3.1.1 Quá trình thành lập
Căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1997 – 2010, hướng tới mục tiêu thay đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi để phát triển kinh tế nông thôn. Thực hiện nhiệm vụ được ủy ban nhân dân tỉnh giao về việc xây dựng các dự án đầu tư phát triển ngành công nghiệp trong tỉnh và thông báo số 06 – TB/XH ngày 28 tháng 03 năm 1997 của Sở kế hoạch – Đầu tư về việc giao cho Sở Công nghiệp xây dựng dự án đầu tư nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi.
Công ty CP Thức ăn thủy sản TomKing khi mới thành lập có tên là nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Bạc Liêu, xây dựng vào cuối năm 1998, sử dụng thiết bị và công nghệ từ Hà Lan, hoàn thành chính thức và đi vào hoạt động ngày 30/07/2002. Đến 01/07/2006 nhà máy được chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty CP hoạt động theo luật doanh nghiệp theo giấy phép kinh doanh số 600300025 ngày 07 tháng 07 năm 2006 của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bạc Liêu.
Ngày 01/01/2012, Công ty CP thủy sản Huy Thuận mua lại toàn bộ cổ phần và đổi tên mới là Công ty Cổ phần Thức ăn thủy sản TomKing, là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập và có con dấu riêng.
Tên công ty : CÔNG TY CP THỨC ĂN THỦY SẢN TOMKING
Tên giao dịch quốc tế: BACLIEU FEEDMIL COMPANY
Tên gọi tắt : BAFECO
Trụ sở công ty : Số 475 đường 23/8, phường 8, Tp Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại : 07813.826.458 – 07813.826.506
Fax : 07813.826.889
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản
Thị trường tiêu thụ: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre
Ngân hàng giao dịch: Vietcombank, Agribank
Vốn điều lệ: 17.000.000.000 đồng tương ứng với 1.700.000 cổ phần
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 190023348 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu cấp lần đầu vào ngày 07 tháng 07 năm 2006, sửa đổi lần thứ 2 ngày 22 tháng 07 năm 2009.
3.1.2 Quá trình phát triển của công ty
Quá trình phát triển của công ty được chia làm ba giai đoạn: - Giai đoạn 1: Từ khi thành lập đến năm 2007
Trong giai đoạn này tình hình hoạt động SXKD của công ty có những bước tiến triển rõ rết, doanh thu và lợi nhuận tăng qua các năm, doanh thu 2005 khoảng 39,3 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 1,3 tỷ đồng. Năm 2006 có sự chững lại nhưng đến 2007 doanh thu tăng lên 43,5 tỷ đồng và lợi nhuận 1,5 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2: Năm 2008 – 2011
Trong giai đoạn 2008 – 2009, tình hình hoạt động SXKD của công ty có dấu hiệu không tốt, doanh thu và lợi nhuận liên tục giảm qua các năm. Nếu so với năm 2007, doanh thu của năm 2009 chỉ còn 25,2 tỷ đồng, giảm 18,1 đồng tương ứng với tỷ lệ 41,84%.
Đến giai đoạn 2010 – 2011, hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả trở lại, năm 2010 doanh thu đạt 48 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 791 triệu đồng, doanh thu năm 2011 đạt 40,7 tỷ thấp hơn so với năm 2010 gần 8 tỷ đồng.
- Giai đoạn 3: Năm 2012 – 2014
Trong giai đoạn này, tình hình hoạt động SXKD của công ty gặp nhiều khó khăn, doanh thu năm 2012 đạt 72 tỷ đồng. So với năm 2012, doanh thu năm 2014 đạt 47 tỷ đồng, giảm 25 tỷ đồng, lợi nhuận chỉ đạt 1,2 tỷ đồng so với 7,2 tỷ đồng năm 2012.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.2.1 Cơ cấu tổ chức tại công ty
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty CP Thức ăn thủy sản TomKing
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
- Giám đốc điều hành là Người đại diện theo pháp luật của Công ty, là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
- Giám đốc kinh doanh là Người tham mưu giúp Giám đốc điều hành trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành về những phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám đốc điều hành ủy quyền và phân công theo đúng qui định của pháp luật và Điều lệ Công ty.
