Trò chơi liên quan chủ đề Giải toán có lời văn

Một phần của tài liệu vận dụng trò chơi học tập toán nhằm rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh lớp 2 (Trang 48 - 56)

B. NỘI DUNG

2.4.Trò chơi liên quan chủ đề Giải toán có lời văn

Trò chơi 1 “Tìm đội vô địch” a. Mục đích

Rèn kỹ năng ra đề toán cho học sinh sao cho đúng, hay, sát thực tế. Thắt chặt tình đoàn kết, rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh.

b. Chuẩn bị

Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ, băng giấy ghi các phép tính. Ví dụ: 47 + 35

c. Tình huống

Tổ chức chơi trong các bài ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.

d. Quy tắc trò chơi

Chia lớp thành 2 đội lớn. Mỗi lượt chơi, mỗi đội cử 4 học sinh. Sau khi giáo viên dán băng giấy ghi phép tính lên bảng, nhiệm vụ của cả 2 đội là thảo luận đặt đề toán phù hợp với phép tính giáo viên đặt ra sau đó viết vào bảng phụ.

Đội nào xong thì lên bảng dán sản phẩm. Giáo viên tổng kết sản phẩm của từng lượt chơi. Sau đó, 4 học sinh khác lên chơi lượt tiếp theo. Giáo viên tổ chức chơi 3 lượt thì dừng lại. Đội chiến thắng là đội có tổng số điểm cao nhất.

Tiêu chí cho điểm như sau:

+ Đặt đúng đề toán được 10 điểm. + Hoàn thành nhanh hơn được 5 điểm.

+ Điểm thưởng: học sinh đặt đề toán hay được thưởng 5 điểm.

e. Tổ chức trò chơi

Thực nghiệm bao gồm 3 pha và tiến hành trong 14 phút.

Pha 1 (giáo viên thông báo trò chơi: 3 phút)

Giáo viên giải thích quy tắc trò chơi và cho học sinh chơi thử.

Pha 2 (2 đội chơi: 10 phút)

Lớp hình thành 2 đội chơi đứng đúng nơi quy định. Giáo viên dán băng giấy ghi phép tính lên bảng, 2 đội tiến hành thảo luận đặt đề toán, ghi vào bảng phụ và nhanh tay lên bảng dán sản phẩm. Giáo viên tổng kết lượt thứ nhất. Sau đó đổi thành viên và tiếp tục chơi các lượt còn lại. Chơi đúng 3 lượt thì trò chơi kết thúc.

Pha 3 (Hợp thức hóa: 1 phút)

Trò chơi 2 “Cánh hoa tìm nhụy” a. Mục tiêu

Ôn tập tổng hợp về các dạng toán giải toán có lời văn, kỹ năng ra đề toán, đặt câu hỏi cho bài toán.

Rèn tinh thần đoàn kết, hợp tác và phân công công việc hợp lý cho học sinh.

b. Chuẩn bị

Giáo viên chuẩn bị các đề toán, các mảnh ghép, giấy, viết. Bố trí lớp học thành 6 trạm theo vòng tròn.

Các đề toán:

Bài 1: Mảnh vải màu hồng dài 35dm, mảnh vải màu xanh dài hơn mảnh vài màu hồng 11dm. Hỏi...

(Hãy đặt câu hỏi cho bài toán)

Bài 2: Có 12 quả bóng bay buộc thành các chùm, mỗi chùm 4 quả bóng bay. Hỏi có mấy chùm bóng bay?

(Hãy giải bài toán trên)

Bài 3: Một bàn tay có: 5 ngón tay. Sáu bàn tay có:... ngón tay? (Dựa vào tóm tắt hãy giải bài toán trên)

Bài 4: Một người đi 6km để đến thị trấn, sau đó lại đi tiếp 15km để đến thành phố. Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu ki-lô-mét? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Hãy viết tóm tắt và giải bài toán trên)

Bài 5: Một túi kẹo có 20 chiếc kẹo, An đem số kẹo đó chia đều cho mọi người trong nhà. Nhà An có bố, mẹ, chị và An. Hỏi mỗi người được chia bao nhiêu chiếc kẹo?

c. Tình huống

Tổ chức cho học sinh chơi trong các tiết ôn tập.

d. Quy tắc trò chơi

Lớp hình thành 5 đội chơi, mỗi đội 3 thành viên. Mỗi đội sẽ xuất phát tại một trạm được quy định, giải bài toán được phát và lần lượt di chuyển theo chiều kim đồng hồ qua các trạm. Đội nào giải đúng bài toán thì sẽ nhận được một cánh hoa do người giữ trạm trao. Sau khi thu thập đủ 5 cánh hoa thì lên bảng dán thành một bông hoa hoàn chỉnh.

