Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã ngọc vân huyện tân yên tỉnh bắc giang giai đoạn 2013 2014 (Trang 30)

Đề tài nghiên cứu đánh giá kết quả theo 8 hình thức chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013 – 2014.

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: 05/01/2015 đến 05/04/2015.

Địa điểm: UBND xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Ngọc Vân

3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Ngọc Vân

3.3.3. Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất theo 8 hình thức chuyển quyền trên địa bàn xã Ngọc Vân giai đoạn 2013 - 2014 quyền trên địa bàn xã Ngọc Vân giai đoạn 2013 - 2014

- Đánh giá công tác chuyển đổi QSDĐ xã Ngọc Vân. - Đánh giá công tác chuyển nhượng QSDĐ xã Ngọc Vân. - Đánh giá công tác tặng cho QSDĐ xã Ngọc Vân.

- Đánh giá công tác thừa kế QSDĐ xã Ngọc Vân. - Đánh giá công tác thế chấp QSDĐ xã Ngọc Vân.

- Đánh giá công tác cho thuê, cho thuê lại QSDĐ xã Ngọc Vân. - Đánh giá công tác bảo lãnh QSDĐ xã Ngọc Vân.

3.3.4. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất diễn ra trên địa bàn xã Ngọc Vân thức chuyển quyền sử dụng đất diễn ra trên địa bàn xã Ngọc Vân

3.3.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển quyền sử dụng đất và nguyên nhân, giải pháp khắc phục dụng đất và nguyên nhân, giải pháp khắc phục

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thủ công

- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, về hiện trạng sử dụng đất đai,v.v…của xã.

- Thu thập các tài liệu, số liệu về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất của xã Ngọc Vân trong giai đoạn từ 2013 - 2014.

3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Tiến hành điều tra phỏng vấn trên địa bàn xã bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến người dân và cán bộ quản lý về công tác chuyển quyền sử dụng đất và các vấn đề liên quan đến công tác chuyển quyền.

- Điều tra 20 phiếu đối với nhóm cán bộ quản lý. Bao gồm: cán bộ quản lý của UBND xã, cán bộ địa chính xã, cán bộ thôn.

- Điều tra 20 phiếu đối với người dân theo bộ câu hỏi có sẵn.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Thống kê các số liệu đã thu thập được như diện tích, các trường hợp chuyển quyền, các hình thức chuyển quyền,v.v…

- Tổng hợp kết quả thu được từ phiếu điều tra.

- Phân tích các số liệu thu thập được để rút ra nhận xét.

PHẦN 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.1 Điu kin t nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường xã Ngc Vân

4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý

Ngọc vân là xã trung du của huyện Tân Yên, với tổng diện tích tự nhiên là 1108,94 ha, cách trung tâm huyện 10km theo tỉnh lộ 295 về phía Tây Nam. Vị trí địa lý của xã như sau:

- Phía Đông giáp xã Ngọc Thiện.

- Phía Tây giáp xã Việt Ngọc và xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa.

- Phía Nam giáp xã Việt Tiến, huyện Việt Yên.

- Phía Bắc giáp xã Song Vân, xã Việt Ngọc.

Địa hình, địa mạo

Là một xã thuộc vùng trung du nên địa hình xã có 2 dạng chính: Địa hình đồng bằng khá bằng phẳng chiếm 70% diện tích tự nhiên, hướng dốc nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông nam. Địa hình đồi thấp chiếm 30% diện tích tự nhiên, là các đồi độc lập thấp thoải xen giữa vùng đồng bằng.

Nhìn chung, địa hình của xã khá thuận lợi cho việc xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở như hệ thống giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi công cộng… mở rộng các khu dân cư cũ, xây dựng các khu dân cư mới, kiến thiết đồng ruộng thành những vùng chuyên canh lúa, rau màu.

Khí hậu, thời tiết

Xã Ngọc Vân nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa Đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.

- Nhiệt độ: Ngọc Vân có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 - 24°C, nhiệt độ cao nhất (tháng 6) là 40°C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 12) là 8,3°C.

- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.669 giờ.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa không lớn, bình quân 1.400 mm/năm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng trong năm đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 83 – 85%.

- Gió bão: So với các nơi khác, Ngọc Vân ít bị ảnh hưởng của bão, lốc, mưa đá...

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Đất đai xã Ngọc Vân được hình thành do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Thương. Toàn xã có 3 loại đất, quy mô diện tích, phân bố và đặc điểm của chúng như sau:

a. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf)

Loại đất này phân bố trên địa hình vàn cao, hiện trạng sử dụng loại đất này chủ yếu là trồng 2 vụ lúa ở những nơi thấp thuận nước, còn ở nơi cao trồng lúa và màu.

b. Đất bạc màu trên phù sa cổ (B)

Loại đất này có địa hình mấp mô, bậc thang nhẹ, phân bố ở tất cả các thôn trong xã. Hiện nay, trên loại đất này trồng chủ yếu 2 vụ lúa và một phần diện tích trồng màu.

c. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)

Phân bố trên các quả đồi thấp có độ dốc < 10, loại đất này đang sử dụng trồng cây ăn quả.