GĐ SẢN XUẤT PHÒNG KỸ THUẬT (KCS) NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
GĐ KINH DOANH PHÒNG KINH DOANH CỬA HÀNG TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM PHÒNG NHÂN SỰ - HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN
điều hành về những phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám đốc điều hành ủy quyền và phân công theo đúng các qui định của pháp luật và điều lệ Công ty.
- Phòng kinh doanh là đơn vị quản lý nghiệp vụ tổng hợp; tham mưu, giúp Ban Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm theo Nghị quyết của HĐQT, thực hiện công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm và các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của HĐQT và Ban Giám đốc về chiến lược thu mua, cung ứng tiêu thụ sản phẩm phát triển thị phần của Công ty. Chịu sự trực tiếp quản lý của Giám đốc kinh doanh.
- Cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm: có chức năng tổ chức kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản; phổ biến và hướng dẫn qui trình nuôi tôm thẻ chân trắng năng suất cao, hoạt động theo qui định của cửa hàng (phòng kinh doanh sẽ xây dựng qui định cụ thể ).
- Phòng kế toán: thực hiện toàn bộ về công tác quản lý tài chính, lập báo cáo tài chính; tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động SXKD của công ty theo chuẩn mực và pháp lệnh kế toán; theo dõi và phản ánh tình hình công nợ, đề xuất các kế hoạch thu hồi nợ; thực hiện công tác hạch toán toàn công ty, triển khai, hướng dẫn và kiểm tra các cơ sở thực hiện các chế độ về thu, chi tài chính, xuất nhập kho vật tư, hàng hóa.
- Phòng nhân sự - hành chính: là phòng có chức năng tham mưu cho Giám đốc điều hành trong công tác bổ nhiệm, tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, quản lý hồ sơ cán bộ, nhân viên, người lao động của công ty, theo dõi công tác thi đua khen thưởng, đề bạt nâng lương, ý thức chấp hành nội quy hoạt động của công ty.
- Phòng kỹ thuật (KCS): là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, kiểm tra nguyên liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm sau khi sản xuất; tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, sử dụng nguyên liệu mới trong phạm vi toàn Công ty.
- Nhà máy sản xuất: là nơi tiếp nhận, quản lý vận hành các thiết bị nhà máy để sản xuất thức ăn thủy sản theo kế hoạch sản xuất được Giám đốc điều hành công ty phê duyệt; trực tiếp liên hệ với phòng kinh doanh theo qui trình phối hợp giữa nhà máy và các phòng ban của công ty để thực hiện sản xuất; phối hợp với các bộ phận chức năng công ty để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị đảm bảo vận hành an toàn liên tục.
3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Công ty CP Thức ăn thủy sản TomKing chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn nuôi tôm thẻ và tôm sú.
Sản phẩm đến khách hàng bằng hai hình thức phân phối trực tiếp và gián tiếp.
+ Phân phối trực tiếp: Doanh nghiệp trực tiếp phân phối đến hộ nuôi tôm công nghiệp, các trang trại có diện tích nuôi tôm lớn.
+ Phân phối gián tiếp: Thông qua hệ thống phân phối trung gian là các Đại lý chuyên bán thức ăn và hóa chất phục vụ nuôi trồng thủy sản tại các khu vực nuôi tôm trọng điểm.
Để phục vụ khách hàng tốt nhất, Công ty CP Thức ăn thủy sản Tomking trang bị đội xe tải phục vụ việc giao hàng tận nơi, hàng hóa đến khách hàng trong điều kiện tốt và đúng thời gian theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Công ty có đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản nhiều kinh nghiệm, sẵn sàng đến từng Đại lý, Hộ nuôi tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, góp phần giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm khi sử dụng thức ăn nuôi tôm của Công ty. Đây là công việc thường xuyên, không thể thiếu và nằm trong chiến lược makerting của Công ty nhằm thúc đẩy, khuyến khích khách hàng tiêu thụ thức ăn tôm do Công ty sản xuất.