Đội chiến thắng là đội đạt số điểm cao nhất.

Tiêu chí cho điểm như sau:

Hoàn thành bông hoa: được 10 điểm; Thẩm mỹ: được 5 điểm.

Điểm thưởng: Hoàn thành nhanh nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư được 5 điểm, 4 điểm, 3 điểm, 2 điểm. Đội chậm nhất sẽ không được điểm thưởng.

e. Tổ chức trò chơi

Thực nghiệm bao gồm 3 pha và tiến hành trong 20 phút.

Pha 1 (giáo viên thông báo trò chơi: 4 phút)

Giáo viên giải thích quy tắc trò chơi, đánh số thứ tự cho các đội, phát giấy làm bài cho các đội. Sau đó, giáo viên cho học sinh chơi thử.

Pha 2 (2 đội chơi: 8 phút)

Lớp hình thành 5 đội chơi đứng đúng nơi quy định. Giáo viên hô khẩu lệnh “bắt đầu” thì các đội sẽ giải bài toán qua từng trạm, không được “nhảy cóc” trạm. Giải xong nhận cánh hoa, sau khi đủ số cánh hoa thì ghép thành bông hoa hoàn chỉnh lên bảng.

Pha 3 (Hợp thức hóa: 8 phút)

Giáo viên đọc thật to đề toán, mời học sinh giải lại các đề toán trong trò chơi. Sau đó, giáo viên tổng kết tuyên bố đội thắng cuộc và phát thưởng.

Trò chơi 3 “Siêu cầu thủ” a. Mục đích

Ôn tập giải toán có lời văn về dạng toán nhiều hơn và ít hơn. Củng có khả năng nhận dạng và giải toán nhanh.

Rèn cho học sinh tinh thần đoàn kết, tính khéo léo, kỹ năng hợp tác.

b. Chuẩn bị

Giấy bút, 2 quả bóng, khung thành.

Các đề toán:

Bài 1: Vườn nhà Trang có 23 cây xoài, vườn nhà Đài có ít hơn vườn nhà Trang 9 cây xoài. Hỏi vườn nhà Đài có mấy cây xoài?

Bài 2: Lớp 2A có 14 học sinh gái, số học sinh trai của lớp nhiều hơn số học sinh gái là 9. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh trai?

Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Thùy có: 14 bưu ảnh

Phi có nhiều hơn Thùy: 27 bưu ảnh Phi có:…bưu ảnh?

Bài 4: Phương cao 95cm, Vũ thấp hơn Phương 10cm. Hỏi Vũ cao bao nhiêu xen-ti-mét?

Bài 5: Giải bài toán theo tóm tắt sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đội 1: Đội 2:

c. Tình huống

Tổ chức cho học sinh chơi trong các tiết ôn tập về giải toán có lời văn.

? bông hoa 18 bông hoa

d. Quy tắc trò chơi

Lớp hình thành 2 đội chơi. Mỗi đội 5 thành viên. Lần lượt từng thành viên của đội sẽ đá bóng vào khung thành. Nếu đá vào khung thành thì sẽ được bốc thăm nhận bài toán cho đội mình cùng giải, nếu không vào thì người tiếp theo sẽ thực hiện đá bóng. Hai đội giải bài toán vào giấy đã được chuẩn bị.

Lưu ý: Bài giải phải đầy đủ lời giải, phép tính và đáp số. Hai đội có 5 phút để hoàn thành trò chơi của mình. Đúng thời gian 5 phút trò chơi sẽ dừng lại. Đội chiến thắng là đội có tổng số điểm cao nhất.

Tiêu chí cho điểm như sau:

Hoàn thành đúng yêu cầu một bài toán được: 5 điểm

Điểm thưởng: tinh thần hợp tác, đoàn kết tốt được: 10 điểm

e. Tổ chức trò chơi

Thực nghiệm bao gồm 3 pha và tiến hành trong 16 phút.

Pha 1 (giáo viên thông báo trò chơi: 3 phút)

Giáo viên giải thích quy tắc trò chơi. Sau đó cho học sinh chơi thử.

Pha 2 (2 đội chơi:5 phút)

Lớp hình thành 2 đội chơi đứng đúng nơi quy định. Giáo viên hô khẩu lệnh “bắt đầu” thì các đội sẽ đá bóng vào khung thành, bốc thăm đề bài toán và tiến hành giải hoàn chỉnh bài toán. Trò chơi dừng lại sau thời gian 5 phút.

