II. Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấungành kinh tế ở Việt Nam hiện nay
2.2 Các giải pháp trực tiếp
2.2.1 Lựa chọn các ngành cần tập trung phát triển
Với tiềm năng thế mạnh của đất nước cũng như xuất phát từ trạng thái nguồn lực của đất nước : lao đông dồi dào, vốn thì rất khan hiếm, dự trữ đất đai và các tài nguyên khác tính trên đầu người thấp và ngày càng cạn kiệt, hơn nữa nước ta nằm trong khu vực địa lý thuộc khu vực kinh tế có độ năng động, bản than nền kinh tế bắt kịp vào quĩ đạo kinh tế khu vực, quan hệ kinh tế quốc tế có nhiều thuận lợi yêu cầu về tính hiệu quả trong khuôn khổ những mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi chiến lược cơ cấu trong giai đoạn đầu phải có những ưu tiên cho những ngành sử dụng nhiều lao động, có năng lực dịch chuyển cao một khi các tương quan nguồn lực thay đổi
Như vậy để xác định một số lĩnh vực trọng điểm trong thời gian trước mắt cần thoả mãn các điều kiện sau :
+ Những lĩnh vực có lợi thế về các nguồn tài nguyên thiên nhiên + Những lĩnh vực khai thác được nhiều nguồn nhân lực sẵn có + Những lĩnh vực có chỉ số ICOR thấp
Còn với tầm nhìn trung và dài hạn các ngành được xem là mũi nhọn ngoài 3 tiêu thức nêu trên phải có tính định hướng công nghệ kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế. Vì vậy về dài hạn các tiêu thức của các lĩnh vực được chọn là ngành “mũi nhọn” là:
- Định hướng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến - Định hướng xuất khẩu
- Định hướng sử dụng các lợi thế về nguồn lực, trước tiên là nguồn lao động
- Chỉ số ICOR hợp lý
Các tiêu thức trên đều hướng tới mục tiêu dài hạn của nền kinh tế là tăng trưởng nhanh với hiệu quả sử dụng vốn cao, tăng nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm.
Về phương diện làm chính sách cần nhận thức rõ rằng xét toàn bộ nền kinh tế những ngành tập trung nhiều lao động trong giai đoạn hiện nay là cơ sở
để VN tiến hành nâng cấp ngành nghề, chỉ khi các ngành nghề tập trung nhiều lao động được phát triển hoàn toàn mới có thể tichx lũy đủ vốn và kỹ thuật cho phát triển ngành tập trung vốn và kỹ thuật sau này. Để tiếp cận vào chuỗi giá trị toàn cầu các ngành sản xuất cần tìm ra phân đoạn thị trường mà nhà đầu tư có thể tham gia, tranh thủ mọi cơ hội để nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị. Muốn vậy nhà nước cần có những chính sách nhằm xây dựng một thể chế hỗ trợ thị trường như
- Cung cấp thông tin giá rẻ hoặc miễn phí trong đó có các lĩnh vực nên đầu tư, được khuyến khích đầu tư cần có những ưu đãi để hướng nhà đầu tư vào các lĩnh vực nhà nước khuyến khích
- Cải cách hành chính, giảm thiểu chi phí ra nhập thị trường và tạo môi trường xã hội hỗ trợ doanh nghiệp
- Cải tạo và tổ chức lại đối với các lĩnh vực thuộc các ngành tập trung vỗn và kỹ thuật, song song với điều đó có thể tiếp tục hỗ trợ cho ít ngành tập trung vốn và kỹ thuật có cơ sở trong nước vững chắc hoặc có lợi thế so sánh - Trong giai đoạn hiện nay điều quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý cần phải có tư duy mở cửa và hội nhập để phát triển ngành nghề trong điều kiện toàn cầu hóa. Điều đó không chỉ đòi hỏi phải phân chia hợp lý các nguồn lực hiếm hoi trong nước cho các ngành sản xuất mà còn phải tích cực thu hút nguồn vốn và kỹ thuật tiên tiến nước ngoài để phát triển những ngành mới cải tạo những ngành cũ, tham gia và nâng cấp vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu
Trên cơ sở nguyên tắc chung như vậy có thể xác định một số hướng cơ bản cho các nhóm cơ bản như sau:
