Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc để phát triển du lịch bền vững tại thành phố Huế; những bài học cho Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát bản sắc văn hóa thủ đô ngàn năm văn hiến để phát triển du lịch bền vững tại hà nội (Trang 35 - 38)

bền vững tại thành phố Huế; những bài học cho Hà Nội.

3.1.1. Tổng quan về bản sắc văn hoá Huế:

Cố đô Huế là một vùng văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá truyền thống của Việt Nam. Những thành tựu trong quá trình phát triển vùng đất Thuận Hoà - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, đã vun đắp hình thành những yếu tố mang tính đặc thù của xứ Huế bao gồm cả di sản văn hoá vật thể trong đó điểm nhấn là di tích Cổ đô Huế đợc UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới gắn liền với di sản văn hoá phi vật thể của thế giới là nhã nhạc cung đình Huế. Trong lịch sử nhiều Cố đô của Việt Nam đã đợc hình thành, tiêu biểu nhất là Kinh đô Thăng Long những cũng chính những biến động lịch sử đã xoá đi hầu hết những công trình đặc sắc của kiến trúc cung đình Việt Nam sau những quá trình suy thịnh của nhiều triều đại quân chủ, bao gốm một hệ thống các loại thành từ Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm Thành. Đi liền với thành trì là một loạt các hệ thống cung đình, Miếu đàn, lăng tẩm, quan đi thự phủ đệ nghị viên .. Và các vùng dân c… , binh xã, ruộng đất quan phòng. Đây thực sự là một thành tựu có giá trị của kiến trúc kinh thành Việt Nam chứa đựng nhiều tinh hoa, truyền thống của kiến trúc dân tộc. Là một tổng thể khá hoàn chỉnh, nhng kiến trúc kinh thành cung điện ở Huế không to lớn choáng ngợp mà khô khan nh kiến trúc của một số kinh đô khác. Ngợc lại đây là một hình thái kiến trúc tinh tế, các công trình kiến trúc gắn bó với cảnh quan sông núi hữu tình, chứa đựng những đờng nét trang trí chạm khắc nhỏ nhắn tinh xảo. Nằm ở vị trí trung tâm, kinh thành Huế với hai hệ thống Thành nội, Đại nội là mẫu mực của kiến trúc cân đối. Đại Nội với Hoàng Thành, Tử Cấm Thành và hàng trăm công trình kiến trúc tinh xảo, sơn son thiếp vàng, bố trí cân xứng thể hiện nghiêm ngặt trật tự lễ nghi và uy thế chốn cung đình. Thành Nội Huế với Kỳ đài vững chãi uy nghi, với 10 cổng thành đối xứng, với

hệ thống các dinh thự Lục bộ, Cơ mật viện, Quốc Tử Giám Tàng Th Lầu vừa phản ảnh những thiết chế trị nớc của một vơng triều vừa là chứng tích ghi dấu sự có mặt của nhiều thế hệ danh nhân của đất nớc.

Điều dễ cảm nhận nhất trong bản sắc di sản văn hoá Huế là nếp sống, phong cách ứng xử, phong tục tập quán của ngời dân Cố Đô Huế. Đó là sinh hoạt vật chất ăn uống trang phục, nhà ở cách ứng xử trong nhà, giao tiếp ngoài xã hội quan hệ gia tộc, họ hàng, thầy trò, bằng hữu là thú tiêu khiển tao nhã bình dân, lễ hội truyền thống của một vùng đất mà hình nh tất cả đều có những nét riêng của vùng đất kinh kỳ. Về văn hoá ẩm thực Huế còn lu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn của các vua triều Nguyễn. Với phụ nữ Huế công việc nội trợ làm món ăn chăm lo kỵ giỗ của gia đình còn là một nét phẩm hạnh truyền thống cha hề mai một. Đáng lu ý ở Đại Nội Huế còn giữ đợc những di tích liên quan đến việc ăn uống của nhà vua nh Thiên Thợng đờng, Thái Y viện, khu vực xóm Lý Thiện của c dân làng Phớc Yên chuyên nấu ăn cho Vua vẫn còn. Sách Đại Nam Hội Điền sử lệ đã ghi chép tỉ mỉ về các quy chế yến tiệc cung đình, về thực đơn các buổi đại yến tiếp đãi Sứ Thần với các mức yến loại một, loại hai, loại ba. Di sản văn hoá ẩm thực Huế còn có cả tập thơ Thực Phổ Bách Thiên hớng dẫn cách làm 100 món ăn tiêu biểu trong một gia đình hoàng phái xa là một mẫu mực về ẩm thực quý phái của Huế một thời.

