du lịch bền vững tại Hà Nội:
Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá thủ đô và phát triển du lịch bền vững phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, theo chúng tôi cần phải tập trung tiến hành 3 nhóm giải pháp sau đây:
Nhóm giải pháp về kinh tế :
- Trong công tác quy hoạch ở Hà Nội với vị thế là Thủ đô và với lịch sử ngàn năm văn hiến khi quy hoạch xây dựng kiến trúc đô thị trớc hết và trên hết là phải đặc biệt chú trọng nguyên tắc phát triển đi đôi với bảo tồn các di sản Văn hoá đặc biệt là di sản không gian kiến trúc truyền thống của Hà Nội. Chúng ta đi đến hiện đại từ truyền thống và có điểm tựa vững chắc của ngàn năm lịch sử, văn hoá kiến trúc đòi hỏi sự nghiên cứu tìm tòi khám phá các triết lý nhân sinh và vũ trụ của dân tộc từ các di sản kiến trúc. Xây dựng các công trình kiến trúc ở Hà Nội không chỉ phải hài hoà với không gian kiến trúc vốn có mà phải thể hiện cái cốt cách, truyền thống thấm đợm bản sắc văn hoá Thăng Long - Hà Nội. Bởi vì giá trị văn hoá của một Thành phố hay Đô thị đợc thể hiện ở nhiều thành tố và khía cạnh khác nhau nhng cái nhìn thấy đợc và trớc hết thờng thông qua vị trí, hình dạng kiến trúc của các công trình có tính văn hoá.
Vấn đề ở đây là bảo tồn cái gì? Trong thời gian gần đây ngời ta bàn rất nhiều và tốn không ít thời gian giấy mực về bảo tồn khu phổ Cổ. Theo thống kê của Viện nghiên cứu kiến trúc Bộ xây dựng trong sách "Bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan Hà Nội" xuất bản năm 1998 thì đến nay đã có trên 10 dự án và hàng trăm bài báo viết về khu phố Cổ. Có nhiều luồng t tởng khác nhau về khu phố Cổ. Câu hỏi đặt ra là: Có hay không một " Khu phố cổ" ở Hà Nội? Thế nào là khu phố cổ? Có một luồng t tởng cho rằng chỉ có phố cũ trên nền đất cổ. Và làm thể nào để bảo tồn khu phố Cổ?
Theo chúng tôi giữ lại toàn bộ khu phố cổ là chuyện khó làm đợc do nhu cầu của cuộc sống không cho phép, song không gian văn hoá đã từng ngự trị nơi đây lại là điều cần đợc bảo tồn. Do vậy chỉ nên chọn và đầu t thật thích đáng để giữ một số ngôi nhà có niên đại xa nhất và tiêu biểu nhất, một số mô típ kiến trúc thể hiện trên mặt tiền ghi nhận lại dấu ấn thời gian của các thời kỳ khác nhau. Các di tích lịch sử gồm các đình chùa tiêu biểu và kể cả các di tích cách mạng hiện đại. Còn lại nên tập trung nghiên cứu các giải pháp để giải toả và nâng cao điều kiện sống chất lợng sống, đặc biệt là chất lợng văn hoá cho những c dân bị "nhốt" trong cái vỏ kiến trúc chẳng mấy có giá trị, quá lạc hậu và ngày một xuống cấp nh hiện nay. Do đó chỉ nên giữ lại có chọn lọc một số công trình kiến trúc thật sự tiêu biểu, có những giải pháp kiến trúc để trùng tu, bảo tồn.
Qua 20 năm đổi mới với sự phát triển kinh tế xã hội và quá trình đô thị hoá phát triển thiếu trật tự và tình trạng xuống cấp vẫn là hiện tợng nổi trội. Lòng chảo Trung tâm gồm khu phố cũ và khu phố Tây đang bị chọc thủng bởi những toà nhà cao tầng. Các mảng hồ ao - Cây xanh và các nhân tố không gian cảnh quan khác bị thu hẹp hoặc xé nhỏ, cha có sự chỉnh trang đô thị mang tính cơ bản và rộng khắp. Do vậy các nhà khoa học liên ngành bảo tồn, bảo tàng, quy hoạch, kiến trúc, lịch sử, văn hoá có trách nhiệm nghiên cứu tham mu cho lãnh đạo thành phố ra quyết định chính xác để bảo tồn và quy hoạch xây dựng phát triển đô thị Hà Nội xa và nay một cách hài hoà tạo thành một chỉnh thể thống nhất toàn vẹn theo quy luật phát triển.
