Tạo nguồn thức ăn xanh chất l−ợng cao cho bò sữa bằng hỗn hợp cỏ cao đạm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa (Trang 114 - 119)

II. Tài liệu tiếng Anh

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.1. Tạo nguồn thức ăn xanh chất l−ợng cao cho bò sữa bằng hỗn hợp cỏ cao đạm

Để giúp cho ch−ơng trình phát triển bò sữa thành công, việc tạo nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn thô xanh có chất l−ợng cao là nhu cầu cần thiết và quan trọng. Trong 3 năm 2003-2005, đề tài đã nghiên cứu thu đ−ợc một số kết quả.

4.2.1.1.Kết quả trồng thử nghiệm hỗn hợp cỏ cao đạm nhập nội

Đã trồng thử nghiệm 5 ha và đánh giá năng suất chất xanh của hỗn hợp cỏ cao đạm nhập nội. Hỗn hợp cỏ cao đạm nhập từ Australia gồm nhiều giống, nh−ng trong mỗi hỗn hợp chỉ có ba giống họ đậu và ba giống họ hòa thảo, năng suất cao, nên phải áp dụng chế độ chăm sóc thâm canh tiên tiến, đặc biệt, chế độ t−ới phun khép kín. Thân cỏ mềm, có vị thơm ngọt, kích thích tính phàm ăn của gia súc. Hỗn hợp cỏ cân đối l−ợng đạm từ thức ăn xanh cho gia súc, làm tăng tính ngon miệng vì giá súc ăn nhiều loại cỏ cùng một lúc và giảm đáng kể thức ăn tinh bổ sung.

- Miền Bắc: Có t−ới n−ớc bổ sung, năng suất chất xanh đạt 200tấn/ha.

- Miền Nam: Chăm sóc tốt, t−ới đủ n−ớc, năng suất đạt 405tấn/ha (Bình Minh, Thống Nhất, Đồng Nai: TTNCCG TBKT Chăn nuôi Tp. Hồ Chí Minh, Viện Chăn Nuôi) và nếu không t−ới n−ớc thì chỉ đạt 130tấn/ha (tại Bình D−ơng) Viện KHKTNNMN).

4.2.1.2. Thành phần cơ bản của cỏ hỗn hợp cao đạm và thức ăn thô dạng viên

Trong những năm qua, nhiều giống cỏ hoà thảo và họ đậu cao sản đã đ−ợc trồng thử nghiệm thành công và đã đ−ợc đ−a vào sản xuất nh− cỏ voi, cỏ Ruzi, TD58, vv. Tuy nhiên, chúng có những hạn chế lớn, đó là hàm l−ợng protein thấp.

Gần đây, hỗn hợp cỏ cao đạm nhập từ Australia gồm các loại cỏ hoà thảo và họ đậu. Hỗn hợp cỏ này cho năng suất và chất l−ợng cao, phù hợp với bò sữa và đã đ−ợc trồng ở nhiều nơi nh−ng ch−a biết thành phần hoá học và giá trị dinh d−ỡng của chúng. Vì

vậy, đề tài đã khảo sát đánh giá chất l−ợng hỗn hợp cỏ cao đạm. Kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm ở Hà Nội, Ba Vì và Bình D−ơng cho thấy năng suất và chất l−ợng cỏ nếu không chăm sóc tốt, không đạt nh− khuyến cáo. Kết quả cụ thể:

Lứa cắt 2, 3, 4, cây họ đậu, bị hoà thảo phát triển lấn át và bị giảm nhiều ở lứa cắt 5-6, hầu nh− bị mất hoàn toàn ở lứa 7, dẫn đến chất l−ợng của hỗn hợp cỏ cũng bị giảm.

Tỷ lệ cỏ họ đậu giám dần theo lứa cắt: từ 4,5% xuống 1,8% (Ba Vì), từ 6,5% xuống 3,7% (Thuỵ Ph−ơng) và từ 7,5% xuỗng 3,3% (Bình D−ơng), chứng tỏ các giống cây họ đậu bị cỏ họ thảo lấn át nên chúng bị giảm mạnh theo lứa cắt kể cả ở ba vùng khác nhau.

Vật chất khô là 18,43-20,42%, protein thô là 15,04-10,04%, xơ thô 25,79-34,76%, mỡ thô 1,73-3,36%, khoáng tổng số 5,90-12,81%.

Thành phần hoá học của cỏ hỗn hợp qua các lứa cắt t−ơng ứng với một số cỏ trồng ở Bình D−ơng protein 11-16% và xơ thô 27-38% (Đinh Văn Cải và cộng sự, 2004)[1].

