Kết quả chọn bò đực giống HF thuần vào đàn hạt nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa (Trang 107 - 114)

II. Tài liệu tiếng Anh

4.1.3.Kết quả chọn bò đực giống HF thuần vào đàn hạt nhân

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.3.Kết quả chọn bò đực giống HF thuần vào đàn hạt nhân

4.1.3.1. Chọn đực giống HF tốt vào đàn hạt nhân

Đề tài chọn đ−ợc 5 bò đực giống HF tốt nhất trong tổng số 7 con nhập từ Mỹ vào đàn hạt nhân, đó là các bò đực giống số hiệu 282, 283, 284, 285 và 286. Các căn cứ chọn lọc là: tiềm năng sữa từ 10.364 đến 15.440 kg/ck, chất l−ợng tinh, tỷ lệ phối có chửa; các chỉ tỉêu sinh tr−ởng, phát triển, chất l−ợng tinh tốt, NSS chị em gái và con gái của đực giống. Các đực giống đó đáp ứng đầy đủ mục tiêu: cải tạo và nâng cao chất l−ợng đàn bò sữa Việt Nam.

4.1.3.2. Xác định đặc điểm di truyền về khối l−ợng của bò đực giống HF

Để hiểu biết về sự đóng góp cải thiện làm tăng khối l−ợng đàn bò lai h−ớng sữa Việt Nam, đặc điểm di truyền cơ bản về khối l−ợng bò đực giống HF đ−ợc nghiên cứu.

và 0,46. Hệ số di truyền và sai số chuẩn cao có thể do số mẫu nhỏ. Cần đ−ợc nghiên cứu tiếp nhằm xác định chính xác để giúp cho công tác giống thu đ−ợc kết quả cao hơn.

Hệ số t−ơng quan di truyền về khối l−ợng giữa các tháng tuổi của đàn bò đực giống sữa HF nhập nội chặt chẽ, từ 0,66 đến 0,88, cho phép chọn đực giống ngay từ lúc sơ sinh.

4.1.3.3. Kết quả xây dựng Quy trình nhân giống bằng đàn hạt nhân mở

Quy trình nhân giống đàn hạt nhân mở trong chăn nuôi bò sữa là sản phẩm khoa học quan trọng nhất trong nội dung này của đề tài nên đã đ−ợc đề tài tập trung nghiên cứu sâu các nội dung có liên quan và từ những kết quả đó làm căn cứ chắc chắn cho việc xây dựng Quy trình nhân giống bằng đàn hạt nhân mở. Kết quả cho thấy Quy trình có căn cứ khoa học và nội dung cụ thể, dễ hiểu và áp dụng. Cụ thể, Quy trình đã nêu bật:

a. Những đặc điểm cơ bản về mô hình tháp giống bò sữa

Trong tháp giống, đàn đ−ợc nghiên cứu chọn lọc là đàn hạt nhân, chiếm 3-5% số cá thể. Trong hệ thống giống, tháp giống là thích hợp nhất, đặc biệt đối với ngành chăn nuôi lợn và gia súc khai thác sữa. Một số tính chất cơ bản của hệ thống giống hạt nhân là:

- Quá trình chọn lọc chỉ thực hiện ở đàn hạt nhân. Mọi thành quả ở tầng d−ới của tháp giống đều do sự tác động của chọn lọc từ tầng đỉnh - đàn hạt nhân. Ng−ời chăn nuôi đ−ợc thừa h−ởng mọi thành quả của chọn lọc ở đàn hạt nhân. Chọn lọc càng khắt khe, tiến bộ di truyền càng lớn ở đàn hạt nhân, thành quả thu đ−ợc càng cao trong đàn sản xuất.

- Mục tiêu tạo chọn giống bò sữa ở đàn hạt nhân ảnh h−ởng đến toàn bộ hệ thống giống. Tháp giống trong chăn nuôi th−ờng chia ra hai loại: hạt nhân đóng và mở:

- Tháp giống hạt nhân đóng là đóng kín hoàn toàn, không cho nguồn gen từ bất kì tầng nào ở phía d−ới hoặc bên ngoài đ−ợc phép xâm nhập vào tầng hạt nhân. (Hình 1a).