- Cần tập trung đầu t để đón nhận các cơ hội huy động mọi nguồn lực, tăng cờng đầu t cơ sở vật chất để phát triển kinh tế du lịch của Hà Nội gắn với những di sản những bản sắc văn hoá truyền thống ngằn năm văn hiến. Để thực hiện đợc mục tiêu này, thành phố và các doanh nghiệp du lịch phải tận dụng cơ hội và vị thế của mình để huy động mọi nguồn lực cho đầu t phát triển. Trong đó coi trọng việc trùng tu, sửa chữa các di tích bị xuống cấp và đặc biệt kêu gọi đầu t kể cả đầu t nớc ngoài để bảo tồn, bảo tàng khu Hoàng Thành. Thành phố phải tiến hành nghiên cứu quy hoạch xây dựng phát triển sản xuất các hàng lu niệm và
xây dựng các địa điểm để giới thiệu, bán các mặt hàng lu niệm nh đồ thủ công mỹ nghệ, tổ chức thêm các phố dạo đêm, phố ẩm thực đêm, xây dựng các tụ điểm ca nhạc truyền thống.
- Đẩy mạnh tiến độ ngầm hoá hệ thống dây điện để trả lại không gian thoáng, đẹp cho đờng phố Hà Nội và đảm bảo an toàn cho ngời dân. Đa công tác quảng cáo kinh doanh vào đúng khuôn khổ của pháp lệnh quảng cáo, hạn chế việc đào bới lòng đờng hè phố để tạo ra bộ mặt cảnh quan vốn có của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
- Cần nâng cao chất lợng các sản phẩm và dịch vụ du lịch gắn với giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trờng, an ninh trật tự tại các điểm, khu du lịch. Đồng thời cần học hỏi kinh nghiệm của thành phố Huế ,các nớc trong khu vực và các nớc trên thế giới, về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong kinh doanh du lịch.
Nhóm giải pháp về giáo dục,Văn hoá - xã hội
- Tăng cờng và coi trọng công tác giáo dục cho mọi ngời dân đặc biệt là lớp trẻ hiểu biết về những giá trị và bản sắc của văn hoá dân tộc nói chung và những nét văn hoá của Thủ đô Thăng Long - Hà Nội một ngàn năm văn hiến nói riêng để từ đó nâng cao tinh thần yêu nớc lòng tự tôn dân tộc và tự hào về truyền thống văn hiến của Thủ đô. Làm cho mọi ngời nhận thức đợc những giá trị của bản sắc văn hoá của Thủ đô, là tài sản vô giá, cần phải giữ gìn và phát huy để nó trở thành tài sản và là tài nguyên để phát triển du lịch. Hà Nội nên phải chủ trơng xã hội hoá hoạt động kinh doanh du lịch để huy động mọi nguồn lực trong nhân dân để phát triển du lịch, làm cho ngành du lịch, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô và chuyển giao vai trò chủ thể văn hoá cho mọi ngời dân Hà Nội. Tổ chức tuyên truyền vận động để hởng ứng cuộc vận động" Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" Xây dựng và bồi đắp cho ngời Hà Nội những phẩm chất: Yêu nớc trách nhiệm, tâm huyết với Thủ đô, thanh lịch, văn minh trung thực, tự trọng, nghĩa tình có trí thức, năng động, sáng tạo thích ứng với yêu cầu của cơ chế thị trờng, tiêu biểu cho phong cách lao động mới, có thể chất tốt và luôn có ý thức vơn lên trong cuộc sống" ( Trích nghị quyết đại hội Đảng bộ
thành phố Hà Nội lần thứ XIV). Làm cho các đặc trng văn minh, thanh lịch của truyền thống văn hoá Thủ đô đợc thể hiện rõ trong hệ thống chính trị, trong mọi cơ quan, trờng học, đơn vị, gia đình và mọi tầng lớp nhân dân. Xây dựng văn hoá ứng xử của ngời Hà Nội từ " Lời nói hay việc làm tốt, phong cách đẹp". Một mặt tuyên truyền khen thởng những tấm gơng "ngời tốt việc tốt" mặt khác phải có chế tài, xử lý các hành vi thiếu văn hoá, không phù hợp với truyền thống thanh lịch của ngời Hà Nội. Và phải có định hớng văn hoá tâm linh cho mọi tầng lớp nhân dân.
- Coi trọng việc giữ gìn văn hoá ẩm thực Hà Nội.
