù hợp với nhiều loại cây trồng.

- Diện tích đất sản xuất lâm nghiệp lớn có thể tổ chức sản xuất kinh doanh một số loài cây lâm nghiệp tạo vùng nguyên liệu chế biến gỗ...

- Số người trong độ tuổi lao động khoảng 1916 người chiếm 62% tổng số nhân khẩu. Là điều kiện tốt để tham gia lao động, xóa đói giảm nghèo.

4.1.3.2. Khó khăn

- Về điều kiện tự nhiên:

+ Giao thông đường đi vào các vùng sản xuất kinh tế không được thuận lợi.

- Về kinh tế xã hội:

+ Xuất phát điểm để bước vào xây dựng nông thôn mới của xã còn nhiều hạn chế so với bình quân chung của tỉnh Lào Cai. Trong sản xuất chưa có quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá, giao thông liên thôn, nội thôn, nội động chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sinh hoạt văn hoá, tinh thần của nhân dân còn thiếu.

+ Lao động: Lao động lớn nhưng chưa được qua đào tạo, phần lớn lao động thủ công nên năng suất lao động thấp, trình độ dân trí thấp ảnh hưởng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Việc phát triển ngành nghề gặp nhiều khó khăn.

4.1.4. Tình hình quản lý sử dụng đất và ảnh hưởng của nó đến công tác GPMB GPMB

4.1.4.1. Tình hình quản lý đất đai của xã Vạn Hòa

Đai cũng như các chủ trương lớn của Nhà nước và của ngành về công tác quản lý đất đai, từng bước đưa công tác này đi vào nề nếp, hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất.

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới. Ranh giới giữa xã Vạn Hòa và các xã giáp ranh đã được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.

Nhìn chung công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành.

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn cơ bản đã được thực hiện, triển khai đúng thủ tục, trình tự thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất. Công tác đền bù, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật ít có khiếu nại xảy ra và giải quyết tốt các khiếu nại phát sinh về đền bù hỗ trợ và tái định cư. Việc lập hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho các dự án được sự chỉ đạo, phối hợp của các sở, ban ngành của tỉnh thực hiện theo đúng chính sách, quy định hiện hành. Quy trình triển khai được chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất. Trong quá trình tổ chức thực hiện, UBND xã Vạn Hòa đã xem xét và giải quyết kịp thời nhiều ý kiến, kiến nghị, thắc mắc của nhân dân về giá cả, các chính sách, chế độ khi Nhà nước thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

UBND xã Vạn Hòa quản lý và giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất...,thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên còn nhưng hạn chế trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng như công tác lập quy hoạch sử dụng đất đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Nhìn chung, công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã năm 2014 được thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của phường và nhất là tạo được sự yên tâm đầu tư, khai thác tốt tiềm năng của đất, bồi bổ cho đất phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

4.1.4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Vạn Hòa năm 2014

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Vạn Hòa năm 2014

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 2032,00 100 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 1578,31 77,67 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 142,74 7,02 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 56,69 2,79 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 28,04 1,38 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 28,65 1,41

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 86,05 4,23

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1431,26 70,44

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1431,26 70,44

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 3,81 0,19

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,5 0,02

2 Đất phi nông nghiệp PNN 358,36 17,64

2.1 Đất ở OTC 22,72 1,12

2.2 Đất chuyên dùng CDG 223,71 11,01

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS

0,15 0,01

2.2.2 Đất an ninh CAN 26,47 1,30

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 100 4,92

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án tái định cư cầu giang đông – xã vạn hòa – tp lào cai (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)