BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án tái định cư cầu giang đông – xã vạn hòa – tp lào cai (Trang 31 - 33)

Việc xây dựng và phát triển các công trình đều cần đất. Do đất đai không phải lúc nào cũng có sẵn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng - An ninh của mỗi nước. Vì thế, mọi Nhà nước đều phải sử dụng quyền lực của mình để thu hồi đất hoặc trưng thu đất của người đang sở hữu, đang sử dụng để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. Ở mỗi nước, quyền lực thu hồi, trưng thu đất được ghi trong Hiến pháp hoặc tại Bộ Luật đất đai hoặc một bộ luật khác. Nếu việc thu hồi, trưng thu đó phù hợp với quy định của Pháp luật mà người sở hữu hoặc người sử dụng đất không thực hiện thì Nhà nước có quyền chiếm hữu đất đai. Việc thu hồi đất, trưng thu đất và bồi thường thiệt hại về đất tại mỗi quốc gia đều được thực hiện theo chính sách riêng do Nhà nước đó quy định. Tuy nhiên, các chính sách đó đều có các nội dung chủ yếu sau:

Đối tượng được bồi thường về đất: Tất cả những người đang sử dụng đất mà bị Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu, kể cả những người thiếu chứng chỉ hợp pháp về đất đai, chiếm đất bất hợp pháp trước ngày Nhà nước thực hiện thu hồi đất hoặc trưng thu đất mà đó tồn tại không có tranh chấp hoặc khiếu nại đều được bồi thường. Hay nói cách khác là tất cả những người có đất bị ảnh hưởng bởi dự án đều có quyền được bồi thường.

Phương thức bồi thường đất: Việc bồi thường được thực hiện theo hai phương thức là bồi thường bằng hiện vật (đất, nhà, lương thực, vật liệu xây dựng,...) hoặc bồi thường bằng tiền cho đất đai bị thiệt hại. Tuy nhiên, dù thực hiện theo phương thức nào thì cũng đều phải xác định giá trị đất bị thu hồi để làm cơ sở thực hiện việc bồi thường.

Giá trị đất bị thu hồi, trưng thu: Điều 12 luật đất đai quy định: “Nhà nước quy định các loại giá đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu

hổi” (Luật sửa đổi, 2001)[15] . Do đó chúng ta có thể hiểu “ Giá Đất” là cầu nối giữa mối quan hệ về đất đai – thị trường – sự quản lý của nhà nước. Nhà nước điều tiết quản lý đất đai qua giá hay nói một các khác: giá đất là công cụ kinh tế để người quản lý và người sử dụng đất tiếp cận với cơ chế thị trường, đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá sự công bằng trong phân phối đất đai, để người sử dụng thực hiện nghĩa vụ của mình và Nhà nước điều chỉnh các quan hệ đất đai theo pháp luật. Như vậy giá đất do Nhà nước quy định chỉ nhằm để giải quyết mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước – chủ sở hữu đất và người sử dụng đất – người được nhà nước giao đất choặc cho thuê đất, không áp dụng giá này cho giao dịch nhân sự như chuyển quyền sử dụng dụng đất, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất giữa những người được nhà nước giao đất và cho thuê đất. Giá bán quyền sử dụng đất được hình thành trong các giao dịch dân sự là do các bên tự thỏa thuận và giá này được gọi là “ giá đất thực tế” hay “ giá đất thị trường”.

Giá đất thị trường là giá bán quyền sử dụng đất của một đất nào đó có thể thực hiện phú hợp với quy luật giá trị (trao đổi ngang giá), quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… biểu hiện bằng tiền do người chuyển nhượng (bán) và người nhận chuyển nhượng (mua) tự thỏa thuận với nhau tại thời điểm xác định.

Như vậy trên thực tế có hai loại giá đất: giá do Nhà nước quy định và giá thị trường. Hai giá này đều có mặt trong việc xử lý quan hệ đất đai (hoặc trực tiếp hoặc gián tiệp) giữa Nhà nước với người sử dụng đất. (Hồ Thị Lam Trà, 2003) [14]

Chính sách hỗ trợ khi bị thu hồi đất, trưng thu đất: Ngoài việc bồi thường cho người bị thu, trưng thu, trưng mua hoặc thu hồi đất, các quốc gia cũng quy định việc hỗ trợ cho người bị thu hồi đất hoặc bị trưng thu đất. Đó là các khoản hỗ trợ bổ sung ngoài bồi thường nhằm tạo điều kiện cho người bị

thu hồi đất hoặc bị trưng thu đất ổn định và cải thiện đời sống, sản xuất, thu nhập, chuyển đổi nghề nghiệp.

Qua nghiên cứu cho thấy chính sách bồi thường, hỗ trợ & GPMB của một số nước, Việt Nam chúng ta cần học hỏi một số kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường thiệt hại & GPMB ở một số điểm sau:

- Hoàn thiện các quy định về giá đất nói chung và định giá đất để bồi thường thiệt hại & GPMB nói riêng.

- Bổ sung thêm một số giải pháp nhằm hỗ trợ người dân có đất bị thu hồi khôi phục thu nhập, ổn định cuộc sống, đặc biệt là đối với lao động trên 35 tuổi.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án tái định cư cầu giang đông – xã vạn hòa – tp lào cai (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)