3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
3.4.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán bán hàng Kế toán thanh toán Kế toán công nợ Kế toán kho Thủ quỹ
3.4.1.2 Chức năng và nhiệm vụ kế toán
- Kế toán trưởng: xây dựng và thực hiện công tác tổ chức bộ máy kế toán, kiểm tra công tác kế toán của công ty. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chuyên môn nghiệp vụ kế toán, các vấn đề tài chính doanh nghiệp, định kỳ phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Kế toán tổng hợp: tổng hợp tất cả các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày tại công ty, định kỳ cuối tháng, quý, năm, tính toán khóa sổ, kiểm tra đối chiếu các tài khoản kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định, báo cáo cho Kế toán trưởng. Đồng thời kiêm nhiệm cho các phần hành:
+ Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng, giảm, thanh lý TSCĐ, tính toán trích khấu hao TSCĐ theo từng bộ phận theo đúng quy định, làm các thủ tục đăng ký với cơ quan thuế theo đúng quy định.
+ Tính lương và các khoản trích nộp theo lương của từng bộ phận. + Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo từng mặt hàng sản xuất.
+ Lập báo cáo kê khai thuế hàng tháng theo quy định của Cục thuế. + Xác định KQKD của công ty.
- Kế toán thanh toán: hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đề nghị thanh toán của các bộ phận đã được phê duyệt lập phiếu thu, phiếu thi theo đúng chế độ kế toán và quy chế chỉ tiêu nội bộ quy định, cuối ngày đối chiếu quỹ. Theo dõi các khoản phát sinh, số dư của các tài khoản tiền vay, tiền gửi và tiền trả nợ với các Ngân hàng. Định kỳ đối chiếu số liệu với Ngân hàng.
- Kế toán công nợ: Theo dõi, phản ánh số liệu các khoản thu nợ khách hàng và công nợ phải trả người bán theo từng đối tượng để có chính sách thanh toán hay thu hồi nợ một cách kịp thời và hiệu quả.
- Kế toán bán hàng: lập hóa đơn bán hàng, lưu trữ và cung cấp hợp đồng bán hàng, chứng từ có liên quan đến quá trình bán hàng. Cung cấp số liệu chính xác và kịp thời cho kế toán công nợ để thu nợ đúng thời hạn theo từng hóa đơn bán hàng.
- Kế toán kho: theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục quá trình xuất, nhập, tồn các loại nguyên liệu, công cụ, thành phẩm, hàng hóa, hàng tháng đối chiếu với thủ kho. Lập phiếu nhập – xuất, tính và lập báo cáo hàng tồn kho.
- Thủ quỹ: quản lý các khoản thu chi tiền mặt của công ty, mọi trường hợp thu chi đều phải có phiếu thu, phiếu chi đã được sự phê duyệt của Kế toán
trưởng và Giám đốc. Hàng tháng khóa sổ đối chiếu với kế toán quỹ tiền mặt và tồn thực tế tại công ty.
3.4.2 Niên độ kế toán và đơn vị kế toán
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hằng năm. - Đơn vị kế toán: Việt nam đồng (VNĐ).
3.4.3 Chế độ kế toán và hình thức kế toán
- Sổ sách: Hình thức kế toán sổ Nhật ký chung trên máy tính.
- Báo cáo: áp dụng các loại báo cáo như trong hệ thống báo cáo tài chính.
- Chế độ kế toán áp dụng: Năm 2015, công ty cập nhật Thông tư 200/2014/TT – BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
3.4.4 Phương pháp kế toán
- Kế toán sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi hàng tồn kho.
- Kế toán sử dụng phương pháp bình quân cuối kỳ để xác định giá vốn hàng bán.