Kết quả trồng thử nghiệm hỗn hợp cỏ ở 3 vùng cho thấy thân mềm, nhiều lá, tốc độ già cỗi chem.. Tuy nhiên, hàm l−ợng protein không cao, chỉ t−ơng đ−ơng với một số giống cỏ hoà thảo đã trồng đại trà ở địa ph−ơng (Đinh Văn Cải và cộng sự, 2004)[1] và nếu không chăm sóc tốt không đạt kết quả cao.

Ngoài ra, phân tích đ−ợc 44 mẫu cỏ và xây dựng đ−ợc Qui trình trồng cỏ cao đạm.

4.2.2. Kết quả ứng dụng công nghệ tiên tiến chế biến, dự trữ thức ăn thô dạng viên

4.2.2.1. Chế biến dự trữ thức ăn thô dạng viên

Trong 3 năm 2003-2005, đề tài đã sản xuất đ−ợc 225 tấn thức ăn thô dạng viên, so với kế hoạch, v−ợt 25 tấn. Nhìn chung, ăn thô dạng viên đáp ứng đ−ợc mục tiêu của đề tài là làm nguồn thức ăn dự trữ bổ sung cho đàn bò sữa vào mùa thiếu thức ăn thô xanh.

Đẫ phân tích đ−ợc 44 mẫu thức ăn viên về các thành phần Protein thô, Xơ....

4.2.2.2. Giá trị dinh d−ỡng và hiệu quả thức ăn thô dạng viên trong nuôi d−ỡng bò sữa

N−ớc ta có nguồn thức ăn thô đa dạng, phong phú cho các loài vật nuôi ăn cỏ. Chúng có tỷ lệ xơ cao, các thành phần nh− cellulose, hemicellulose th−ờng ở dạng liên kết với lignin tạo thành những cầu nối bền vững rất khó tiêu hóa. Để tăng khả năng phân giải chất xơ của thức ăn thô trong dạ cỏ và nâng cao hiệu quả nguồn thức ăn giầu xơ ở động vật nhai lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu chế biến nâng cao hiệu quả sử dụng nh−

xử lý kiềm, urea, công nghệ vi sinh, các chế phẩm enzyme..vv để phân cắt hoặc làm yếu các liên kết lignocellulose nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hoá. Trong thời gian gần đây, nhiều n−ớc nghiên cứu sử dụng các loại thức ăn thô đã xử lý nh− một nguyên liệu để sản xuất thức ăn chất l−ợng cao qui mô công nghiệp nh− Trung Quốc, Australia, Nga...vv. Đề tài đã đánh giá giá trị dinh d−ỡng, hiệu quả nuôi d−ỡng của thức ăn thô dạng viên đ−ợc sản xuất bán công nghiệp trong nuôi d−ỡng bò sữa ở n−ớc ta. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Hàm l−ợng protein thô, xơ thô, Ca và P của các loại thức ăn thô viên rất khác nhau. Hàm l−ợng protein thô dao động từ 12,7% (VTQ) đến 17,2% (VB1). Các thành phần khác nh− xơ thô, Ca và P...vv cũng rất khác nhau và không tuân theo một qui luật nào. Điều này là do các loại thức ăn thô dạng viên này đều đ−ợc sản xuất nhân tạo, đ−ợc tạo thành theo các công thức khác nhau, tuỳ theo mục đích của ng−ời sản xuất và sử dụng. Tuy nhiên, khi so sánh với 2 loại thức ăn thô cỏ voi và rơm lúa thì thấy rằng hàm l−ợng protein thô cao hơn nhiều, đặc biệt hàm l−ợng NDF thấp hơn, dao động ở mức từ 46-56%.

Để đánh giá giá trị dinh d−ỡng của các loại thức ăn thô viên, cần căn cứ vào tỷ lệ phân giải in sacco và tốc độ sinh khí in vitro. Tỷ lệ phân giải VCK sau khi ủ 48 giờ trong dạ cỏ là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá giá trị nuôi d−ỡng của thức ăn, đặc biệt đối với các loại thức ăn tinh và thức ăn giầu protein. Các kết quả cho thấy, tỷ lệ phân giải VCK sau 48 giờ ủ trong dạ cỏ của các loại thức ăn viên thô đều cao, dao động từ 76,8 đến 81,2%, cao gấp hai lần so với rơm và gấp 1,28-1.35 lần so với cỏ voi (cỏ voi là 60%).