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Mưa và lượng nước mưa được chứa ở các hồ, ao, đầm cùng với ngòi Đình Vồng, Yên Hạ và kênh, mương là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Chất lượng nước khá tốt, ít bị ô nhiễm.

Nguồng nước ngầm: Đánh giá sơ bộ cho thấy xã có trữ lượng nước ngầm khá phong phú, mực nươc ngầm nông, khả năng khai thác và sử dụng tương đối dễ dàng, đáp ứng nhu cầu phát triển công ngiệp và sinh hoạt của nhân dân trong xã. Tuy nhiên. qua kiểm tra khảo sát cho thấy nguồn nước ngầm trên địa bàn có chứa nhiều sắt, cần được xử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.

Tài nguyên rừng

Ngọc Vân có 10,15 ha đất rừng (toàn bộ là rừng sản xuất), chiếm 0,92% diện tích đất tự nhiên. Cây rừng chủ yếu được trồng trên đất đồi có độ phì nhiêu thấp, nên nhiều năm qua diện tích rừng tăng, giảm không đáng kể.

Tài nguyên nhân văn

Nhân dân trong xã có truyền thống đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đóng góp nhiều công sức trong các cuộc khởi nghĩa của ông cha ta xưa và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chông Mỹ cứu nước của dân tộc. Với truyền thống cách mạng, người dân trong xã cần cù, sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất. Đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực để lãnh đạo phát triển, kinh tế xã hội của xã trên con đường hòa nhập phát triển chung của huyện, của vùng.

4.1.1.3. Thực trạng môi trường

Các nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí là từ các khu công nghiệp, các trang trại chăn nuôi tập trung, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các chất thải rắn bị nhiễm bẩn, khí thải và bụi.

Sản xuất và môi trường có mối liên kết chặt chẽ với nhau, sản xuất càng phát triển thì môi trường bị ảnh hưởng càng lớn. Việc thâm canh tăng vụ, sử dụng nhiều hóa chất trong sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm, nhưng cũng làm môi trường đất biến đổi theo chiều hướng xấu đi, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật làm tăng các độc tố trong đất.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kinh tế của xã Ngọc Vân 5 năm qua (2006 – 2010) có mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2010 đạt 16 triệu đồng, vượt mục tiêu Đại hội lần thứ XX đề ra 5 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp – thủy sản, tăng tỷ trọng CN – TTCN và DV.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Khu vực kinh tế nông nghiệp

a. Về trồng trọt

Ngọc Vân là một xã thuần nông, nên trong nông nghiệp giá trị sản phẩm ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao. Trong trồng trọt lúa vẫn là loại cây trồng chủ đạo trong cơ cấu cây trồng hàng năm. Những năm qua, công tác khuyến nông được đẩy mạnh, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, chọn những vùng đất cao thoát nước nhanh để trồng màu, khoanh những vùng đất trũng để nuôi trồng thủy sản.

Bình quân diện tích gieo trồng cây lúa hàng năm là 774 ha, năng suất trung bình đạt 49 tạ/ha; tăng 2,5 tạ/ha so với năm 2006; tổng sản lượng đạt 3793 tấn.

Diện tích gieo trồng cây ngô là 120 ha, năng suất 38 tạ/ha; diện tích lạc 135ha, năng suất 22 tạ/ha; 10 ha, cây rau các loại 30 – 40 ha.

Giá trị sản xuất bình quân toàn xã đạt 55,9 triệu đồng/ha/năm (giá hiện hành). b. Về chăn nuôi

Ngành chăn nuôi phát triển khá, theo số liệu thống kê của UBND xã, năm 2010 tổng đàn trâu, bò, ngựa có 1.400 con, đàn lợn có 15.500 con với sản lượng thịt là 8610 tấn; đàn gia cầm có 100.000 con, sản lượng thịt 145 tấn.

c. Nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi hàng năm có 32 ha/10,76 ha canh tác, sản lượng ước đạt 84 tấn/năm, giá trị sản phẩm đạt 1 tỷ đồng/năm.

Khu vực kinh tế ngành nghề, dịch vụ

Ngành nghề, dịch vụ thương mại là động cơ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Trong những năm qua, chính quyền và các đoàn thể trong xã đã tích cực tuyên truyền động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nghề, thương mại, dịch vụ ở địa phương phát triển.

