Điểm xuất phát mới của kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 35)

I. Những nhân tố mới ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấungành kinh tế ở Việt Nam

1.2 Điểm xuất phát mới của kinh tế Việt Nam

Ở phần trên khi phân tích về thực trạng cơ cấu kinh tế, chúng ta thấy rõ phần nào điểm xuất phát hiện nay của Việt Nam trong hành trình CNH. Phần này tập trung vào những khía cạnh phản ánh tính bức xúc của việc phải đẩy nhanh hơn nữa tiến trình thực hiện CNH trước những áp lực đua tranh mang tính thời đại sâu sắc và đề cập cả khía cạnh trình độ sản xuất lẫn thể chế ở Việt Nam.

a) Tính khẩn thiết của nhu cầu rút ngắn quá trình CNH

Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới và mở của, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc đọ tăng trưởng khá cao( bình quân 7.5%? năm trong thời gian từ 1990 – 2005), đánh dấu một bước ngoặt rât quan trọng trong lịch sử, mở ra khả năng rút ngắn quá trình CNH- HĐH đất nước

Nền kinh tế Việt Nam giờ vẫn còn trình độ thấp. Theo chỉ tiêu GDP theo đầu người năm 2005 ta có bảng thống kê như sau:

Bảng: So sánh GDP/người VN so với các nước

GDP/người GDP/người theoPPP

Giá trị So sánh Giá trị So sánh Việt Nam 415,4 1 1996 1 Mỹ 35819,5 86 34142 17 Nhật Bản 33400, 4 80 26755 13 Singapore 20738 50 23356 12 Đài Loan 12593,0 30 Hàn Quốc 8860,8 21 17380 9

Malaysia 3678,8 9 9068 4,5

Thái Lan 1874,0 4,5 6402 3

Philippine 927,6 2 3971 2

Trung Quốc 911,2 2 3976 2

Indonexia 680,2 1,6 3043 1,5

Mức độ lạc hậu về cơ cấu còn thể hiện rất rõ khi so sánh với một số nước trong vùng có cũng điểm xuất phát từ một nước nông nghiệp khi bắt đầu tiến hành CNH.

Bảng: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của một số nước%

Tt Nước Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1 Việt Nam(2006) 21,99 39,91 38,1 2 Nhật Bản(1999) 1,0 32,1 66,4 3 Đài Loan(2000) 1,9 30,9 67,2 4 Hàn Quốc(2001) 4,0 41,4 54,1 5 Malaysia(2001) 8,0 49,6 41,9 6 Thái Lan(2001) 10,0 40,0 49,8 7 Philippine(2001) 15,0 31,1 53,6 8 Trung quốc(2001) 15,0 52,2 32,9

Nếu coi mức độ giảm tỉ trong nông nghiệp là chỉ số căn bản đánh giá quá trình CNH thì Việt Nam ngày nay còn thua kém so với các nước trong khu vực 50 năm về trước

Bảng: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở một số nước(%)

TT Nước Nông nghiệp Công

nghiệp Dịch vụ 1 Việt Nam(2004) 58,7 17,4 23,9 2 Nhật Bản(1951) 45,2 26,6 28,2 3 Đài Loan(1956) 56 20,8 23,3 4 Hàn Quốc(1950) 57,2 18 24,8

Thế nhưng trên thực tế việc di chuyển lao động việc di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn vẫn diễn ra rất chậm. Do thu hút khu vực hiện đại kém và tình trạng thất

nghiệp cao. Mặc dù tỷ lệ đàu tư / GDP có xu hướng tăng lên, nhưng tốc đọ gia tăng của chỉ số ICOR cũng tăng cao, trong khi tốc độ của công nghệ vẫn còn chậm, khiến cho khả năng di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp càng khó khăn

Bảng: Hệ số ICOR qua các thời kì

Thời kì 1991 -1995 1996-2000 2001-2005 2006-2007

ICOR 3,5 4,6 5,2 5,7

Khoảng cách lạc hậu và nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa so với các nước trong khu vực đang đặt ra nhu cầu đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HDH.

b) Đặc điểm mới của kinh tế Việt Nam

Cùng với những thay đổi đang diến ra nhanh chóng trên quy mô quốc tế, sự thay đổi trong bản thân nền kinh tế VIệt Nam cũng là một nhân tố quyết định đối với việc tiếp cận tư duy mới về vấn đề cơ cấu kinh tế. Xét về mặt tổng quát trên bình diện kinh tế vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam đang có sự thay đổi cả về thể chế và trạng thái nền sản xuất xã hội.

+ Về thể chế kinh tế của Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục theo con đường kinh tế thị trường đinh hướng XHCN và đang gia tăng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy quá trình chuyển đổi vẫn chưa được hoàn thiện ở một số khía cạnh cơ bản sau:

- Các loại thị trường chưa đồng bộ, những thị trường đang còn manh nha như thị trường lao động, thị trường công nghệ…

- Còn thiếu quy định về chế tài pháp lí trong kinh doanh

- Tình trạng độc quyền còn tồn tại ở một số lĩnh vực duy của thời kế hoạch hóa tập trung như tư duy bao cấp, đối xử công bằng, cơ chế xin cho, thiếu minh bạch là trở ngại lớn nhât.

Rõ ràng là tính chất đang chuyển đổi về cơ chế hiện nay có ảnh hưởng lớn đến tư duy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu. Ở đây vai trò của yếu tố thị trường trong phân bổ nguồn nhân lực còn hạn chế do tình trạng bất đối xứng về thông tin hoặc tình trạng méo mó thông tin còn khá phổ biến.

Ở khía cạnh chuyển đổi trạng thái của kinh tế, tính bức xúc của việc thực

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w