Pha 3 (Hợp thức hóa: 8 phút)

Giáo viên đọc thật to đề toán, mời học sinh giải lại các đề toán trong trò chơi. Sau đó, giáo viên tổng kết tuyên bố đội thắng cuộc và phát thưởng.

Trò chơi 4 “Đội mình đoàn kết” a. Mục tiêu

Ôn tập về giải toán có lời văn liên quan đến bảng nhân, bảng chia từ 2 đến 5. Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.

Rèn tính khéo léo, nhanh nhẹn, tinh thần hợp tác cho học sinh.

b. Chuẩn bị

Chuẩn bị ống hút, dây thun, thùng thăm, giấy A4, giấy nháp, các đề toán.

Các đề toán:

Đề 1: Mỗi con ngỗng có 2 cái chân. Hỏi 9 con ngỗng có bao nhiêu chân? Đề 2: Bà có 14 chiếc kẹo, bà chia đều cho hai anh em. Hỏi mỗi người được mấy chiếc kẹo ?

Đề 3: Một bác thợ làm được 18 chiếc bánh. Bác xếp bánh vào các hộp, mỗi hộp 2 chiếc bánh. Hỏi bác cần bao nhiêu hộp để xếp hết số bánh đó?

Đề 4: Mỗi cái áo có 3 chiếc cúc. Hỏi 5 cái áo có tất cả bao nhiêu chiếc cúc? Đề 5: Có 12 quả bóng, xếp đều vào 3 giỏ. Hỏi mỗi giỏ có mấy quả bóng? Đề 6: Mỗi túi có 3 kg gạo. Hỏi 8 túi như thế có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Đề 7: Có 36 lít sữa rót vào các can, mỗi can 4 lít. Hỏi có tất cả bao nhiêu can sữa như thế?

Đề 8: Vườn cây nhà cô Thùy có 3 hàng cây, mỗi hàng cây có 4 cây. Hỏi vườn cây nhà cô Thùy có bao nhiêu cây?

Đề 9: Có 28 học sinh xếp thành 4 hàng đều nhau. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học sinh? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề 10: Mỗi tuần lễ bố đi làm 5 ngày. Hỏi 5 tuần lễ bố đi làm bao nhiêu ngày? Đề 11: Mỗi bàn tay có 5 ngón tay. Hỏi 7 bàn tay có tất cả bao nhiêu ngón tay? Đề 12: Có 30 người khách cùng sang sông, mỗi thuyền chở được 5 người khách (không kể người lái thuyền). Hỏi cần mấy thuyền để chở hết số khách đó?

c. Tình huống

d. Quy tắc trò chơi

Lớp hình thành 2 đội chơi. Mỗi đội 6 thành viên. Các thành viên sẽ đứng theo hàng dọc, mỗi thành viên sẽ ngậm ống hút vào miệng và lần lượt chuyền thun bằng ống hút từ bạn đầu đến bạn cuối cùng. Hai bạn cuối cùng sẽ chạy lên thùng thăm của đội mình chọn đề toán và giải vào giấy A4.

Lưu ý: Nếu chuyền thun bị rớt hoặc phạm luật thì sẽ chuyền lại từ người đầu tiên và giải đề toán cần đầy đủ lời giải, phép tính, đáp số. Giải xong sẽ được nhận 1 ngôi sao và chạy về đứng cuối hàng để tiếp tục chuyền thun. Hai đội có thời gian chơi là 10 phút. Đội chiến thắng là đội có nhiều ngôi sao nhất.

e. Tổ chức trò chơi

Thực nghiệm bao gồm 3 pha và tiến hành trong 20 phút.

Pha 1 (giáo viên thông báo trò chơi: 2 phút)

Giáo viên giải thích quy tắc trò chơi. Sau đó cho học sinh chơi thử.

Pha 2 (2 đội chơi:10 phút)

Lớp hình thành 2 đội chơi đứng đúng nơi quy định. Giáo viên hô khẩu lệnh “bắt đầu” thì các đội sẽ chuyền thun qua ống hút, bốc thăm đề bài toán và tiến hành giải hoàn chỉnh bài toán. Trò chơi dừng lại sau khi hết thời gian 10 phút.

Pha 3 (Hợp thức hóa: 8 phút)

Giáo viên đọc thật to đề toán, mời học sinh giải lại các đề toán trong trò chơi. Sau đó, tổng kết tuyên bố đội thắng cuộc và phát thưởng.

Chương 3. MỘT SỐ GIÁO ÁN ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu vận dụng trò chơi học tập toán nhằm rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh lớp 2 (Trang 48 - 56)