Kết quả chọn bò đực giống Holstein Friesian thuần vào đàn hạt nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa (Trang 41 - 53)

4.1.3.1. Chọn đực giống HF tốt nhất vào đàn hạt nhân

Đề tài đã chọn đ−ợc 5 bò đực giống tốt nhất trong tổng số 7 con HF nhập từ Mỹ vào đàn hạt nhân, đó là các bò đực giống số hiệu 282, 283, 284, 285 và 286 để đ−a vào đàn hạt

nhân. Các tiêu chí để chọn lọc bò đực giống HF nhập từ Mỹ vào đàn hạt nhânỷtong đề tài này là: tiềm năng sữa cao, từ 10.364 đến 15.440 kg sữa/ck, sinh tr−ởng phát triển, ngoại hình và chất l−ợng tinh. Các đực giống đó đáp ứng đ−ợc cải tạo và nâng cao chất l−ợng đàn bò sữa Việt Nam.

4.1.3.2. Xác định đặc điểm di truyền về khối l−ợng của bò đực giống HF

Để chọn đ−ợc bò đực giống chính xác, xác định đặc điểm di truyền về khối l−ợng của bò đực giống HF là cần thiết. Giống bò sữa HF đã đ−ợc nhập vào ta từ lâu và thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất khối l−ợng sữa hàng hoá lớn, là nguồn vật chất di truyền quyết định tạo các tổ hợp bò lai h−ớng sữa Việt Nam có 1/2, 3/4 và 7/8 nguồn gen giống bò sữa HF, đạt tầm vóc t−ơng đối to và năng suất sữa thích hợp. Những nhóm bò lai h−ớng sữa thực sự trở thành những “Nhà máy sản xuất sữa nhỏ bé thích hợp” trong các nông hộ, trang trại ở đất n−ớc ta. Để hiểu biết về sự đóng góp cải thiện làm tăng khối l−ợng đàn bò lai h−ớng sữa Việt Nam, đặc điểm di truyền cơ bản về khối l−ợng đàn bò đực giống HF đã đ−ợc nghiên cứu. Hệ số di truyền (h2) về khối l−ợng đàn đực giống sữa HF nuôi tại Việt Nam cao: Pss, P12, P24 và P36 là 0,56; 0,53; 0,51 và 0,46. Hệ số di truyền và sai số chuẩn về khối l−ợng cao có thể do số l−ợng mẫu nhỏ, cần phải thu thập thêm mẫu để có độ tin cậy hơn và cần đ−ợc nghiên cứu trong những năm tới nhằm xác định chính xác để giúp cho công tác giống thu đ−ợc kết quả cao hơn.

Hệ số t−ơng quan di truyền về khối l−ợng giữa các tháng tuổi của đàn bò đực giống sữa HF nuôi tại Việt Nam chặt chẽ, biến động từ 0,66 đến 0,88, chứng tỏ rằng bê đực có Pss cao sẽ cho P lúc 12, 24 và 36 tháng cao, có thể chọn bò đực giống sữa HF từ sơ sinh.

4.1.3.3. Kết quả xây dựng Quy trình nhân giống bằng đàn hạt nhân mở

Quy trình nhân giống bằng đàn hạt nhân mở trong chăn nuôi bò sữa là sản phẩm khoa học quan trọng nhất của đề tài nên đã đ−ợc đề tài tập trung nghiên cứu sâu các nội dung có liên quan đến tháp giống hạt nhân để từ những kết quả thu đ−ợc đó làm căn cứ chắc chắn cho việc xây dựng Quy trình nhân giống bằng đàn hạt nhân mở. Kết quả cho

thấy Quy trình đã đ−ợc trình bày có căn cứ khoa học và nội dung cụ thể nên có thể dễ hiểu và áp dụng. Cụ thể Quy trình đã nêu bật:

a. Những đặc điểm cơ bản về mô hình tháp giống bò sữa

Trong tháp giống, đàn đ−ợc nghiên cứu chọn lọc là đàn hạt nhân, chính là tầng đỉnh của tháp giống, chiếm 3-5% số cá thể trong tháp giống. Trong hệ thống giống vật nuôi, tháp giống là mô hình giống thích hợp nhất, đặc biệt hữu hiệu đối với ngành chăn nuôi lợn và gia súc khai thác sữa.

b. Dự kiến mô hình tháp giống hạt nhân mở của bò sữa Việt Nam

Từ những kinh nghiệm của thế giới kết hợp những kết quả ban đầu của nghiên cứu này, mô hình tháp giống bò sữa Việt Nam sẽ đ−ợc hoàn thiện trong giai đoạn 2006-2015.