Văn hoá ẩm thực là một bộ phận cấu thành của văn hoá Hà Nội phản ánh cách ứng xử và nghệ thuật sống của ngời Hà Thành. Thế nhng, khi ngành du lịch phát triển, vì lợi nhuận một số món ăn truyền thống Hà Nội không còn đợc chế biến nh nguyên bản. Cái tin phở Hà Nội bị trộn phoóc môn, cái thứ chất mà các bệnh viện trờng y dùng để ngâm xác chết để nghiên cứu, rồi có chất gây ung th đã làm "thợng đế" bốn phơng hãi hùng.
Không chỉ riêng gì phở mà nhiều thứ quà mang đậm nét Hà Nội, quà của 36 phố phờng cũng dần mất đi hoặc còn thì biến dạng. Bây giờ chẳng thể tìm nổi cô bán bún ốc rong xinh tơi nh trong Hà Nội băm sáu phố phờng của nhà văn Thạch Lam. Bún ốc của ngời thành phố giờ đây khác trớc, nhiều chỗ một nồi nớc dùng ngời ta bán cả bún ốc, miến lơn phở bò và bún cá. Các nồi tổng hợp ấy đã bị chủ hàng bỏ đờng, mì chính, nhiều ngọt đờ cả lỡi. Khách chỉ có thể phân biệt đợc mình đang ăn gì nhờ những thứ nổi lên trên hình thức thẩm mỹ trong món ăn Hà Nội là một trong các tiêu chí đánh giá món ăn chất lợng nhng không vì quá chú trọng hình thức vi phạm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phải chấp hành các quy định của Bộ y tế và Sở y tế Hà Nội, về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cấm dùng các phẩm màu loè loẹt hay phụ gia có chứa độc tố ảnh hớng tới sức khoẻ con ngời. Cần cố gắng su tầm khôi phục lại những món ăn Hà Nội đang dần mai một nh Cốm LàngVòng, bánh đúc, bánh khoái, rơi, đồng thời từ nguồn thực phẩm phong phú đa dạng chúng ta cần phải phát huy sáng tạo món ăn mới để
làm giàu thêm danh mục. Tuy nhiên sáng tạo không có nghĩa là thay đổi, việc chế biến sai lệch đợc áp đặt những món ăn đã lừng danh là đánh mất dần tinh hoa trong ẩm thực cổ truyền của Hà Nội.
- Phải kiên quyết thực hiện các giải pháp khắc phục ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố trong đó có cuộc vận động "nói không với tình trạng vi phạm luật giao thông" của Bộ giao thông vận tải và Sở công an Hà Nội phát động.
Giao thông đô thị là một lối ứng xử, thể hiện nét văn hoá và văn minh của một đô thị. Thực tế giao thông ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng là vấn đề bức xúc của toàn xã hội đã gây kinh hoàng cho các du khách quốc tế khi đến Hà Nội mà trong đó có hai vụ tai nạn giao thông thảm khốc xẩy ra với hai vị giáo s đáng kính một của Việt Nam và một của Mỹ.
Không lẽ một Thủ đô ngàn năm văn hiến với biết bao truyền thống tốt đẹp lại để tình trạng giao thông lộn xộn không văn hoá trong mắt của du khách thập phơng?
Khi đi du lịch, bao giờ ngời ta cũng muốn tìm ra một điều gì đó thú vị, khám phá những điều mới lạ hấp dẫn nhng bất kỳ ai cũng muốn trở về nhà nguyên vẹn. Sự lộn xộn trong giao thông và tai nạn làm cho nhiều du khách quốc tế không muốn quay trở lại Hà Nội lần thứ hai. Anh Chris Lorenzen ngời Ôxtrâylia, anh có bằng thạc sĩ về giảng dạy tiếng Anh cho ngời nớc ngoài. Hiện anh đang thiết kế chơng trình anh ngữ cho tập đoàn giáo dục và đào tạo quốc tế (ISC) có trụ sở tại 64 B Quán Sứ anh đã sống ở Hà Nội đợc hai năm. Anh ấy nói "Sự lộn xộn, trong giao thông làm cho bạn tôi không muốn quay trở lại Hà Nội lần thứ hai"3.
Muốn khắc phục đợc nạn ùn tắc và tai nạn giao thông phải thực hiện đồng bộ các biện pháp nhng theo chúng tôi trớc hết phải giáo dục ý thức chấp hành và tôn trọng luật lệ giao thông của ngời tham gia giao thông. Kết hợp với biện pháp giáo dục và chế tài xử phạt thật nghiêm và đủ nặng mới có sức răn đe.