- Trong thực tế, có những bò sữa trong đàn sản xuất hoặc ngoài tháp giống có giá trị giống cao hơn so với tầng nhân giống, thậm chí tầng hạt nhân đều có thể chọn vào đàn hạt nhân làm giống. Ph−ơng pháp này sẽ đ−a tiến bộ di truyền trong đàn hạt nhân tăng nhanh, tạo nên các tiến bộ của toàn bộ hệ thống giống đ−ợc phổ biến đối với các vật nuôi có kiểu sinh sản đơn thai, khoảng cách thế hệ dài (cừu, trâu, bò) đ−ợc thể hiện ở Hình 1b.

Hình 1b miêu tả sự xâm nhập nguồn gen vào tầng hạt nhân. Những cá thể tốt nhất đ−ợc chọn vào đàn hạt nhân, cho dù sinh ra ở tầng nào, kể cả tầng sản xuất d−ới cùng của tháp giống. Việc chọn lọc là cần thiết, phải thực hiện theo ch−ơng trình liên kết các đàn

đối với giá trị giống. Thông th−ờng, độ tin cậy của giá trị giống xác định ở đàn hạt nhân (0,75) cao hơn đàn sản xuất (0,375). Hệ thống nhân giống hạt nhân mở phổ biến rộng rãi trong chăn nuôi, nhất là cho gia súc đơn thai với mục đích khai thác sữa. Ch−ơng trình tạo và nhân giống bò sữa th−ờng đ−ợc áp dụng theo hệ thống giống đàn hạt nhân mở.

Ưu điểm chính của hệ thống nhân giống hạt nhân mở là giảm bớt mọi chi phí về theo dõi ở những tầng tháp giống phía d−ới của tầng hạt nhân và có độ tin cậy cao vì số liệu thu thập và nguồn thông tin của anh chị em dồi dào.

Sử dụng nhân giống bằng hạt nhân mở tốt hơn so với đóng, song về mặt thú y rất nghiêm ngặt. Do việc tạo chọn lọc giống ở các tầng, những cá thể tốt nhất đ−ợc bổ sung đàn hạt nhân, làm tăng nhanh số l−ợng dẫn đến nâng cao chất l−ợng giống sẽ tăng.

b. Dự kiến mô hình tháp giống hạt nhân mở của bò sữa Việt Nam

Từ những kinh nghiệm của thế giới kết hợp những kết quả ban đầu của nghiên cứu này, mô hình tháp giống bò sữa Việt Nam sẽ đ−ợc hoàn thiện trong giai đoạn 2006-2015.

Nguyên tắc chung cho việc xây dựng tháp giống bò sữa

ở tháp giống ba cấp, tầng đỉnh th−ờng là giống thuần, dòng thuần và nhân giống theo ph−ơng pháp nhân giống thuần chủng theo giống, theo dòng và chéo dòng trong cùng một giống hình thành đàn hạt nhân và cung cấp giống cho cấp ông bà. ở cấp ông bà là đàn nhân giống, ngoài giống thuần, có một phần lai, cung cấp cái lai cho cấp bố mẹ ở tầng đáy hình tháp coi nh− đàn sản xuất. ở đàn sản xuất này, mẹ th−ờng là lai, bố có thể là thuần chủng khác giống ở tầng hạt nhân hoặc ở tầng ông bà hoặc là lai ở tầng ông bà.

- Tổ chức công tác giống và quản lý giống theo hình tháp di truyền và đàn hạt nhân là hình thức quản lý mới hiện đại, có thể thực hiện đồng bộ cả ba cấp ở một cơ sở giống, cũng có hình thành trong liên doanh có sự phân công giữa các cơ sở chăn nuôi trong và ngoài tháp giống tuỳ theo từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Đàn giống hạt nhân của các cơ sở giống thuộc mọi hình thức sở hữu hợp thành đàn giống hạt nhân quốc gia. Việc hình thành hệ thống quản lý giống hình tháp hết sức cần thiết và vô cùng cấp bách.

Đối t−ợng và địa điểm xây dựng tháp giống hạt nhân mở

- Bò sữa HF ở Mộc Châu có 3.200 con, nuôi ở 518 hộ, đều là những hộ chuyên nuôi bò sữa trên 35 năm, có nhiều kinh nghiệm, lại gắn bó với chăn nuôi bò sữa.

