TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thức ăn thủy sản tomking (Trang 42)

3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán

3.4.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán bán hàng Kế toán thanh toán Kế toán công nợ Kế toán kho Thủ quỹ

3.4.1.2 Chức năng và nhiệm vụ kế toán

- Kế toán trưởng: xây dựng và thực hiện công tác tổ chức bộ máy kế toán, kiểm tra công tác kế toán của công ty. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chuyên môn nghiệp vụ kế toán, các vấn đề tài chính doanh nghiệp, định kỳ phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Kế toán tổng hợp: tổng hợp tất cả các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày tại công ty, định kỳ cuối tháng, quý, năm, tính toán khóa sổ, kiểm tra đối chiếu các tài khoản kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định, báo cáo cho Kế toán trưởng. Đồng thời kiêm nhiệm cho các phần hành:

+ Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng, giảm, thanh lý TSCĐ, tính toán trích khấu hao TSCĐ theo từng bộ phận theo đúng quy định, làm các thủ tục đăng ký với cơ quan thuế theo đúng quy định.

+ Tính lương và các khoản trích nộp theo lương của từng bộ phận. + Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo từng mặt hàng sản xuất.

+ Lập báo cáo kê khai thuế hàng tháng theo quy định của Cục thuế. + Xác định KQKD của công ty.

- Kế toán thanh toán: hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đề nghị thanh toán của các bộ phận đã được phê duyệt lập phiếu thu, phiếu thi theo đúng chế độ kế toán và quy chế chỉ tiêu nội bộ quy định, cuối ngày đối chiếu quỹ. Theo dõi các khoản phát sinh, số dư của các tài khoản tiền vay, tiền gửi và tiền trả nợ với các Ngân hàng. Định kỳ đối chiếu số liệu với Ngân hàng.

- Kế toán công nợ: Theo dõi, phản ánh số liệu các khoản thu nợ khách hàng và công nợ phải trả người bán theo từng đối tượng để có chính sách thanh toán hay thu hồi nợ một cách kịp thời và hiệu quả.

- Kế toán bán hàng: lập hóa đơn bán hàng, lưu trữ và cung cấp hợp đồng bán hàng, chứng từ có liên quan đến quá trình bán hàng. Cung cấp số liệu chính xác và kịp thời cho kế toán công nợ để thu nợ đúng thời hạn theo từng hóa đơn bán hàng.

- Kế toán kho: theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục quá trình xuất, nhập, tồn các loại nguyên liệu, công cụ, thành phẩm, hàng hóa, hàng tháng đối chiếu với thủ kho. Lập phiếu nhập – xuất, tính và lập báo cáo hàng tồn kho.

- Thủ quỹ: quản lý các khoản thu chi tiền mặt của công ty, mọi trường hợp thu chi đều phải có phiếu thu, phiếu chi đã được sự phê duyệt của Kế toán

trưởng và Giám đốc. Hàng tháng khóa sổ đối chiếu với kế toán quỹ tiền mặt và tồn thực tế tại công ty.

3.4.2 Niên độ kế toán và đơn vị kế toán

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hằng năm. - Đơn vị kế toán: Việt nam đồng (VNĐ).

3.4.3 Chế độ kế toán và hình thức kế toán

- Sổ sách: Hình thức kế toán sổ Nhật ký chung trên máy tính.

- Báo cáo: áp dụng các loại báo cáo như trong hệ thống báo cáo tài chính.

- Chế độ kế toán áp dụng: Năm 2015, công ty cập nhật Thông tư 200/2014/TT – BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

3.4.4 Phương pháp kế toán

- Kế toán sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi hàng tồn kho.

- Kế toán sử dụng phương pháp bình quân cuối kỳ để xác định giá vốn hàng bán.

- Kế toán tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. - Kế toán tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3.5.1 Sơ lược kết quả HĐKD của công ty giai đoạn 2012 - 2014

Để có thể đưa ra những nhận xét về tình hình kinh doanh của công ty ở hiện tại, ta cần đánh giá kết quả kinh doanh của công ty qua các năm vừa qua. Từ đó, so sánh số liệu giữa các năm để thấy được sự biến động về tình hình kinh doanh và giúp các nhà quản trị hoạch định chiến lược phát triển, đẩy mạnh thương mại trong tương lai nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.

Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn thủy sản, do đó sự biến động của doanh thu chi phí chịu ảnh hưởng nhiều của mặt hàng này. Qua bảng số liệu 3.1, ta thấy được hoạt động chính của công ty là tiêu thụ

Bảng 3.1: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thức ăn thủy sản TomKing giai đoạn 2012 – 2014

ĐVT: đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)

Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch

2013/2012 2014/2013

Số tiền % Số tiền %

(2). Giá vốn hàng bán 55.775.401.756 62.894.751.766 39.388.448.617 7.119.350.010 12,76 (23.506.303.149) (37,37) (3). Lợi nhuận gộp 13.975.989.280 11.512.724.153 7.662.848.264 (2.463.265.127) (21,40) (3.849.875.889) (33,44) (4). Doanh thu hoạt động tài chính 6.148.080 4.435.643 5.302.054 (1.712.437) (27,85) 866.411 19.53 (5). Chi phí tài chính 2.958.749.990 2.269.774.232 1.941.863.190 (688.975.758) (23,29) (327.911.042) (14,45)

Trong đó: chi phí lãi vay 2.958.749.990 2.269.774.232 1.941.863.190 (688.975.758) (23,29) (327.911.042) (14,45)

(6). Chi phí bán hàng 2.346.808.794 2.524.799.018 1.964.863.190 177.990.224 7,58 (559.935.828) (22,18) (7). Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.141.475.319 3.649.978.416 2.317.699.585 1.508.503.097 70,44 (1.332.278.831) (36,50)

(9). Thu nhập khác 1.180.385.730 422.375.628 312.625.693 (758.010.102) (64,22) (109.749.935) (25,98) (10). Chi phí khác 505.532.553 273.578.531 443.527.532 (231.954.022) (45,88) 169.949,001 62,12 (11). Lợi nhuận khác 674.853.177 148.797.097 (130.901.839) (526.056.080) (77,95) (279.698.936) (188)

Nhìn vào bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm từ 2012 – 2014, ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty biến động qua các năm. Cụ thể là doanh thu năm 2012 là 69.751.391.036 đồng, sang năm 2013 mức doanh thu đạt 74.407.475.919 đồng, tăng 4.656.084.883 đồng (tương đương tăng 6,68%) so với năm 2012 nguyên nhân là do nhờ vào người dân chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ, xuất khẩu tôm đạt thuận lợi với kim ngạch hơn 3 tỷ USD cả nước, sản phẩm của công ty tiêu thụ nhiều hơn so với năm 2012. Đến năm 2014 thì mức doanh thu này lại giảm xuống khoảng 36,77% so với năm 2013, tương ứng giảm 27.356.179.038 đồng, nguyên nhân có sự giảm xuống là do trong những tháng đầu năm 2014 diện tích nuôi tôm bị dịch bệnh tăng lên đến 22.624 hecta trên cả nước, tại Bạc Liêu có 8.200 hecta nuôi tôm bị thiệt hại, tại Sóc Trăng có 9.757 hecta nuôi tôm bị chết. Hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn bởi vì sản phẩm của công ty tiêu thụ tại hai thị trường này là chủ yếu, sản phẩm không được tiêu thụ nhiều như năm 2013 làm cho tình hình doanh thu giảm đáng kể.

Về chi phí, trong đó GVHB chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí. GVHB tăng giảm liên tục qua các năm, cụ thể năm 2012, GVHB đạt 55.775.401.756 đồng đến năm 2013 tăng lên 62.894.751.766 đồng tăng 7.119.350.010 đồng, tương ứng tăng 12,76% so với năm 2012. Năm 2014, chi phí này còn 39.388.448.617 đồng, giảm 23.506.303.149 đồng tương ứng 37,37% so với năm 2013, ta thấy được sự thay đổi tích cực trong việc giảm giá đáng kể trong năm này. Việc giảm hay tăng GVHB là do doanh số hàng bán tăng giảm không đều kéo theo số lượng sản phẩm bán ra thay đổi nên chi phí này cũng thay đổi.

Chi phí tài chính giảm liên tục qua ba năm. Cụ thể là, năm 2012, chi phí tài chính là 2.958.749.990 đồng, đến năm 2013, giảm còn 2.269.774.232 đồng, giảm 688.975.758 đồng (tương ứng 23,29%). Sang năm 2014, chi phí tài chính tiếp tục giảm xuống còn 1.941.863.190 đồng, tương ứng giảm 14,45% so với năm 2013, nguyên nhân là do chi phí lãi vay của mỗi năm đều giảm, lợi nhuận công ty mỗi năm đều ở mức lãi nên không cần phải vay thêm để kinh doanh.

Bên cạnh đó, chi phí QLDN cũng thay đổi một cách thất thường. Chi phí QLDN tăng giảm không đều, cụ thể năm 2012, chi phí QLDN là 2.141.475.319 đồng, sang năm 2013 tăng lên 3.649.978.416 đồng, tăng

năm 2014, chi phí này giảm 36,50%, tương đương giảm 1.332.278.831 đồng là do lạm phát 2014 giảm mạnh khiến khoản chi phí này cũng giảm theo.