Vờn Huế với hệ thống vờn ngự của vua, vờn lăng, vờn các Phủ đệ là một mẫu mực về kiến trúc tạo cảnh gắn với kiến trúc cung điện, đến nay còn lại không nhiều những bổ sung vào đó là hệ thống vờn Chùa và các nhà vờn truyền thống Huế lại thực sự là một công trình văn hoá. ở vờn Huế, ngôi nhà truyền thống và các công trình tiểu kiến trúc nh cổng vào, bình phong hồ nớc, non bộ, giả sơn đều nằm ẩn mình bên trong hàng rào cây xanh cắt xén công phu, với cây cảnh hoa trái không chỉ là nơi ở mà còn là một không gian đầy tính nhân văn, gắn kết con ngời với thiên nhiên với những thế hệ ông bà tổ tiên. Di sản văn hoá cố đô Huế để lại những dấu ấn sâu đậm trong di sản văn hoá Hán Nôm, trong đó có cả hàng ngàn bài thơ chữ Hán trên các công trình trang trí nhất thi, nhất hoạ,

trong tín ngỡng tôn giáo cổ truyền và cả trên nếp hằn của di tích danh lam thắng cảnh xứ Huế.

Cố đô Huế là nơi còn lu giữ một cách có hệ thống các loại hình nghệ thuật diễn xớng cung đình Việt Nam, gắn liền với các hình thái nghệ thuật diễn xớng bác học, tôn giáo và dân gian xứ Huế bao gồm từ lễ nhạc cung đình, múa hát cung đình, tuồng, ca Huế, ca kịch Huế, lễ nhạc Phật giáo và nhạc tế lễ cổ truyền các loại hình dân ca, hò, vè, hát ru. Lễ nhạc cung đình Huế vốn tiếp nối truyền thống lễ nhạc cung đình Thăng Long thời hậu Lê qua công lao đóng góp của Đào Duy Từ, phát triển qua thời kỳ Nguyễn, Triều Tây Sơn, Nguyễn Huệ đến các vua triều Nguyễn đã trở thành một hệ thống lễ nhạc cung đình khá đa dạng. Vũ khúc cung đình Huế là di sản nghệ thuật độc đáo của triều đình Việt Nam với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa xếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, qui mô diễn viên đông, trình diễn đợc vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật kỹ xảo của múa cung đình Việt Nam, thể hiện đợc sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của ngời Việt. Bên cạnh nghệ thuật cung đình, ở Huế còn có âm nhạc bác học truyền thống đặc sắc là ca nhạc Huế bao gồm nhạc hát và nhạc đàn mà tên gọi phổ biến là ca Huế. Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc, theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn ta nhiều sắc thái tình cảm đặc trng. Bác học, tinh tế nhng ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phơng, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của ngời dân xứ Huế nên gần gũi với Hò Huế, lý Huế là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian, vừa thoả mãn đợc nhu cầu thẩm mỹ cao của giới phong lu quí tộc, vừa đợc công chúng lao động xứ Huế hâm mộ, nâng niu.

Tiềm năng du lịch của cố đô Huế rất đa dạng và phong phú. Song sâu sắc nhất và nổi bật nhất vẫn là bản sắc dân tộc đợc thể hiện qua nền văn hoá đợc kết tinh, hun đúc cùng bề dày lịch sử dân tộc, với bao thế hệ ngời Việt Nam. Và con ngời Huế với phong cách nhẹ nhàng, lịch sự, tế nhị và mến khách. Những du khách đã từng đến đây chắc không thể quên màu áo tím thủy chung bên bờ sông

Hơng cố đô Huế là "một kiệt tác của đô thị". Đó là nơi hội tụ những tình cảm, tinh hoa và trí tuệ của dân tộc lòng mến khách và tình nghĩa với bầu bạn bốn ph- ơng. Chính vì vậy kiến trúc s ngời Nga Tu. Mundi đã nhận xét rằng "Trên thế giới có nhiều loại thành phố khác nhau, ví dụ nh thành phố cảng, thành phố khoa học, thành phố khổng lồ và siêu khổng lồ. Nhng thật hiếm có một thành phố thơ, vậy mà ở Việt Nam có một thành phố nh thế. Đó là Huế".

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát bản sắc văn hóa thủ đô ngàn năm văn hiến để phát triển du lịch bền vững tại hà nội (Trang 35 - 38)