- Bò lai h−ớng sữa F11/2HF, F23/4HF và F37/8HF ở vùng Ba Vì - Hà Tây là cái nôi tạo giống bò lai h−ớng sữa có Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì làm trung điểm và có Trung tâm Tinh đông lạnh Moncada hỗ trợ. Các hộ chăn nuôi ở đây và trong vùng đã quen nuôi bò lai và có kinh nghiệm nuôi bò sữa và trồng cỏ.

Tháp giống bò sữa HF ở Mộc Châu

Sản l−ợng sữa/chu kỳ của bò HF ở Mộc Châu. Cấp kỷ lục: 6.814,5kg/chu kỳ; Đặc cấp: 5.431,1; Cấp 1: 4.588,1; Cấp 2: 3.810,8; Ngoại cấp: 3.075,2 kg/chu kỳ.

Tỷ lệ xếp cấp của bò HF. Xếp cấp đ−ợc 1.052 con: Kỷ lục: 21,29% (224 con); Đặc cấp: 36,65% (375 con); Cấp 1: 43,06% (453 con).

Phân bổ tỷ lệ cơ cấu giống vào các tầng của tháp giống. Tầng hạt nhân chiếm 4- 5%, tầng nhân giống: 36-40% và tầng sản xuất: 50-55%.

Nguyên tắc bố trí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ đ−a vào tháp giống những cá thể đạt từ cấp 1 đến cấp kỷ lục.

- Chọn những cá thể có sản l−ợng sữa/chu kỳ cao nhất hoặc trên bình quân của cấp kỷ lục đ−a vào đàn hạt nhân, vì số l−ợng cá thể vào đàn hạt nhân chỉ có 5%.

- Những cá thể còn lại của cấp kỷ lục cùng với những cá thể đạt đặc cấp xếp cao hơn bình quân cấp cho đủ tỷ lệ 36-40% hình thành đàn nhân giống. Số còn lại của đặc cấp cùng với những cá thể đạt cấp 1 hình thành đàn sản xuất.

Nh− vậy, trong đàn sản xuất, bò đặc cấp và cấp 1 sẽ góp phần nâng cao l−ợng sữa của toàn đàn, là nhân tố quan trọng thực hiện hệ thống nhân giống hạt nhân mở.

Cơ cấu cụ thể tháp giống bò HF:

Đàn hạt nhân: 60 con cấp kỷ lục có sản l−ợng sữa 7.001-9.875 kg.

Đàn nhân giống: 420 con trong đó có 164 con cấp kỷ lục có sản l−ợng sữa đạt 6.001-7.000kg và 256 con đặc cấp có sản l−ợng sữa 5.400-6.000kg/chu kỳ.

Đàn sản xuất: 572 con trong đó có 119 con đặc cấp và 453 con cấp 1.

Tháp giống bò HF lai h−ớng sữa ở vùng Ba Vì Sản l−ợng sữa/chu kỳ của bò HF lai ở vùng Ba Vì:

F11/2HF: Cấp kỷ lục 4.240,9kg; Đặc cấp 3.728,1kg; Cấp 1 3.184,0kg sữa/chu kỳ. F23/4HF: Cấp kỷ lục 5.298,0kg; Đặc cấp 4.330,2kg; Cấp 1 3.762,5kg sữa/chu kỳ. F37/8HF: Cấp kỷ lục 5.349,3kg; Đặc cấp 4.278,9kg; Cấp 1 3.811,0kg sữa/chu kỳ.

Tỷ lệ xếp cấp của bò HF lai. Xếp cấp đ−ợc 809 con, trong đó, cấp kỷ lục: 55 con (6,8%), đặc cấp: 370 (45,74%) và cấp 1: 384 con ( 47,46%).

Phân bổ tỷ lệ cơ cấu giống. Tỷ lệ cơ cấu giống vào các tầng của tháp giống: Tầng hạt nhân 5%, tầng nhân giống 40% và tầng sản xuất 55%.

Cơ cấu tháp giống bò lai h−ớng sữa

Đàn hạt nhân: 55 con kỷ lục, trong đó 26 con F11/2HF, SLS là 4.240,9kg/ck; 22 con F23/4HF có SLS là 5.298kg/ck và 7 con F37/8HF với SLS là5.349,3kg/chu kỳ.