- Nhóm ngành sản xuất nông nghiệp mà trọng tâm sản xuất lương thực( lúa gạo). Xét trên mọi phương diện sản xuất lúa gạo là ngành có ý nghĩa đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp: vừa là ngành sản xuất lương thực cơ bản truyền thống, vừa có ý nghĩa ổn định kinh tế xã hội của một đất nước đông dân và xuất khẩu để nhập khẩu hàng công nghiệp. Xét ở góc độ chuyển dịch cơ cấu lao động sản xuất lúa gạo sẽ là lĩnh vực đóng vai trò “khu đệm” đảm bảo cho
quá trình giảm bớt lao động dần từ khu vực truyền thống sang khu vực công nghiệp- dịch vụ hiện đại, lao động trong khu vực này chỉ chuyển sang khu vực phi nông nghiệp một cách từ từ cùng với sự chin muồi về điều kiện khách quan và chủ quan, lao động trong ngành này cần có thời gian để đào tạo nghề. Vì thế sản xuất nông nghiệp vẫn là ưu tiên hàng đầu trong thời gian ngắn và trung hạn. Ngoài sản xuất lương thực các ngành sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau quả, chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản hiện tại và tương lai sẽ là ngành có vai trò quan trọng hơn trong nhóm ngành sản xuất nông nghiệp
- Nhóm ngành công nghiệp- dịch vụ sử dụng nhiều lao động :
Tập hợp trong nhóm này là các ngành thuộc công nghiệp nhẹ: may mặc, giày dép, đồ gỗ, gia công các loại, lắp ráp đồ điện và điện tử, chế biến lương thực và thực phẩm. thủy sản đồ uống, các sản phẩm phục vụ đời sống kinh doanh mang tính truyền thống như buôn bán nhỏ, vận tải hàng hóa và hành khách, sửa chữa phương tiện vận tải, đồ gia đình… Nhóm ngành này có đặc điểm chung là sử dụng nhiều lao động, phần lớn là lao động phổ thông công nghệ không cao thu hồi vốn nhanh và khả năng linh hoạt thích ứng với môi trường kinh doanh khá tốt. Tuy nhiên giá trị gia tăng thu được từ nhóm ngành này không cao nhưng dựa vào “công nghệ thích hợp” nhóm ngành này thực sự đem lại hiệu quả tổng thể rất cao cho nền kinh tế vì tính thích hợp của nó đối với điều kiện cụ thể của các nền kinh tế trong giai đoạn bước đầu vào thời kỳ CNH. Kinh nghiệm các nước đi trước cho thấy rằng hầu hết các nước đã CNH đều đi qua nhóm các ngành này để phát triển. Điều khác biệt lớn nhất giữa các nước là qui mô và thời gian duy trì nhóm ngành này. Xu hướng chung là các nước đi sau rút ngắn đáng kể giai đoạn trải qua sự phát triển qui mô lớn của nhóm ngành này với vai trò mở đường và thúc đẩy quá trình CNH. Ở VN những ngành này đang có dấu hiệu phát triển tốt vì phù hợp với điều kiện và khả năng hấp thu công nghệ kĩ thuật của nền kinh tế nói chung cũng như những người trực tiếp tham gia lao động nói riêng, nguồn vốn đầu tư hạn chế, đội ngũ doanh nhân vừa thiếu lại vừa yếu, thị trường trong nước còn nhỏ. Giai đoạn 2020 nhóm những ngành này vẫn sẽ là sự lựa chọn một cách tự nhiên của đông đảo các nhà đầu tư đã hay
sẽ gia nhập thị trường và do đó vẫn chiếm một tỷ trọng rất đáng kể trong nền kinh tế trên các mặt: tỷ phần trong GDP công nghiệp và dịch vụ, giá trị xuất khẩu và nhất là lực lượng lao động phi nông nghiệp. Vì vậy không cần phải có các chính sách khuyến khích đặc biệt nào từ phía nhà nước mà chỉ cần thực hiện đúng các cam kết chính sách hiện có như chính sách đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhất là lao động nữ, các chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đất đai và các chính sách khác, cũng như đảm bảo tất cả các doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh, bình đẳng và hơn hết là không gây cản trở nào đối với các doanh nghiệp.