Tỷ lệ phân giải VCK in sacco của 2 loại thức ăn thô viên BV1 và VTQ t−ơng tự nhau (80.2 và 81.2%) sau 48 giờ ủ trong dạ cỏ. Điều đó cho thấy, mặc dù thức ăn viên BV1 có hàm l−ợng protein cao hơn (15,4%), nh−ng tỷ lệ phân giải VCK cũng không cao hơn so với VTQ (hàm l−ợng protein 12,7%). Nh− vậy, hàm l−ợng protein trong thức ăn viên thô không phải là yếu tố quyết định tốc độ phân giải VCK trong dạ cỏ. Thức ăn viên VTQ mặc dù có hàm l−ợng protein thô thấp hơn, nh−ng bù lại loại thức ăn này có hàm l−ợng xơ thô, NDF và ADF thấp hơn so với BV1 và có lẽ đó là yếu tố quan trọng qui định tốc độ phân giải trong dạ cỏ. Hàm l−ợng xơ thô thấp, đặc biệt là hàm l−ợng NDF thấp chứng tỏ trong thành phần của VTQ có chứa hàm l−ợng carbohydrat dễ tan cao.

Tất cả các loại thức ăn thô viên đều có tỷ lệ thành phần rửa trôi (A) và tiềm năng phân giải (A+B) cao hơn so với cỏ voi và rơm. Tiềm năng phân giải trong dạ cỏ của các

loại thức ăn thô viên khác nhau không nhiều (từ 75,8 đến 83,4%) và tiềm năng này phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu các thành phần nguyên liệu cấu thành thức ăn thô dạng viên.

Tốc độ sinh khí sau 24 giờ in vitro phản ánh t−ơng đối rõ tỷ lệ phân giải VCK trong dạ cỏ của các loại thức ăn thô viên. Tốc độ phân giải VCK trong dạ cỏ phụ thuộc rất nhiều không chỉ vào tỷ lệ các thành phần có thể hoà tan và bị phân giải nhanh trong dạ cỏ mà còn cả thành phần cấu trúc xơ. So với các loại thức ăn thô viên và cỏ voi, tỷ lệ phân giải VCK trong dạ cỏ, năng suất sinh khí của rơm là thấp nhất. Tỷ lệ phân giải chất khô sau 48 giờ ủ trong dạ cỏ, năng suất sinh khí của rơm trong nhiên cứu này thấp hơn so với kết quả của Phạm Kim C−ơng và ctv (2000)[3]. Rơm lúa giống HYT77, khi ch−a đ−ợc xử lý urea tốc độ phân giải chất khô sau 48 giờ ủ mẫu chỉ đạt 45.86%, nh−ng sau khí xử lý urea (4% urea), tỷ lệ phân giải chất khô trong dạ cỏ đạt 52.41%.

Thức ăn thô viên khi đ−ợc phối hợp từ rơm và một số nguyên liệu khác thì tỷ lệ tiêu hoá chát hữu cơ cũng nh− giá trị năng l−ợng trao đổi đ−ợc cải thiện đáng kể. Tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ và các giá trị năng l−ợng trao đổi tính toán đ−ợc trong nghiên cứu này thấp hơn so với các giá trị tính toán trên cơ sở các số liệu có sẵn từ bảng thành phần và giá trị dinh d−ỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam (Viện Chăn nuôi, 2002) từ 15-20%.

Nghiên cứu của Vũ Chí C−ơng và CTV (2004)[2] cho thấy, giá trị năng l−ợng trao đổi của một số loại thức ăn phổ biến cho bò trên cơ sở sử dụng tỷ lệ tiêu hoá in vivo trên cừu, giá trị ME của thức ăn sai khác với cách tính tr−ớc đây từ 2,6-26,4%. Đinh Văn Cải và CTV (2004)[1] khi nghiên cứu đánh giá thành phần và giá trị dinh d−ỡng của một số loại thức ăn cho trâu bò khu vực thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có sự khác biệt đáng kể về giá trị năng l−ợng trao đổi của thức ăn tính theo hai ph−ơng pháp.

4.2.2.3. ảnh h−ởng của thức ăn thô viên trong khẩu phần đến năng suất và chất l−ợng sữa

Khi thay thế 60 và 80% thức ăn tinh bằng thức ăn thô viên trong khẩu phần (thí nghiệm tại Ba Vì) đã làm tăng khả năng thu nhận thức ăn của bò sữa từ 7,1 (ở mức thay thế 60%) đến 12% (ở mức thay thế 80%). Tuy nhiên, không có sự khác biệt nhiều về năng suất giữa các lô, mặc dù năng suất sữa ở lô thí nghiệm có cao hơn so với lô đối chứng, nh−ng sự sai khác này là rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg sữa ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng, nh−ng sự sai khác này là không đáng kể.