Từ năm 2012 – 2014 lợi nhuận trước thuế hằng năm của công ty giảm đáng kể, trong năm 2012 lợi nhuận đạt 7.209.956.434 đồng, sang năm 2013 lợi nhuận giảm còn 3.221.405.227 đồng giảm 3.988.551.207 đồng (tương đương giảm 55,32%) là do giá nguyên liệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng đến GVHB, cùng với đó là các chi phí tăng cao (trong đó, chi phí QLDN tăng đột biến 70,44% tương ứng tăng 1.508.503.097 đồng). Đến năm 2014, lợi nhuận lại giảm xuống khoảng 59,23% so với năm 2013 tương ứng 1.908.102,785 đồng, nguyên nhân chủ yếu là do công ty kinh doanh không được hiệu quả, tốc độ tăng trưởng của doanh thu thấp kéo theo lợi nhuận giảm một cách đáng kể.

Qua khái quát về kết quả SXKD của công ty trong ba năm 2012 – 2014, ta nhận thấy rằng công ty CP Thức ăn thủy sản TomKing đã không ngừng cố gắng trong hoạt động sản xuất của mình. Nó được thể hiện qua việc công ty có khoản doanh thu đạt mức cao trong năm 2012 và 2013. Tuy nhiên bên cạnh đó thì do quá trình sản xuất của mình công ty đã gặp không ít khó khăn về môi trường kinh doanh, những yếu tố bên trong cũng như bên ngoài tác động đến. Do đó, công ty cần phải có những hướng đi mới cho riêng mình, phải luôn đổi mới trong hoạt động kinh doanh cũng như nắm bắt những thuận lợi, cơ hội từ thị trường mang lại.

3.5.2 Sơ lược kết quả HĐKD của công ty 6 tháng đầu năm 2015

Qua bảng số liệu 3.2, ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2015 của công ty đã tăng mạnh. Cụ thể là doanh thu 6 tháng đầu năm 2015 mức doanh thu đạt 30.848.612.824 đồng, tăng 8.346.518.459 đồng so với cùng kỳ năm 2014 (tương đương tăng 37,09%), nguyên nhân là do diện tích nuôi trồng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long đầu năm 2015 tăng so với cùng kỳ.

Chi phí của công ty 6 tháng đầu năm 2015 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2014, đặc biệt là GVHB. Cụ thể là GVHB bán 6 tháng đầu năm 2015 đạt 26.974.183.117 đồng, tăng lên 8.346.518.459 đồng so với cùng kỳ năm 2014 (tương đương tăng 37,09%), nguyên nhân là do doanh thu tăng cao kéo theo số lượng sản phẩm cùng với GVHB tăng cao so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các loại chi phí cũng giảm đáng kể, cụ thể chi phí QLDN giảm từ 1.102.358.639 đồng 6 tháng đầu năm 2014, xuống còn 901.481.220 đồng năm 2015 (tương đương giảm 18,22%), nguyên nhân là giá của nhiều loại hàng hóa giảm, đặc biệt là giá dầu giảm mạnh trong đầu năm 2015.

Bảng 3.2: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thức ăn thủy sản TomKing 6 tháng đầu năm 2015

ĐVT: đồng

Khoản mục 6 tháng đầu năm 2014 6 tháng đầu năm 2015 Chênh lệch

6 tháng đầu năm 2015/ 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền %

(2). Giá vốn hàng bán 18.802.843.062 26.974.183.117 8.171.340.055 43,46

(3). Lợi nhuận gộp 3.699.251.303 3.874.429.707 175.178.404 4,74

(4). Doanh thu hoạt động tài chính 2.684.910 2.793.407 108.497 4,04

(5). Chi phí tài chính 1.063.529.428 917.066.762 (146.462.666) (13,77)

Trong đó: chi phí lãi vay 1.063.529.428 917.066.762 (146.462.666) (13,77)

(6). Chi phí bán hàng 983.557.725 1.061.229.374 77.671.649 7,90

(7). Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.102.358.639 901.481.220 (200.877.419) (18,22)

(9). Thu nhập khác 93.082.361 86.239.593 (6.842.768) (7,35) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(10). Chi phí khác 124.028.702 155.248.028 31.219.326 25,17

Thời điểm 6 tháng đầu năm 2015 lợi nhuận trước thuế đã tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2014, cụ thể 6 tháng đầu năm 2015 lợi nhuận tăng lên 928.437.323 đồng, tăng 406.893.243 đồng so với cùng kỳ năm 2014 (tương đương tăng 78,02%) là do doanh thu đạt được nhìu kết quả tốt, bên cạnh đó chi phí cũng ở mức ổn định nên đã có sự thay đổi tích cực so với cùng kỳ.