Nguyên tắc chung cho việc xây dựng tháp giống bò sữa

ở tháp giống ba cấp, tầng đỉnh th−ờng là giống thuần, dòng thuần và nhân giống theo ph−ơng pháp nhân giống thuần chủng theo giống, theo dòng và chéo dòng trong cùng một giống hình thành đàn hạt nhân và cung cấp giống cho cấp ông bà. ở cấp ông bà là đàn nhân giống, ngoài giống thuần, có một phần lai, cung cấp cái lai cho cấp bố mẹ ở tầng đáy hình tháp coi nh− đàn sản xuất. ở đàn sản xuất này, mẹ th−ờng là lai, bố có thể là thuần chủng khác giống ở tầng hạt nhân hoặc ở tầng ông bà hoặc là lai ở tầng ông bà.

Trong quản lý giống bò sữa, cũng dùng tháp giống ba cấp với nội dung công tác giống là nhân giống thuần chủng và chọn lọc những cá thể có năng suất sữa cao giữ lại làm giống không có lai khác giống ở tầng đáy của tháp giống. Trong tháp giống này, đỉnh tháp là đàn hạt nhân, tầng giữa là đàn nhân giống. Những cá thể xuất sắc ở đàn nhân giống có thể chọn lọc bổ sung vào đàn hạt nhân, còn lại là sản xuất con giống đạt tiêu chuẩn chất l−ợng cung cấp cho đàn sản xuất để tăng chất l−ợng di truyền trong hệ thống giống. Tr−ờng hợp trong đàn sản xuất xuất hiện những cá thể xuất sắc, cũng có thể chọn lọc bổ xung vào các tầng trên. Đây là hệ thống nhân giống hạt nhân mở tr−ớc mắt sử dụng để quản lý hệ thống giống bò sữa ở n−ớc ta.

Tổ chức công tác giống và quản lý giống theo hình tháp di truyền và đàn hạt nhân là hình thức quản lý mới hiện đại, có thể thực hiện đồng bộ cả ba cấp ở một cơ sở giống, cũng có hình thành trong liên doanh có sự phân công giữa các cơ sở chăn nuôi trong và

ngoài tháp giống tuỳ theo từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Đàn giống hạt nhân của các cơ sở giống thuộc mọi hình thức sở hữu hợp thành đàn giống hạt nhân quốc gia.

Việc hình thành hệ thống quản lý giống hình tháp hết sức cần thiết và vô cùng cấp bách. Nó khuyến khích các cơ sở và ng−ời nuôi cố gắng có đàn hạt nhân trong cơ sở chăn nuôi của mình và giúp nhà n−ớc có chính sách đảm bảo đàn giống hạt nhân vì chi phí nhân giống ở đàn hạt nhân bao giờ cũng cao hơn của đàn khác.

Đối t−ợng và địa điểm xây dựng tháp giống hạt nhân mở

- Bò sữa giống thuần HF ở Mộc Châu có 3.200 con, nuôi ở 518 hộ, đều là những hộ chuyên nuôi bò sữa trên 35 năm, có nhiều kinh nghiệm, lại gắn bó với chăn nuôi bò sữa, coi nh− nghề sản xuất chính của gia đình.

- Bò lai h−ớng sữa F11/2HF, F23/4HF và F37/8HF ở vùng Ba Vì - Hà Tây là cái nôi tạo giống bò lai h−ớng sữa có Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì làm trung điểm và có Trung tâm Tinh đông lạnh Moncada hỗ trợ. Các hộ chăn nuôi ở đây và trong vùng đã quen nuôi bò lai và có kinh nghiệm nuôi bò sữa và trồng cỏ.