Không có sự khác biệt nhiều về chất l−ợng sữa giữa các lô thí nghiệm và đối chứng. Tỷ lệ mỡ sữa của bò lai F1 và F2 dao động từ 3,7 đến 4,08%, hàm l−ợng protein sữa dao động từ 3,2 đến 3,6%, nh−ng sự khác biệt giữa các lô không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Sau thời gian 2 tháng thí nghiệm bò sữa ở các lô không bị hao hụt khối l−ợng cơ thể, nh−ng sự thay đổi về khối l−ợng cơ thể không cao giữa các lô. Bò tăng trọng trong khoảng từ 4,6 đến 7,2 kg sau 2 tháng cho sữa.

Từ những kết quả trên cho thấy, có thể sử dụng thức ăn thô viên để thay thế thức ăn tinh ở tỷ lệ từ 60 đến 80% mà không ảnh h−ởng nhiều đến năng suất và chất l−ợng sữa của bò sữa. Khác với kết quả thí nghiệm tại Ba Vì, các kết quả nghiên cứu tại Đồng Nai cho thấy, sử dụng thức ăn thô viên trong khẩu phần khống ảnh h−ởng nhiều đến l−ợng thức ăn ăn vào, mặc dù l−ợng VCK ăn vào/100 kg khối l−ợng cơ thể ở lô thí nghiệm (3.64 kg) cao hơi so với lô đối chứng (3.50 kg), nh−ng sự sai khác này không lớn (4%) (P>0,05).

T−ơng tự nh− các kết quả nghiên cứu tại Ba Vì, thí nghiệm tại Đồng Nai cho thấy, không có sự khác biệt nhiều về năng suất sữa, tỷ lệ mỡ và protein sữa giữa lô thí nghiệm và đối chứng. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg sữa dao động từ 0,88 đến 0,9 kg và cũng không khác nhau giữa các lô. Sau 3 tháng thí nghiệm, bò sữa ở các lô hao khối l−ợng cơ thể từ 5- 7 kg, nh−ng không khác nhau nhiều giữa lô thí nghiệm và đối chứng (P>0,05).

Xét về hiệu quả kinh tế nuôi d−ỡng bò sữa tại Ba Vì cho thấy khi sử dụng thức ăn thô viên thay thế 60% thức ăn tinh, chi phí thức ăn/lít sữa ở lô thí nghiệm cao hơn đối chứng 6,4% (2476/2327đ/kg), nh−ng khi tăng lên 80%, chi phí thức ăn giảm, nh−ng không đáng kể (tiền thức ăn cho 1 kg sữa của lô thí nghiệm thấp hơn so với đối chứng 2,02%). Kết quả nghiên cứu trên bò sữa ở Đồng Nai cho thấy, chi phí thức ăn/lít sữa ở lô thí nghiệm cao hơn so với đối chứng 2,2%. Nh− vậy, sử dụng thức ăn thô dạng viên ch−a đem lại hiệu quả kinh tế vì không nâng cao đ−ợc năng suất và chất l−ợng sữa có thể do giá thành thức ăn thô viên cao. Trong điều kiện ở Đồng Nai, với cùng hệ nguyên liệu bao gồm thức ăn thô, một số loại thức ăn tinh và thức ăn bổ sung, nếu nghiền nhỏ và ép thành viên thì giá thành thêm vào 400 đ/kg.

Nh− vậy, thành phần và giá trị dinh d−ỡng của các loại thức ăn thô viên rất biến động, phụ thuộc nhiều vào công thức chế biến. Nhìn chung các loại thức ăn thô viên đều có hàm l−ợng protein thô cao (từ 12 đến 17% tính theo VCK), hàm l−ợng xơ thô, NDF, ADF thấp hơn so với các loại thức ăn thô truyền thống nh− cỏ voi và rơm. Tỷ lệ tiêu hoá VCK, giá trị năng l−ợng trao đổi tính theo năng suất sinh khí in vitro của thức ăn thô viên dao động từ 57,4-61,9% và từ 5,7-7,4 MJ/kg VCK.

4.2.3. Kết luận

Hỗn hợp cỏ cao đạm phải đ−ợc chăm sóc tốt, t−ới n−ớc đủ thì năng suất chất xanh đạt 200 tấn/ha ở miền Bắc và 405 tấn/ha ở miền Nam, nếu không chỉ đạt 130 tấn/ha.

Chế biến thức ăn thô viên là cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi bò sữa vì mùa Đông ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam thiếu thức ăn thô xanh trầm trọng. Song, để có hiệu quả kinh tế, cần tiếp tục nghiên cứu để hạ giá thành sản phẩm thức ăn thô dạng viên thì hiệu quả kinh tế khi áp dụng chúng trong chăn nuôi bò sữa mới có hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)