Triển vọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở VN đến năm 2020

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 46 - 48)

II. Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấungành kinh tế ở Việt Nam hiện nay

2.3 Triển vọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở VN đến năm 2020

Nếu đảm bảo tốt việc triển khai những giải pháp nêu trên thì bức tranh cơ cấu kinh tế của Vn trong giai đoạn đến năm 2020 về cơ bản như sau:

2.3.1 Về cơ cấu GDP của các ngành kinh tế

Căn cứ vào thực tiễn tăng trưởng và chuyển cơ cấu kinh tế ngành trong thời gian qua có thể dựa đoán rằng mức tăng GDP bình quân tăng khoảng 6- 7% . Giai đoạn 2011-2020 cũng có thể đạt mức tăng trưởng bình quân tương tự. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào việc thực hiện cải cách tiếp tục thể chế kinh tế. Với mức tăng trưởng này cơ cấu kinh tế Vn tới năm 2020 sẽ như sau:

Bảng Cơ cấu GDP ngành kinh tế của VN tới 2020 (%)

Năm 2010 2020

Nông,lâm, thủy sản 15-16 10

Công nghiệp, xây dựng 42-43 40

Dịch vụ 41-42 50

Tuy nông nghiệp tiếp tục có sự tăng trưởng và phát triển mới về chất, nhưng tỷ lệ tương đối trong cơ cấu GDP sẽ tiếp tục giảm, tương ứng là khu vực phi nông nghiệp tăng lên. Khu vực nông nghiệp giảm từ 20,5 % năm 2005 xuống còn 15-16% năm 2010 bình quân giảm 1%/ năm đến năm 2020 tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong cơ cấu GDP còn khoảng 10%

Có sự phát triển nhanh hơn trong các ngành công nghiệp bổ trợ (sản xuất vật liệu, linh kiện phụ tùng, bao bì …) hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, chất lượng kém, giá thành cao trong một số ngành như dệt may lắp ráp ô tô … Do vậy rất cần những chính sách hỗ trợ đủ mức tạo sự chuyển biến mạnh trong nhóm ngành công nghiệp bổ trợ để từng bước nâng cao giá trị quốc gia của sản phẩm. Các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và tỷ trọng xuất khẩu cao như chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc, da giày, điện tử tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng vẫn sẽ có khả năng tăng trưởng nhanh trong thời kỳ này. Tỷ trọng công nghiệp xây dựng trong GPD đạt khoảng 42-43% vào năm 2010 và chừng 40% năm 2020 do sự vươn lên nhanh hơn của khu vực dịch vụ trong thời kỳ sau năm 2010

Quan hệ giữa khu vực dịch vụ và khu vực sản xuất có thể được điều chỉnh một cách hợp lý theo hướng gia tăng khu vực dịch vụ từ mức 38,5% GDP hiện nay lên 41-42% năm 2010 và tới năm 2020 sẽ ở mức khoảng 50%. Trong khu vực dịch vụ tỷ trọng của các ngành,lĩnh vực dựa trên công nghệ kỹ thuật cao gồm công nghệ thông tin viễn thông, các lĩnh vực trọng trọng yếu như tài chính- ngân hàng, du lịch, vận tải, bảo hiểm, tư vấn…có khả năng tăng lên nhanh chóng vì nhiều lĩnh vực dịch vụ hiện còn ở mức tiềm năng.

2.3.2 Về cơ cấu lao động của các ngành kinh tế

Những nỗ chuyển hướng trọng tâm sang khuyến khích mạnh hơn những lĩnh vực phi nông nghiệp sử dụng nhiều lao động nếu được triển khai trên thực tế đảm bảo lao động nông nghiệp mỗi năm giảm bình quân trên 1,5 %/ năm thì có thể đến năm 2020 sẽ đạt chỉ tiêu về lao động nông nghiệp còn khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Để đạt được điều đó đòi hỏi có những cố gắng to lớn và quyết tâm của Đảng và chính phủ

Bảng: Cơ cấu lao động của VN tới năm 2020 (%)

Năm 2010 2020

Khu vực nông nghiệp 48-52 25-30

Khu vực phi nông nghiệp 52-48 85-70

Với cơ cấu kinh tế ngành nêu trên, phấn đấu đạt mức GDP/ người đạtkhoảng 2500-3000 USD kết hợp với một số chỉ tiêu kinh tế khác thì có thể coi khoảng 2500-3000 USD kết hợp với một số chỉ tiêu kinh tế khác thì có thể coi như xét dưới góc độ kinh tế VN đã cơ bản trở thành một nước công nghiệp như mục tiêu phấn đấu được nêu ra từ đại hôi Đảng lần thứ IX.

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 46 - 48)