Hiện nay toàn xã có 258 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, nông nghiệp, xây dựng, kinh doanh buôn bán hàng hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tổng giá trị đạt 60,4 tỷ đồng.

4.1.2.3. Dân số, việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê tổng dân số của xã năm 2011 là 9.349 khẩu với 2.552 hộ, trung bình 3,7 người/hộ. Trong đó: nông nghiệp có 2.294 hộ, chiếm 89,89%; làm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có 258 hộ, chiếm 10,11%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân là 1,1%.

Như vậy, đa số dân cư trong xã sống bằng nông nghiệp. Do sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, vì vậy còn hiện tượng dư thừa lao động trong thời kỳ nông nhàn. Do đó, chủ trương của xã là: khuyến khích phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời

sống vật chất cũng như tinh thần của người dân trong xã. Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Các khu dân cư nông thôn (đất ở) phân bố tương đối tập trung thành các thôn xóm từ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất lâu đời, không gian sử dụng đơn giản, kém tiện nghi, xây dựng dàn trải, chiếm nhiều diện tích đất. Hiện nay, đất khu dân cư nông thôn toàn xã có 173,23 ha, bình quân 680 m²/hộ.

Để bộ mặt nông thôn ngày càng phong quang sạch đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, đi lại, học tập, vui chơi, giải trí và sinh hoạt của nhân dân. Trong thời gian tới, các công trình xây dựng cơ bản, các công trình phúc lợi công cộng cần tiếp tục mở rộng hoàn thiện và xây mới.

4.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

4.1.3.1. Giao thông

Năm 2011 đất giao thông xã Ngọc Vân có 94,52 ha với tổng số chiều dài 101,44 km, trong đó: đường 295 dài 2,5 km; đường liên xã Song Vân – Việt Tiến dài 4,7 km; đường trục thôn dài 12,2 km; đường nội thôn dài 43,8 km; đường nội đồng dài 38,24 km. Với phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn, ban chỉ đạo giao thông của xã thường xuyên phối hợp với các chi ủy của các chi bộ thực hiện tốt chương trình này.

Đến nay, đường giao thông nhựa hóa, cứng hóa được 35,94 km đạt 35,42%; còn lại đường đất 65,5 km.

4.1.3.2. Thủy lợi

Ngọc Vân có hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh, hàng năm tưới tiêu cho 468 ha đất canh tác, với 104 km kênh mương (trong đó: kênh tưới dài 74,7 km, kênh tiêu dài 29,7 km); đã cứng hóa được 4,5 km đạt 6%.

4.1.3.3. Hệ thống điện, bưu chính, viễn thông

Điện là nguồn năng lượng chính, hiện nay toàn xã có 8 trạm biến áp với tổng công suất là 850 KVA, nguồn điện chưa được đáp ứng dược nhu cầu sản

xuất và sinh hoạt của nhân dân, lưới điện hạ thế chắp vá, dây dẫn nhiều chủng loại, trong khu dân cư còn nhiều nơi đi dây trần. Do đó, trong tương lai cần được đầu tư nâng cấp mạng lưới điện trên toàn xã.

Hiện tại, Ngọc Vân có 01 bưu điện văn hóa xã, các phòng ban trong UBND, trường học, trạm y tế được trang bị máy tính và nối mạng Internet phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền, ngoài ra, số máy điện thoại được lắp trong hộ gia đình trong xã ngày được tăng thêm đã đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân trong xã.

4.1.3.4. Văn hóa

Phong trào hoạt động văn hóa có nhiều chuyển động tích cực, phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa đã và đang được đông đảo người dân hưởng ứng. Hàng năm có 8 – 12 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa do huyện cấp.

Phong trào văn nghệ quần chúng được phát triển mạnh mẽ, nhiều thôn có đội văn nghệ, thu hút hàng ngàn lượt người tham gia, nhất là trong dịp lễ hội đầu năm và những ngày kỷ niệm lớn. Đến nay, có 22/24 thôn có nhà văn hóa với tổng diện tích là 8,6 ha.

4.1.3.5. Y tế

Xã có 01 trạm y tế diện tích 0,38 ha, với cơ sở vật chất và trang thiết bị khá tốt cùng đội ngũ cán bộ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn, có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình công tác đã góp phần thực hiện tốt các chương trình y tế theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định.

Trạm đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khỏe, vận động các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh đẻ thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, tỷ lệ tăng dân số có xu hướng giảm.

4.1.3.6. Giáo dục – đào tạo

Năm 2011 diện tích đất giáo dục đào tạo của xã là 10,22 ha. Trong những năm qua với sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong xã, đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao trình độ quản lý về trình độ chuyên môn và cải tiến phương pháp giảng dạy. Học sinh cũng có

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã ngọc vân huyện tân yên tỉnh bắc giang giai đoạn 2013 2014 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)