Cơ sở vật chất di truyền và dữ liệu xây dựng tháp giống

Qua điều tra, thống kê đ−ợc 1.125 con bò HF ở Mộc Châu, chiếm 47,37% tổng đàn cái sinh sản, xếp cấp đ−ợc 1.052 con, trong đó cấp kỷ lục có 224 con (21,29%), đặc cấp có 375 con (36,65%) và 453 con (43,06%) cấp 1; SLS đạt 6.815kg ở cấp kỷ lục, 5.431kg ở đặc cấp và 4.588kg ở cấp 1. Nh− vậy, ta đã có đủ số l−ợng và chất l−ợng giống HF để xây dựng mô hình tháp giống nhằm quản lý giống bò sữa HF thuần ôn đới hiện có ở các tỉnh phía Bắc. Nếu xếp cấp hết số bò hiện có thì số l−ợng bò ở tháp giống còn cao hơn.

ở vùng Ba Vì, đã xếp cấp đ−ợc 809 bò lai h−ớng sữa trong tổng số thống kê 1.288 con, trong đó 55 con cấp kỷ lục (6,8%) với SLS là 4.241kg ở F11/2HF, 5.298kg ở F23/4HF và 5.349kg ở F37/8HF; 370 con đặc cấp (45,74%), SLS là 3.728kg ở F11/2HF, 4.380kg ở F23/4HF và 4.279kg ở F37/8HF và 384 con cấp 1 (47,86%) với SLS là 3.184kg ở F11/2HF, 3.763kg ở F23/4HF và 3.811kg ở F37/8HF. Nh− vậy, có thể xây dựng mô hình tháp giống cho bò lai h−ớng sữa ở TTNC Bò và Đồng cỏ Ba Vì cùng với số hộ có bò lai h−ớng sữa ngoài tháp giống đạt tiêu chuẩn xếp cấp đăng ký đ−ợc quản lý đàn bò trong tháp giống.

Cơ cấu tháp giống theo kết quả xếp cấp

- Sản l−ợng sữa/chu kỳ của bò HF ở Mộc Châu. Cấp kỷ lục: 6.814,5kg/chu kỳ; Đặc cấp: 5.431,1; Cấp 1: 4.588,1; Cấp 2: 3.810,8; Ngoại cấp: 3.075,2 kg/chu kỳ.

- Tỷ lệ xếp cấp của bò HF. Xếp cấp đ−ợc 1.052 con: Kỷ lục: 21,29% (224 con); Đặc cấp: 36,65% (375 con); Cấp 1: 43,06% (453 con).

- Phân bổ tỷ lệ cơ cấu giống vào các tầng của tháp giống. Tầng hạt nhân chiếm 4- 5%, tầng nhân giống: 36-40% và tầng sản xuất: 50-55%.

- Tiêu chuẩn để xếp cấp về sản l−ợng sữa/chu kỳ

Bảng 14. Tiêu chuẩn xếp cấp về sản l−ợng sữa/chu kỳ của bò HF

Lứa 1 (kg/ck) Lứa 2 (kg/ck) Lứa 3 (kg/ck)

Lớn hơn 5.000 Lớn hơn 5.500 Lớn hơn 6.000

4.001 đến 5.000 4.501 đến 5.500 5.001 đến 6.000

3.601 đến 4.000 3.601 đến 4.500 4.001 đến 5.000

2.800 đến 3.600 3.000 đến 3.600 3.500 đến 4.000

Nhỏ hơn 2.800 Nhỏ hơn 3.000 Nhỏ hơn 3.500

- Nguyên tắc bố trí

* Chỉ đ−a vào tháp giống những cá thể đạt từ cấp 1 đến cấp kỷ lục.

* Chọn những cá thể có SLS từ cao xuống nh−ng thấp nhất cũng phải đạt đúng tiêu chuẩn đ−a vào đàn hạt nhân, vì số l−ợng cá thể vào đàn hạt nhân chỉ có 5%.

* Những cá thể còn lại của cấp kỷ lục cùng với những cá thể đạt đặc cấp xếp cao hơn bình quân cấp cho đủ tỷ lệ 36-40% hình thành đàn nhân giống. Số còn lại của đặc cấp cùng với những cá thể đạt cấp 1 hình thành đàn sản xuất.

Nh− vậy, trong đàn sản xuất, bò đặc cấp và cấp 1 sẽ góp phần nâng cao l−ợng sữa của toàn đàn, là nhân tố quan trọng thực hiện hệ thống nhân giống hạt nhân mở.

