Các giải pháp cơ bản dài hạn

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 39)

II. Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấungành kinh tế ở Việt Nam hiện nay

2.1 Các giải pháp cơ bản dài hạn

2.1.1 Lựa chọn mô hình công nghiệp hóa

Trong lịch sử công nghiệp hóa (CNH) của thế giới hiện đại có 2 mô hình CNH phổ biến: CNH thay thế hàng nhập khẩu và hướng về xuất khẩu.

Công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu: là cố gắng sản xuất ra sản phẩm trước đây phải nhập khẩu, thay vì phải nhập khẩu lấy việc tự sản xuất làm mục tiêu. Các biện pháp kinh tế - hành chính thường được áp dụng cho mô hình này là : Bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước bằng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu, dành thị trường cho nhà sản xuất trong nước, kể cả trạng thái độc quyền trên thị trường nội địa; Định giá đồng nội địa cao nhằm làm cho xuất khẩu không có lợi bằng bán hàng ở thị trường trong nước; Thiết lập cơ cấu kinh tế “cân đối” theo nghĩa là có đủ mọi ngành sản xuất ở trong nước, xuất phát từ nhu cầu tự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy xét về cơ chế đây là mô hình “ lẩn tránh” sự cạnh tranh quốc tế, còn xét về cơ cấu mô hình này rất gần gũi với mô hình CNH trong cơ chế KHH tập trung mà các nước XHCN trong đó có VN đã từng theo đuổi

CNH hướng về xuất là sản xuất với mục tiêu nhu cầu thị trường, phương châm của mô hình này là sản xuất cái thị trường cần và cái mà mình có lợi thế chứ không phải xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới đối với những nước “đến muộn” trong quá trình công nghiệp hóa không phải dễ dàng gì. Để có được sản phẩm có sức cạnh tranh, nhất là trên thị trường thế giới nhà cung cấp phải có năng lực, kiến thức bản lĩnh để đối mặt với những thách thức đầy rủi ro trên thị trường. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu thường gồm: không đánh thuế xuất khẩu, hoặc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, trợ giá xuất khẩu, những hỗ trợ về chính sách như giảm bớt thủ tục hành chính, nghiên cứu và xúc tiến mở

rộng thị trường từ phía quản lý nhà nước. Tư tưởng cơ bản về cách tiếp cận chính sách thực hiện CNH, HĐH ở nước ta ở tầm ngắn hạn và trung hạn trong những năm đầu thế kỉ XXI là: triệt để và nhất quán hơn nữa trong việc áp dụng chính sách của mô hình CNH hướng về xuất khẩu đồng thời giảm bớt nhiều hơn phạm vi và những biện pháp thay thế nhập khẩu trên cơ sở căn nhắc kĩ càng kết quả dài hạn

2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

Điểm đột phá cho chính sách này là thong tin thị trường minh bạch, công khai, dễ tiếp nhận

Để thực hiện biện pháp này cần:

- Thiết lập một cơ chế thu thập, xử lý cung cấp thông tin thống nhất có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp

- Xây dựng mạng lưới các cơ quan tổ chức liên thông thực hiện nhiệm vụ này

- Trong giai đoạn đầu để xây dựng hệ thống thông tin đầu tư của nhà nước là chủ yếu, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế và xã hội

2.1.3 Khai thông huy động các nguồn lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Điểm đột phá cho giải pháp này là luật hóa vốn đầu tư từ các loại tài sản cố định và nâng cao năng lực xã hội. Giải pháp khai thông nguồn vốn có sẵn trong xã hội là tạo lập cơ chế quyền sở hữu để đưa tài sản của dân chúng vào trong hệ thống tài sản sở hữu hợp pháp tức là xây dựng và hoàn thiện thể chế thị trường trong đó đặc biệt nhần mạnh nội dung quyền tài sản trong hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó năng lực xã hội ( hay vốn xã hội ) đào tạo tay nghề nâng cao trình độ cho người lao động để họ có thế tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khác khi nên kinh tế chuyển dịch cơ cầu ngành.

2.1.4. Mở rộng thị trường

Kết hợp mở rộng thị trường trên thị trường quốc tế với tăng sức mua thị trường trong nước trong đó đặc biệt chú ý tới thị trường nông thôn. Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế không thể chỉ căn cứ vào các nhân tố đầu vào từ phía cung mà còn phải căn cứ vào những xu hướng vận động của nhu cầu thị trường để lựa chọn các lĩnh vực, sản phẩm tiến hành đầu tư tức là bổ sung thêm cách tiếp cận từ phía cầu để nghiên cứu đề xuất các giải pháp chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với thị trường nước ngoài: trong thời gian trước mắt ( có thể đến năm 2010) nên đưa ra một chương trình hành động về xuất khẩu với mục tiêu đặt ra là chiếm 1% doanh số nhập khẩu của mỗi một trong 4 thị trường: Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc. Theo số liệu năm 2004 với 1% giá trị xuất khẩu vào mỗi một trong bốn thị trường này kim ngạch xuất khẩu của VN vào chỉ 4 thị trường này đã là 52 tỷ USD hơn gấp 2 lần tổng kim ngạch xuất khẩu thực của năm 2004(26 tỷ USD). Đối với thị trường trong nước : thị trường trong nước trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa không phải là thị trường dành riêng cho các công ty trong nước mà là một bộ phận của thị trường quốc tế, đây là khía cạnh khác biệt của khái niệm “ thị trường trong nước” so với bất cứ thời kỳ nào trước đây. Nâng cao thu nhập cho nông dân cần được coi là điểm then chốt để khởi động thị trường trong nước vào thời điểm hiện này. Để giải quyết vấn đề này, hướng giải quyết chính là đẩy mạnh quá trình đô thị hóa. Cần có một chương trình hành động cụ thể liên quan đến nhiều lĩnh vực cần được triển khai thống nhất :

- Đối mới chế độ quản lý hộ khẩu theo kiểu phân biệt giữa thành phố và nông thôn

- Tích cực phát triển thành phố, - Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 39)