- Nhóm ngành công nghiệp dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên :
Tuy không phải là quốc gia được đánh giá là giàu tài nguyên thiên nhiên xét theo chỉ tiêu bình quân đầu người và khả năng khai thác kinh tế các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được phát hiện không cao nhưng VN cũng không phải nước quá nghèo tài nguyên thiên nhiên và có thể dựa vào việc khai thác một số loại tài nguyên thiên nhiên để phát triển nhóm ngành công nghiệp khai thác. Trong thời gian tới đến năm 2020 nhóm ngành công nghiệp dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên sẽ còn tiếp tục được bổ sung thêm như khai thác bô xít nhôm ở Lâm Đồng, quặng sắt ở Hà Tĩnh và vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế trên các mặt: đóng góp vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu, thu hút một lực lượng đáng kể lao động, cung cấp nguồn nguyên lieu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên đây là nhóm ngành cần vốn đầu tư lớn, công nghệ khai thác và chế biến ngày càng hiện đại, yêu cầu về mức độ hiệu quả kinh tế theo qui mô lớn và đặc biệt có tính “tranh dành” cao so với các ngành kinh tế khác và có ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường. Một trong số tài nguyên khai thác thuộc loại không tái tạo nên đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, chắc chắn so với các lĩnh vực đầu tư khác sẽ không có nhiều những nhà đầu tư trong nước có đủ tầm cỡ để tìm thấy ở nhóm ngành này sự hấp dẫn. Vì vậy nhà nước một mặt cần khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thăm dò tìm kiếm, khai thác và chế biến các loại tài nguyên dưới nhiêu hình thức khác nhau.
Mặt khác nhà nước cần trực tiếp tổ chức, đầu tư phát triển nhóm ngành này nhằm tận dụng ưu thế “trời cho” để nhanh chóng tạo dựng một nền công nghiệp trong giai đoạn đầu tiên thực hiện CNH
- Nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao :
Như trên đã nêu quan điểm về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xét trên bình diện tổng thể toàn bộ nền kinh tế ở giai đoạn đầu về cơ bản phải tuân thủ qui luật chung, lấy việc ưu tiên tập trung cho các lĩnh vực sản xuất dựa trên “ công nghệ thích hợp”, sử dụng nhiều lao động. Song điều đó không hề mâu thuẫn với việc phát triển một cách có chọn lọc một số lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ- kỹ thuật cao. Bởi vì một mặt quá trình CNH, HĐH cũng đồng nghĩa với quá trình đạt tới việc sử dụng rộng rãi công nghệ kỹ thuật hiện đại ở tất cả các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Sự khác biệt mang tính thời đại của thế giới ngày nay so với quá khứ lịch sử chỉ ở chỗ sự phát triển khoa học công nghệ và những điều kiện kinh tế- xã hội khác( thị trường hóa, toàn cầu hóa ) đã tạo ra những điều kiện thực tế khách quan cho phép nếu có chính sách khôn ngoan phù hợp thì có thể rút ngắn được rất nhiểu thời gian để bắt kịp trình độ công nghệ kỹ thuật của các nước đã CNH như các nền kinh tế mới CNH đã từng thực hiện rất thành công. Tóm lại trong toàn bộ nền kinh tế nói chung thực hiện việc rút ngắn quá trình CNH và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại chủ yếu bằng cách rút ngắn thời gian trải qua các bước tuần tự từ thấp đến cao của thang bậc công nghệ- kỹ thuật thì có một phần tinh hoa về ưu tú và trí tuệ, năng lực kinh doanh và tài chính, cần thiết và hoàn toàn có thể tập trung ngay vào việc tiếp cận và phát triển những ngành,lĩnh vực sản xuất dịch vụ dựa trên công nghệ-kỹ thuật cao của thế giới như: sản xuất và chế tạo một số thiết bị, linh kiện điện tử, áp dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, y tế, sản xuất một số loại vật liệu mới, công nghệ phần mền, tham gia vào một số công đoạn có liên quan đến công nghệ-kỹ thuật cao trong chuỗi giá trị toàn cầu để sản xuất một số mặt hàng kể cả truyền thống thông dụng và hoàn toàn mới, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trong các lĩnh