- Kế toán tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. - Kế toán tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3.5.1 Sơ lược kết quả HĐKD của công ty giai đoạn 2012 - 2014
Để có thể đưa ra những nhận xét về tình hình kinh doanh của công ty ở hiện tại, ta cần đánh giá kết quả kinh doanh của công ty qua các năm vừa qua. Từ đó, so sánh số liệu giữa các năm để thấy được sự biến động về tình hình kinh doanh và giúp các nhà quản trị hoạch định chiến lược phát triển, đẩy mạnh thương mại trong tương lai nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn thủy sản, do đó sự biến động của doanh thu chi phí chịu ảnh hưởng nhiều của mặt hàng này. Qua bảng số liệu 3.1, ta thấy được hoạt động chính của công ty là tiêu thụ
Bảng 3.1: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thức ăn thủy sản TomKing giai đoạn 2012 – 2014
ĐVT: đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch
2013/2012 2014/2013
Số tiền % Số tiền %
(2). Giá vốn hàng bán 55.775.401.756 62.894.751.766 39.388.448.617 7.119.350.010 12,76 (23.506.303.149) (37,37) (3). Lợi nhuận gộp 13.975.989.280 11.512.724.153 7.662.848.264 (2.463.265.127) (21,40) (3.849.875.889) (33,44) (4). Doanh thu hoạt động tài chính 6.148.080 4.435.643 5.302.054 (1.712.437) (27,85) 866.411 19.53 (5). Chi phí tài chính 2.958.749.990 2.269.774.232 1.941.863.190 (688.975.758) (23,29) (327.911.042) (14,45)
Trong đó: chi phí lãi vay 2.958.749.990 2.269.774.232 1.941.863.190 (688.975.758) (23,29) (327.911.042) (14,45)
(6). Chi phí bán hàng 2.346.808.794 2.524.799.018 1.964.863.190 177.990.224 7,58 (559.935.828) (22,18) (7). Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.141.475.319 3.649.978.416 2.317.699.585 1.508.503.097 70,44 (1.332.278.831) (36,50)
(9). Thu nhập khác 1.180.385.730 422.375.628 312.625.693 (758.010.102) (64,22) (109.749.935) (25,98) (10). Chi phí khác 505.532.553 273.578.531 443.527.532 (231.954.022) (45,88) 169.949,001 62,12 (11). Lợi nhuận khác 674.853.177 148.797.097 (130.901.839) (526.056.080) (77,95) (279.698.936) (188)
Nhìn vào bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm từ 2012 – 2014, ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty biến động qua các năm. Cụ thể là doanh thu năm 2012 là 69.751.391.036 đồng, sang năm 2013 mức doanh thu đạt 74.407.475.919 đồng, tăng 4.656.084.883 đồng (tương đương tăng 6,68%) so với năm 2012 nguyên nhân là do nhờ vào người dân chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ, xuất khẩu tôm đạt thuận lợi với kim ngạch hơn 3 tỷ USD cả nước, sản phẩm của công ty tiêu thụ nhiều hơn so với năm 2012. Đến năm 2014 thì mức doanh thu này lại giảm xuống khoảng 36,77% so với năm 2013, tương ứng giảm 27.356.179.038 đồng, nguyên nhân có sự giảm xuống là do trong những tháng đầu năm 2014 diện tích nuôi tôm bị dịch bệnh tăng lên đến 22.624 hecta trên cả nước, tại Bạc Liêu có 8.200 hecta nuôi tôm bị thiệt hại, tại Sóc Trăng có 9.757 hecta nuôi tôm bị chết. Hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn bởi vì sản phẩm của công ty tiêu thụ tại hai thị trường này là chủ yếu, sản phẩm không được tiêu thụ nhiều như năm 2013 làm cho tình hình doanh thu giảm đáng kể.
Về chi phí, trong đó GVHB chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí. GVHB tăng giảm liên tục qua các năm, cụ thể năm 2012, GVHB đạt 55.775.401.756 đồng đến năm 2013 tăng lên 62.894.751.766 đồng tăng 7.119.350.010 đồng, tương ứng tăng 12,76% so với năm 2012. Năm 2014, chi phí này còn 39.388.448.617 đồng, giảm 23.506.303.149 đồng tương ứng 37,37% so với năm 2013, ta thấy được sự thay đổi tích cực trong việc giảm giá đáng kể trong năm này. Việc giảm hay tăng GVHB là do doanh số hàng bán tăng giảm không đều kéo theo số lượng sản phẩm bán ra thay đổi nên chi phí này cũng thay đổi.
Chi phí tài chính giảm liên tục qua ba năm. Cụ thể là, năm 2012, chi