- Cơ cấu cụ thể tháp giống bò HF:

* Đàn hạt nhân: 60 con cấp kỷ lục có sản l−ợng sữa 7.001-9.875 kg.

* Đàn nhân giống: 420 con trong đó có 164 con cấp kỷ lục có sản l−ợng sữa đạt 6.001-7.000kg và 256 con đặc cấp có sản l−ợng sữa 5.400-6.000kg/chu kỳ.

* Đàn sản xuất: 572 con trong đó có 119 con đặc cấp có sản l−ợng sữa 5.001- 5.400kg sữa/chu kỳ và 453 con cấp 1.

+ Tháp giống bò HF lai h−ớng sữa ở vùng Ba Vì.

- Sản l−ợng sữa/chu kỳ của bò HF lai ở vùng Ba Vì:

F11/2HF: Cấp kỷ lục 4.240,9kg; Đặc cấp 3.728,1kg; Cấp 1 3.184,0kg sữa/chu kỳ. F23/4HF: Cấp kỷ lục 5.298,0kg; Đặc cấp 4.330,2kg; Cấp 1 3.762,5kg sữa/chu kỳ. F37/8HF: Cấp kỷ lục 5.349,3kg; Đặc cấp 4.278,9kg; Cấp 1 3.811,0kg sữa/chu kỳ.

Tỷ lệ xếp cấp của bò HF lai. Xếp cấp đ−ợc 809 con, trong đó, cấp kỷ lục: 55 con (6,8%), đặc cấp: 370 (45,74%) và cấp 1: 384 con ( 47,46%).

Phân bổ tỷ lệ cơ cấu giống. Tỷ lệ cơ cấu giống vào các tầng của tháp giống: Tầng hạt nhân 5%, tầng nhân giống 40% và tầng sản xuất 55%.

- Tiêu chuẩn về sản l−ợng sữa để xếp cấp

Bảng 15. Tiêu chuẩn xếp cấp về sản l−ợng sữa/chu kỳ của bò HF lai h−ớng sữa

Phân cấp F11/2HF (kg/ck) F23/4HF và F37/8HF (kg/ck)

Kỷ lục Lớn hơn 4.000 Lớn hơn 5.000

Đặc cấp 3.501 đến 4.000 4.001 đến 5.000

Cấp 1 2.8 01 đến 3.500 3.601 đến 4.000

Cấp 2 2.200 đến 2.800 2.800 đến 3.600

Ngoại cấp Nhỏ hơn 2.200 Nhỏ hơn 2.800

- Cơ cấu tháp giống bò lai h−ớng sữa

* Đàn hạt nhân: 55 con cấp kỷ lục, trong đó F11/2HF 26 con, SLS bình quân 4.240,9kg/chu kỳ; F23/4HF: 22 con, SLS 5.298kg/chu kỳ và F37/8HF: 7 con, SLS bình quân 5.349,3kg/chu kỳ.

* Đàn nhân giống: 370 con, trong đó F1: 118 con, SLS là 3.728kg/chu kỳ; F23/4HF: 186 con, SLS 4.320kg/chu kỳ và F37/8HF: 66 con, SLS là 4.279kg/chu kỳ.

* Đàn sản xuất: 384 con, trong đó F1: 110 con, SLS là 3.184kg/ck; F23/4HF: 205 con, SLS là 3.763kg/ck và F37/8HF: 19 con, SLS là 3.811kg/ck. Tuy cơ cấu này ch−a phù hợp với dự kiến, nh−ng giữ nguyên kết quả này sẽ thuận tiện cho việc theo dõi tháp giống

và tổ chức thực hiện. Lấy Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì làm trọng điểm triển khai tháp giống nên có thể giữ nguyên qui mô sẵn có. Tr−ờng hợp ch−a đủ cơ số làm ảnh h−ởng đến cấu trúc tháp giống, có thể hợp đồng liên kết với các hộ chăn nuôi ngoài tháp giống khi đã xếp cấp đàn bò của các hộ.

- Quản lý giống và tổ chức thực hiện tháp giống bò sữa

Quản lý giống vật nuôi theo tháp giống sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sản xuất và thực sự nâng cao năng suất vật nuôi. Đây là ph−ơng pháp mới lại tiến hành trong nông hộ nên b−ớc đầu sẽ có nhiều khó khăn, song để công tác giống bò sữa thành công, phải quyết tâm thực hiện.