vực dịch vụ thông tin truyền thông, ngân hàng, tài chính, quản lý xã hội, giao thông vận tải và nhiều loại dịch vụ xã hội mang tính toàn cầu khác
- Nhóm ngành định hướng xuất khẩu (bao gồm cả nông nghiệp,công nghiệp và dịch vụ)
Trong điều kiện toàn cầu hóa và gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế khái niệm xuất khẩu đã được mở rộng nội hàm: không chỉ gói gọn trong nội dung đem các loại vật phẩm hàng hóa sản xuất trong nước ra bán ở nước ngoài mà còn bao gồm cả sản phẩm dịch vụ (phi vật chất). Về mặt không gian xuất khẩu bao hàm cả việc bán sản phẩm ngay tại thị trường nội địa theo cả hai nghĩa sau:
+ Một là hàng hóa dịch vụ bán cho người ngoại quốc ở ngay đất nước mình( xuất khẩu tại chỗ), ngay nay những người di cư, khách du lịch ngày càng gia tăng, họ phải mua nhiều loại dịch vụ và hàng hóa, vì thế khối lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp cho những người ngoại quốc dưới hình thức này không phải nhỏ
+ Hai là: trong điều kiện thị trường hóa toàn cầu theo một nghĩa gián tiếp bán hàng cho người dân trong nước cũng mang nghĩa không khác nhiều lắm so với xuất khẩu bởi lẽ càng tự do hóa thương mại thị trường trong nước là nơi cạnh tranh của cả nhà sản xuất nội địa và nước ngoài( vì không được áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, cũng như không được phân biệt đối xử giữa người cung cấp trong nước và nước và nước ngoài). Vì vậy đối với xuất khẩu truyền thống vẫn cần thiết phải áp dụng hệ thống đồng bộ các chính sách khuyến khich miễn là các chính sách này vẫn được các bạn hàng chấp nhận như hỗ trợ tín dụng cho các ngân hàng xuất- nhập khẩu trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường đầu tư nâng cao công nghệ kỹ thuật. Mặt khác đối với hầu hết các mặt hàng chế biến, lắp ráp các hàng hóa dịch vụ còn lại việc dành và giữ thị phần cả trong nước và nước ngoài theo kiểu xuất khẩu tại chỗ sẽ có ý nghĩa quyết định. Muốn vậy phải thể hiện trên thị trường với tư cách của nhà cung cấp cũng với tinh thần cạnh tranh giống như các nhà cung cấp sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài bởi cuộc cạnh tranh trên thị trường không còn bảo hộ. Một lần nữa với việc chen chân vào chuỗi giá trị toàn cầu và nâng cấp vị thế của
mình trong chuỗi chính là phương châm của CNH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hiện nay. Theo nghĩa này nhóm ngành hướng về xuất khẩu không phải như kiểu truyền thống mà là toàn bộ nền kinh tế bất kể nông nghiệp,công nghiệp hay dịch vụ, đều dịch chuyển theo lối nâng cấp trình độ công nghệ kỹ thuật để nhờ đó mà nâng cấp vị thế trong chuỗi tức là toàn bộ nền kinh tế đều vận hành theo tinh thần của chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của mô hình CNH hướng về xuất khẩu một cách toàn diện và nhất quán.
2.2.2. Xác định những lĩnh vực nhà nước trực tiếp đầu tư
Ngày nay cả trong lý thuyêt và thực tế không mấy ai còn nghi ngờ việc nhà nước có nên can thiệp vào kinh tế hay không mà là can thiệp như thế nào và bằng cách nào để thị trường làm được tốt nhất vai trò của nó. Từ nửa sau thế kỉ XX trong số những cách thức can thiệp một mô hình “ Nhà nước phát triển” với chính sách công nghiệp mà trọng tâm là việc nhà nước lựa chọn một số lĩnh vực để tập trung đầu tư vào những giai đoạn nhất định, đã từng đóng góp vào việc đưa một số nền kinh tế chậm phát triển trở thành những nền kinh tế CN mới. Về