Qua việc so sánh về kết quả SXKD của công ty 6 tháng đầu năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, ta nhận thấy rằng công ty CP thức ăn thủy sản TomKing đã không ngừng cố gắng trong hoạt động sản xuất của mình để có được kết quả tốt nhất có thể. Nó được thể hiện qua việc công ty có khoản doanh thu đạt mức cao so với 6 tháng đầu năm 2014. Tuy vậy, công ty phải tiếp tục tăng cường sản xuất và tìm thêm nhìu khách hàng trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm để có được những kết quả đáng kể góp phần cải thiện tình hình của công ty qua nhìu năm có dấu hiệu đi xuống.

3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.6.1 Thuận lợi

- Đội ngũ nhân sự với trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn thủy sản.

- Hệ thống công nghệ, trang thiết bị hiện đại và được tự động hóa.

- Mối quan hệ sâu rộng với các công ty công ty cung cấp nguyên vật liệu, cũng như các công ty, đại lý khách hàng.

- Sản phẩm của công ty tuân thủ các chỉ tiêu chất lượng, cũng như các quy định của pháp luật về vệ sinh thú y thủy sản.

3.6.2 Khó khăn

- Số lượng nhân viên tương đối ít, chưa đáp ứng kịp nhu cầu các khách hàng.

- Sức ép từ môi trường cạnh tranh do xuất hiện ngày càng nhiều công ty cung cấp thức ăn thủy sản trong và ngoài tỉnh.

- Tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó, dịch bệnh xảy ra đối với tôm càng ngày càng xuất hiện nhiều khiến cho khả năng thu hồi nợ khách hàng bị hạn chế.

3.6.3 Phương hướng hoạt động

- Năm 2015 công ty tăng cường quản lý từng ca sản xuất, từng đợt sản xuất. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và kiểm soát chi phí sản xuất ở mức

- Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, các thiết bị sửa chữa thay thế hợp lý nhằm hạn chế tối đa sự cố trong quá trình sản xuất và nghiên cứu cải tiến thiết bị.

- Thường xuyên kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên liệu đầu vào, trong từng công đoạn chế biến và thành phẩm đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng, kết hợp với tổ phát triển sản phẩm để cải tiến chất lượng, phát triển sản xuất sản phẩm mới.

- Tăng cường thu hồi nợ tồn đọng từ khách hàng, giảm tỷ lệ bán nợ, đẩy mạnh vòng quay vốn, giảm chi phí sử dụng vốn nhằm đảm bảo hoạt động tài chính.

- Duy trì chính sách đối với nhân viên kinh doanh: thu nhập cao gắn liền với trách nhiệm công việc (sản lượng tiêu thụ và thu hồi nợ) nhằm kích thích nhân viên bán hàng, đẩy mạnh tiêu thụ và sản xuất.

- Lựa chọn nhà cung cấp ổn định để cung ứng nguyên liệu với giả cả hợp lý đáp ứng kế hoạch năm 2015.

- Duy trì hợp tác với các chuyên gia trong ngành từ các viện nghiên cứu, các trường đại học trong khu vực nhằm đẩy mạnh nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm. Từng bước chọn lọc áp dụng các ý kiến tư vấn về giải pháp marketing và bán háng để định vị lại sản phẩm, quảng bá thương hiệu.

- Tiếp tục xử lý hàng tồn kho, bao bì tồn kho không sử dụng trong năm 2015.

- Tăng cường hợp tác với các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, doanh nghiệp chế biến thủy sản xây dựng vùng nuôi tôm sạch khép kín (cung cấp giống, thức ăn, hóa chất, thu mua và chế biến).

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

THỨC ĂN THỦY SẢN TOM KING 4.1 KẾ TOÁN BÁN HÀNG

4.1.1 Kế toán giá vốn hàng bán và doanh thu bán hàng

a) Chứng từ và sổ sách

* Chứng từ sử dụng:

- Hóa đơn bán hàng, phiếu thu, giấy báo có,…

- Các chứng từ khác có liên quan như: Phiếu xuất kho, phiếu HBBTL, … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Sổ sách của công ty sử dụng:

- Sổ cái tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán, 511 – Doanh thu bán hàng. - Sổ chi tiết 5111 – doanh thu bán hàng theo hàng hóa (Bột cá)

- Sổ chi tiết 5112 – doanh thu bán hàng theo sản phẩm (thức ăn TomKing)

b) Luân chuyển chứng từ

Quy trình thực hiện hoạt động giao hàng và lập hóa đơn:

Kế toán Kho căn cứ vào đơn đặt hàng (ĐĐH) từ Phòng kinh doanh chuyển qua, tiến hành nhập liệu vào máy tính và in phiếu xuất kho (PXK) gồm 3 liên. Sau khi được kế toán trưởng ký duyệt, 1 liên PXK đã ký chuyển cho kế

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thức ăn thủy sản tomking (Trang 42)