Tổ chức và xắp xếp lại đàn bò hiện có vào khuôn khổ của tháp giống - Chuẩn bị cơ sở chuồng trại

Mỗi cơ sở chăn nuôi hoặc hộ gia đình cần chuẩn bị chuồng nuôi để nuôi tách riêng từng đàn. Mỗi đàn nên nhốt riêng một chuồng. Chuồng có thể một dãy hoặc hai dãy.

Tr−ờng hợp qui mô đàn không lớn, có thể nuôi nhốt theo dãy, mỗi dãy một đàn. Tr−ờng hợp qui mô quá nhỏ, chỉ có một chuồng và chuồng một dãy, có thể nuôi nhốt chung, nh−ng phải ngăn cách theo trình tự: hạt nhân - nhân giống - sản xuất.

Ngoài sổ sách ghi chép năng suất sữa, sinh sản, sinh tr−ởng v.v.. mỗi bò ở số đeo tai có thể gắn thêm ký hiệu: “KL”, “ĐC” hoặc “C1” t−ơng ứng với số hiệu xếp cấp để tiện theo dõi kiểm tra, nuôi d−ỡng và chăm sóc đúng qui trình.

- Chuẩn bị cơ sở thức ăn

Có đất trồng cỏ, chuẩn đủ thức ăn: thức ăn phải đa dạng, thức ăn và ngô dày trong đó có 20% thân cây keo dậu tính theo vật chất khô (khoảng 9-10kg keo dậu/con/ngày), Thức ăn ủ, cỏ khô, thức ăn nhiều n−ớc (củ, quả, xu hào, bắp cải, bã bia ...) và thức ăn tinh (0,35-0,50kg thức ăn tinh/kg sữa).

Định mức thức ăn và đủ dinh d−ỡng cho bê đang lớn, bò có chửa và bò đang cho sữa để đến khi tr−ởng thành, bò HF đạt 500-600kg, bò lai F11/2HF đạt 400-450kg và bò lai h−ớng sữa F23/4HF và F37/8HF đạt 450-500kg khối l−ợng.

- Chọn lọc định kỳ

Tiến hành chọn lọc hàng năm ở các đàn, giữ lại những cá thể đạt năng suất sữa trên trung bình của đàn. Ngoài năng suất và SLS/chu kỳ, chú ý chọn giữ lại những cá thể

có ngoại hình cân đối, bầu vú phát triển, núm vú đều, hình trụ và cân xứng, màu lông đặc tr−ng nh− ở giống bò HF. Dần dần, loại thải những cá thể màu lông đen tuyền (Trừ bò lai F11/2HF) hoặc trắng tuyền.

Chọn lọc và loại thải triệt để những cá thể không đủ các tiêu chuẩn ở đàn hạt nhân, chuyển cho các đàn ở tầng d−ới của tháp giống.

- Sử dụng công nghệ sinh sản

Hiện tại, một trong những ph−ơng pháp nâng cao tiến bộ di truyền nhanh nhất đối với gia súc là sử dụng hệ thống nhân giống hạt nhân mở thông qua việc sử dụng kỹ thuật TTNT và cấy phôi. Đây là một ph−ơng pháp th−ờng đ−ợc dùng trong tạo giống các loại gia súc khai thác sữa trong đó có bò sữa.

- Thụ tinh nhân tạo

Sử dụng những đực giống đạt cấp kỷ lục của đàn hạt nhân phối giống cho toàn đàn ở các tầng của tháp giống và ngoài tháp giống bằng TTNT.

Phối giống ở đàn hạt nhân bằng tinh các đực giống cao sản nhập nội hoặc sinh ra ở Việt Nam. Nếu phối giống 3 lần mà vẫn không đạt, thay đực giống khác nhằm tạo ra những bò đực giống tốt nhất và những cái giống có sản l−ợng sữa v−ợt lên trên bình quân của cấp kỷ lục ở đàn hạt nhân.

- Chọn và sử dụng những bò đực giống có tiềm năng sữa cao:

* Trên 8.000kg/chu kỳ đối với giống HF.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)