Đàn nhân giống: 370 con, trong đó 118 con F11/2HF, SLS là 3.728kg/chu kỳ; 186 con F23/4HF, SLS 4.320,1kg/chu kỳ và 66 con F37/8HF, SLS là 4.278,9kg/chu kỳ.

Đàn sản xuất: 384 con, trong đó F11/2HF: 110 con, SLS là 3.184kg/chu kỳ; F23/4HF: 205 con, SLS là 3.762,5kg/chu kỳ và F37/8HF: 19 con, SLS là 3.811kg/chu kỳ.

Quản lý giống và tổ chức thực hiện tháp giống bò sữa

Quản lý giống bò sữa theo tháp giống có lợi cho sản xuất và thực sự nâng cao năng suất vật nuôi. Đây là ph−ơng pháp mới lại tiến hành trong nông hộ nên b−ớc đầu sẽ có nhiều khó khăn, song để công tác giống bò sữa thành công, phải quyết tâm thực hiện.

Tổ chức và xắp xếp lại đàn bò hiện có vào khuôn khổ của tháp giống + Chuẩn bị cơ sở chuồng trại

- Mỗi đàn nên nhốt riêng một chuồng. Chuồng có thể một dãy hoặc hai dãy. - Nếu qui mô đàn không lớn, có thể nuôi nhốt theo dãy, mỗi dãy một đàn.

- Tr−ờng hợp qui mô quá nhỏ, chỉ có một chuồng và chuồng một dãy, có thể nuôi nhốt chung, nh−ng phải ngăn cách theo trình tự: hạt nhân - nhân giống - sản xuất.

Ngoài sổ sách ghi chép năng suất sữa, sinh sản, sinh tr−ởng v.v.. mỗi bò ở số đeo tai gắn thêm ký hiệu: “KL”, “ĐC” hoặc “C1” để tiện theo dõi kiểm tra và chăm sóc.

+ Chuẩn bị cơ sở thức ăn

- Có đất trồng cỏ, chuẩn đủ thức ăn: thức ăn phải đa dạng, thức ăn và ngô dày trong đó có 20% thân cây keo dậu tính theo vật chất khô. Thức ăn ủ, cỏ khô, thức ăn nhiều n−ớc (củ, quả, xu hào, bắp cải, bã bia ...) và thức ăn tinh (0,35-0,50kg thức ăn tinh/kg sữa).

- Cần đủ dinh d−ỡng để khối l−ợng tr−ởng thành bò HF là 500-600kg, bò lai F11/2HF là 400-450kg, F23/4HF và F37/8HF là 450-500kg.

Chọn lọc định kỳ. Tiến hành chọn lọc hàng năm, giữ lại những cá thể đạt năng suất sữa trên trung bình của đàn. Ngoài SLS/chu kỳ, chú ý chọn giữ lại những cá thể có ngoại hình đẹp: cân đối, bầu vú phát triển, núm vú đều, hình trụ và cân xứng, màu lông đặc tr−ng nh−

ở giống bò HF. Dần dần, loại thải những cá thể màu lông không phù hợp.

Sử dụng công nghệ sinh sản. Hiện tại, một trong những ph−ơng pháp nâng cao tiến bộ di truyền nhanh đối với bò sữa là sử dụng nhân giống hạt nhân mở với TTNT và cấy phôi.

- Chọn và sử dụng những bò đực giống có tiềm năng sữa cao: trên 8.000kg/ck đối với HF, trên 6.500kg/chu kỳ đối với F37/8HF; trên 5.000kg/chu kỳ đối với F23/4HF.

- Những đực giống có tiềm năng sữa cao cũng dùng phối giống cho đàn bò sữa và bò lai h−ớng sữa hiện có ở tất cả các vùng trong cả n−ớc để nâng cao mặt bằng chất l−ợng giống và SLS/ck, góp phần nâng cao và hình thành đàn giống hạt nhân quốc gia sau này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chọn bò cho phôi. Cá thể đ−ợc chọn làm bò cho phôi là cá thẻ tốt nhất của đàn hạt nhân đạt cấp kỷ lục của nhóm 3/4HF, 7/8HF và HF, có đầy đủ các tiêu chuẩn cụ thể sau:

• Lý lịch rõ ràng, ngoại hình đẹp, cân đối và màu lông đúng typ bò sữa HF.

