Nguyên nhân của những mặt hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấungành kinh tế

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

II. Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấungành

2.2 Nguyên nhân của những mặt hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấungành kinh tế

ngành kinh tế

Thứ nhất , tuy cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô trong GPD đã có những

thay đổi và tỏ ra không khác nhiều lắm so với cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô của một số nền kinh tế có trình độ công nghiệp cao hơn, nhưng nếu phân tích sâu hơn các khía cạnh phản ánh chất lượng của chúng như tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp chế biến, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tỷ trọng các lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ xuất khẩu có giá trị gia tăng cao …thì thấy rằng, phía sau quan hệ tỷ lệ phản ánh cơ cấungành kinh tế vĩ mô có nhiều tiến bộ, vẫn còn ẩn chứa nhiều nhân tố chưa đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Thứ hai, mặt hạn chế đặc biệt đáng lo ngại cơ cấu lao động có quá

ít sự thay đổi. Phần lớn lao động tăng thêm vẫn còn nằm lại trong khu vực nông nghiệp năng suất thập và nguồn lao động vẫn chủ yếu là lao động phổ thông, không có nhiều cơ hội để tự thực hiện sự chuyển đổi một cách linh động.

Những hạn chế này chứng tỏ những chính sách công nghiệp hóa nói chung và điều chỉnh cơ cấu kinh tế nói chung và điều chỉnh cơ cấu kinh tế nói

riêng tuy đã có tác dụng nhất định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức vừa phải (khoảng 7-7,5%/ năm) và chuyển dịch cơ cấu GDP ở một mức độ nhất định, nhưng còn xa mới được coi là đáng mong đợi. Vậy, có thể coi những nguyên nhân chủ yếu của những mặt hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời gian qua gồm:

- Về phương diện tư duy chính sách: Vấn đề công ăn việc làm nói chung và chuyển dịch lực lượng lao động từ khu vực nông nghiệp và các ngành dịch vụ năng suất thấp sang khu vực công nghiệp chế biến và dịch vụ có giá trị tăng cao nói riêng, hiện vẫn còn 1 quan điểm chính sách tổng thể, chưa thể hiện một quyết tâm chính trị đủ lớn và mang tầm chiến lược rõ ràng, để từ đó đưa ra được một chương trình đồng bộ, có hệ thống, nhất quán và dài hạn. Trong tư duy chính sách, những nỗ lực ưu tiên vẫn nghiêng nhiều hơn về khía cạnh tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu GDP ở tầm ngắn hạn, trong khi chưa dành sự quan tâm thỏa đáng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động và chấ lượng của các ngành nghề.

- Về phương diện triển khai thực hiện các chính sách đã ban hành: Những hạn chế về tư duy chính sách nêu trên không đồng nghĩa với việc hoàn toàn thiếu vắng các chính sách đề cập đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động có chất lượng của các ngành nghề trong nền kinh tế. Trái lại, các vấn đề nêu trên đề đã được nêu trên đề đã được đề ra thành các nội dung ở nhiều văn bản chính sách khác nhau. Ví dụ như những quy định ưu tiên đối với các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, nhất là với lao động nữ, khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xác đinh một số loại ngành nghề được ưu tiên… đều đã được ban hành. Nhưng việc triển khai các chính sách này trên thực tế lại chẳng mấy khi được đúng như tinh thần của văn bản. Lý do chủ yếu là:

+ Ở góc độ chung nhất, nguồn cung lao động vẫn lớn hơn nhiều so với mức cầu, nhất là đối với lực lượng lao động phổ thông, nên những người sử dụng lao động có xu hướng duy trì mức trả lương thấp và không tuân thủ đầy đủ những quy định về điều kiện lao động mà vẫn dễ dàng tuyển dụng lao động khi cần thiết. Nói cách khác, chi phí tuyển dụng lại lao động vẫn còn rẻ hơn chi phí

duy trì điều kiện lao động theo quy định của luật pháp. Đây cũng là đặc điểm đặc trưng của thị trường lao động trong điều kiện cung còn lớn hơn cầu và mức lương tối thiểu cờn ở mức thấp.

+ Quá trình đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường gặp nhiều lực cản nên có xu hướng chậm chạp về tốc độ và kéo dài thời gian, cũng đồng thời có nghĩa là những nguyên nhân chủ yếu cản trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây vẫn tồn tại mà chưa bị loại bỏ hoàn toàn, thậm chí có xu hướng phục hồi trở lại. Thật vậy, các chế độ bao cấp, độc quyền, bảo hộ vẫn được duy trì, mà đối tượng hưởng lợi chính từ những chính sách này vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nàh nước, nhất là từ khi có chủ trương “kích cầu” của Nhà nước nhằm khắc phục tác động ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trên thế giới. Việc kéo dài chế độ bao cấp độc quyền và bảo hộ dưới tác động của các chính sách “kích cầu” đã khiến cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo thị trường để hướng các nguồn lực vào lĩnh vực có lợi thế hơn trở nên rất khó thực hiện, do chỗ các thông tin thị trường đã bị méo mó, sai lệch. Nhiều khoản tiền đầu tư lớn tư ngân sách đã được dành cho ngày càng nhiều hơn các dự án đang thực hiện dang dở, vừa chưa tạo ra được nhiều việc làm như mong đợi, lại vừa chưa thể hoàn thành để có thể đưa vào sử dụng, thậm chí nếu có hoàn thành để sử dụng thì hiệu quả lại rất kém. Những ví dụ tiêu biểu nhất về tình hình đầu tư gây nợ đọng là các công trính chậm đưa vào sử dụng ở Hà Giang, tình hình vốn đầu tư khó có khả năng thu hồi ở chương trình đánh bắt sa bờ, tình hình bảo hộ dẫn đến kém hiệu quả trong công nghiệp ô tô… đã chứng minh điều mày. Và đó cũng chính là những nguyên nhân cơ bản gây ra những mặt hạn chế, yếu kém của tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 25 - 28)