Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã ngọc vân huyện tân yên tỉnh bắc giang giai đoạn 2013 2014 (Trang 35 - 37)

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kinh tế của xã Ngọc Vân 5 năm qua (2006 – 2010) có mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2010 đạt 16 triệu đồng, vượt mục tiêu Đại hội lần thứ XX đề ra 5 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp – thủy sản, tăng tỷ trọng CN – TTCN và DV.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Khu vực kinh tế nông nghiệp

a. Về trồng trọt

Ngọc Vân là một xã thuần nông, nên trong nông nghiệp giá trị sản phẩm ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao. Trong trồng trọt lúa vẫn là loại cây trồng chủ đạo trong cơ cấu cây trồng hàng năm. Những năm qua, công tác khuyến nông được đẩy mạnh, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, chọn những vùng đất cao thoát nước nhanh để trồng màu, khoanh những vùng đất trũng để nuôi trồng thủy sản.

Bình quân diện tích gieo trồng cây lúa hàng năm là 774 ha, năng suất trung bình đạt 49 tạ/ha; tăng 2,5 tạ/ha so với năm 2006; tổng sản lượng đạt 3793 tấn.

Diện tích gieo trồng cây ngô là 120 ha, năng suất 38 tạ/ha; diện tích lạc 135ha, năng suất 22 tạ/ha; 10 ha, cây rau các loại 30 – 40 ha.

Giá trị sản xuất bình quân toàn xã đạt 55,9 triệu đồng/ha/năm (giá hiện hành). b. Về chăn nuôi

Ngành chăn nuôi phát triển khá, theo số liệu thống kê của UBND xã, năm 2010 tổng đàn trâu, bò, ngựa có 1.400 con, đàn lợn có 15.500 con với sản lượng thịt là 8610 tấn; đàn gia cầm có 100.000 con, sản lượng thịt 145 tấn.

c. Nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi hàng năm có 32 ha/10,76 ha canh tác, sản lượng ước đạt 84 tấn/năm, giá trị sản phẩm đạt 1 tỷ đồng/năm.

Khu vực kinh tế ngành nghề, dịch vụ

Ngành nghề, dịch vụ thương mại là động cơ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Trong những năm qua, chính quyền và các đoàn thể trong xã đã tích cực tuyên truyền động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nghề, thương mại, dịch vụ ở địa phương phát triển.

Hiện nay toàn xã có 258 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, nông nghiệp, xây dựng, kinh doanh buôn bán hàng hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tổng giá trị đạt 60,4 tỷ đồng.

4.1.2.3. Dân số, việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê tổng dân số của xã năm 2011 là 9.349 khẩu với 2.552 hộ, trung bình 3,7 người/hộ. Trong đó: nông nghiệp có 2.294 hộ, chiếm 89,89%; làm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có 258 hộ, chiếm 10,11%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân là 1,1%.

Như vậy, đa số dân cư trong xã sống bằng nông nghiệp. Do sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, vì vậy còn hiện tượng dư thừa lao động trong thời kỳ nông nhàn. Do đó, chủ trương của xã là: khuyến khích phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời

sống vật chất cũng như tinh thần của người dân trong xã. Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Các khu dân cư nông thôn (đất ở) phân bố tương đối tập trung thành các thôn xóm từ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất lâu đời, không gian sử dụng đơn giản, kém tiện nghi, xây dựng dàn trải, chiếm nhiều diện tích đất. Hiện nay, đất khu dân cư nông thôn toàn xã có 173,23 ha, bình quân 680 m²/hộ.

Để bộ mặt nông thôn ngày càng phong quang sạch đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, đi lại, học tập, vui chơi, giải trí và sinh hoạt của nhân dân. Trong thời gian tới, các công trình xây dựng cơ bản, các công trình phúc lợi công cộng cần tiếp tục mở rộng hoàn thiện và xây mới.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã ngọc vân huyện tân yên tỉnh bắc giang giai đoạn 2013 2014 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)