• Năng suất sữa và chất l−ợng sữa đời bố mẹ đạt cấp kỷ lục.

• Khả năng sinh sản tốt. Chỉ chọn những cá thể đã đẻ 2 lứa.

• Năng suất sữa cao: trên 5.000kg/chu kì đối với F23/4HF, trên 5.500kg/chu kì đối với F37/8HF, trên 7.000kg/chu kì đối với HF và mỡ sữa trên 3,9% (HF lai) và 3,5% (HF).

• Sử dụng thụ tinh nhân tạo để tạo phôi: 100%.

• Kích thích rụng trứng đồng loạt để thu đ−ợc số l−ợng phôi cao.

• Chỉ sử dụng cho việc tạo phôi 2-3 lần/con, sau đó cho chửa đẻ bình th−ờng để không ảnh h−ởng đến sinh lý sinh sản và tiết sữa.

Chọn bò nhận phôi. Bò nhận phôi đ−ợc chọn từ đàn bò sữa cấp 2 theo tiêu chí sau:

• Khoẻ mạnh, không bị bất kỳ dị tật hoặc bệnh gì.

• Khả năng sinh sản tốt: đẻ ít nhất 1 lứa, đẻ dễ, không cần sự can thiệp con ng−ời.

• Khả năng làm mẹ tốt: hiền, dễ cấy phôi và cấy phôi đạt tỷ lệ cao.

Chọn bò đực giống để tạo phôi. Để tạo phôi bò sữa cho đàn hạt nhân, sử dụng tinh của những bò sữa cao sản có tiềm năng sữa cao: 12.000kg (HF nhập nội); 10.000kg (HF sinh tại Việt Nam); 6.000kg cho F3(HFxLS) và trên 5.000kg cho F2(HFxLS).

Chọn đàn bò cái tốt nhất trong đàn hạt nhân làm đàn cho phôi

Chọn các cá thể tốt nhất trong mỗi đàn hạt nhân: Đàn F23/4HF chọn 40 con, F37/8HF chọn 40 con và HF chọn 80 con làm bò cho phôi. Trình tự các b−ớc nh− sau:

• Tạo phôi: đàn F23/4HF tạo 100 lần, F37/8HF tạo 100 lần và HF tạo 200 lần.

• Thu phôi: Dự tính thu 6 phôi/lần tạo phôi. Nh− vậy, đàn F23/4HF thu đ−ợc khoảng 600 phôi, đàn F37/8HF thu đ−ợc 600 phôi và đàn HF thu đ−ợc 1.200 phôi.

• Cấy phôi: Dự tính tỷ lệ phôi cấy đạt hiệu quả là 33-34%. Nh− vậy, đàn F23/4HF đạt 200 bào thai, đàn F37/8HF đạt 200 bào thai và đàn HF đạt 400 bào thai.

• Thu bê cái: Tỷ lệ bê cái là 50%. Nh− vậy, F23/4HF có 100 con, F37/8HF có 100 con và HF có 200con.

• Loại thải bê không đủ tiêu chuẩn về ngoại hình (dự tính 20%). Sau loại thải, đàn F23/4HF còn lại 80 con, F37/8HF còn lại 80 con và đàn HF còn lại 160 con.

• Loại thải sau khi kết thúc lứa sữa đầu (Dự tính loại 20%). Nh− vậy, đàn F23/4HF còn lại 64 con, đàn F37/8HF còn lại 64 con và đàn HF còn lại 128 con.

Chọn đàn bò cái nhận phôi

Chỉ chọn bò cái cấp II đạt tiêu chuẩn: sinh sản tốt và khỏe mạnh làm bò nhận phôi. Đàn bò F23/4HF chọn 600 con, đàn F37/8HF chọn 600 con và đàn HF chọn 1.200 con.

4.1.4. Kết luận

Đối với bò sữa, mô hình nhân giống và quản lý giống tốt nhất là hạt nhân mở. Đề tài bình tuyển, đánh giá, chọn đ−ợc 2.708 bò HF và 8.042 con HF lai chất l−ợng tốt vào đàn hạt nhân và cấp 1: năng suất sữa tăng 4-29% so với kế hoạch đề ra; đồng thời đã chọn đ−ợc 5 đực giống HF tốt nhất vào đàn hạt nhân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa (Trang 107 - 114)