Đã xây dựng đ−ợc 2 mô hình áp dụng đồng bộ các giải pháp (1.623 con). Đã h−ớng dẫn các thành viên tham gia mô hình: trồng cỏ để đảm bảo đủ số l−ợng và chất l−ợng thức ăn cho bò sữa, kĩ thuật nuôi, vắt sữa, ...
4.3.1.1. Mô hình miền Bắc
Mô hình đ−ợc xây dựng tại các cơ sở Mộc Châu, Tuyên Quang, Hà Nội, BắcNinh và Hà Tây, với số l−ợng là 974 con.
Mô hình chăn nuôi bò sữa ở miền Bắc đ−ợc xây dựng trên các tiêu chí cụ thể nh−
quy mô đàn khác nhau, bổ sung cây keo dậu trong thức ăn xanh và sử dụng bổ sung thức ăn thô dạng viên vào mùa Đông khi thức ăn thô xanh thiếu trầm trọng và h−ớng dẫn cách quản lý, chăm sóc nuôi d−ỡng, thú y, phòng chữa bệnh và vắt sữa cho các cơ sở. Kết quả b−ớc đầu về xây dựng mô hình cho thấy:
- Dùng cây keo dậu khoảng 15-20% trong khẩu phần thức ăn thô xanh cho bò sữa tại Mộc Châu, Ba Vì, Tuyên Quang, SLS tăng 11-20% và TLMS tăng 1,19-1,49% (Nguyễn Văn Th−ởng, 2005)[41].
- Bổ sung thức ăn thô dạng viên cho bò sữa trong mùa Đông do thiếu thức ăn xanh ở Tuyên Quang cho thấy SLS tăng 4-5%.
4.3.1.2. Mô hình miền Nam
Xây dựng tại 6 trang trại ở Tp Hồ Chí Minh và vùng ven, với số l−ợng: 649 con. Mô hình chăn nuôi bò sữa ở miền Nam đã khẳng định: muốn chăn nuôi bò sữa có hiệu quả kinh tế cao cần phải:
- Chủ trang trại phải là ng−ời trực tiếp quản lý: có kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa, ham học hỏi và quyết đoán, vốn đầu t− đầy đủ;
- Quy mô trang trại tối thiểu 20 con và có nơi tiêu thụ sản phẩm ổn định;
- Có diện tích trồng cỏ tối thiểu 5.000m2 để đảm bảo đ−ợc 70% thức ăn thô xanh. Sau thời gian tham gia mô hình chăn nuôi bò sữa áp dụng quy mô đàn khác nhau, bổ sung cây keo dậu vào thức ăn xanh và thức ăn thô dạng viên, kết hợp với những hiểu biết thu đ−ợc của các đợt tập huấn, các hộ và cơ sở đã thu đ−ợc hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hình 11. Mô hình nuôi bò sữa ở TQ Hình 12: Họp bàn xây dựng mô hình ở Mộc Châu