Kết quả xây dựng cơ chế quản lý giống bò sữa giữa đàn hạt nhân và bên ngoà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa (Trang 68 - 70)

Để giúp cho công tác quản lý giống và phát triển giống bò sữa tốt, đặc biệt xây dựng hệ thống phối giống hữu hiệu và sử dụng tốt nhất đàn hạt nhân, đề tài đã xây dựng

cơ chế quản lý giống bò sữa giữa đàn hạt nhân và bên ngoài. Đề tài đã nêu bật đ−ợc cơ chế quản lý giống bò sữa:

- Cung cấp giống bò sữa tốt từ mô hình hạt nhân mở cho các đàn bên ngoài để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa và ng−ợc lại.

- Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các biện pháp tổng hợp và quy trình về mô hình hạt nhân mở để từ mô hình mẫu ra ngoài sản xuất và ng−ợc lại.

Sau khi tiến hành điều tra khảo sát và thảo luận với các chủ trại của nhiều địa ph−ơng trên cả n−ớc, tiến hành xây dựng dự thảo cơ chế quản lý giống bò sữa Việt Nam giữa đàn hạt nhân và các đàn bên ngoài.

Đề tài đã nêu bật những đặc điểm của quản lý giống bò sữa. Đó là do đặc điểm sinh học của đàn bò sữa nói chung và đàn bò nói riêng có thời gian dài. Bò sữa là động vật sinh sản đơn thai, khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 286-450 ngày. Một đời bò cái th−ờng sinh đẻ 6-8 lứa. ở một số n−ớc, ng−ời ta th−ờng sử dụng đàn bò sữa đến lứa đẻ thứ 3 và thứ 4, sau đó loại thải. Vì vậy, trong công tác nhân giống bò sữa th−ờng áp dụng ph−ơng pháp hạt nhân mở. Ph−ơng pháp này linh hoạt hơn ph−ơng pháp nhân giống kín trong hình tháp. Ngoài việc nhân giống từ đàn hạt nhân để sản xuất cho đàn bố mẹ, từ đàn bố mẹ nhân giống cho đàn sản xuất. Nó còn có thể nhân giống trong đàn sản xuất chọn lọc những cá thể −u việt chuyển lên đàn bố mẹ hay đàn hạt nhân và nhân giống trong đàn bố mẹ chọn những cá thể −u việt cho đàn bò sữa

Nh− vậy, ph−ơng pháp nhân giống bằng ph−ơng pháp hạt nhân mở là ph−ơng pháp khoa học, linh hoạt và tích cực nhất để nâng cao chất l−ợng đàn bò sữa nói chung và năng suất chất l−ợng sữa nói riêng. Vì vậy, việc xây dựng dự thảo cơ chế quản lý giống bò sữa giữa đàn hạt nhân và đàn bên ngoài là rất cấp thiết trong sản xuất ở n−ớc ta.

Để xây dựng cơ chế quản lý giống bò sữa cần có các điều kiện sau:

- Những cá thể bò sữa phải đánh số tai, lý lịch cá thể và đ−ợc theo dõi chặt chẽ cá thể về khả năng sinh tr−ởng, sinh sản khả năng sản xuất các tháng trong chu kỳ và sản l−ợng sữa, chất l−ợng sữa của các chu kỳ.

- Khi bê mới sinh, phải đ−ợc đánh số tai, cấp giấy chứng nhận và theo dõi khả năng sinh tr−ởng, sinh sản và sản xuất.

- Sản l−ợng sữa lứa thứ nhất là căn cứ để quyết định có đ−ợc đăng ký trong sổ giống bò sữa hạt nhân hay không.

- Chọn phối cho từng cá thể để thế hệ sau tiến bộ di truyền cao hơn thế hệ tr−ớc. - Những cá thể bò sữa phải đ−ợc ghi chép đầy đủ để phân tích, phản hồi lại các trang trại chăn nuôi để họ quyết định trong công tác chọn lọc.

Nh− vậy, để xây dựng đ−ợc cơ chế quản lý giống bò sữa cần xây dựng mối quan hệ giữa đàn hạt nhân và đàn sản xuất.

- Xây dựng đàn hạt nhân theo ph−ơng pháp hạt nhân mở nên hàng năm cả đàn hạt nhân và đàn sản xuất đều đ−ợc giám định đánh giá, phân cấp chất l−ợng xếp cấp theo tiêu chuẩn giám định đã đ−ợc Bộ Nông nghiệp ban hành.

- Mạnh dạn thải loại những bò hạt nhân không đủ tiêu chuẩn giống và đ−ợc thay thế bằng những bò cái đ−ợc xếp cấp cao khi giám định.

- Mặt khác xác định những tiến bộ di truyền trong đàn hạt nhân để chất l−ợng đàn hạt nhân luôn đ−ợc cải tiến.

- Sau 2-3 thế hệ đ−ợc chọn lọc, tiến tới chọn đôi ghép phối để khắc phục những nh−ợc điểm của các tính trạng của từng cá thể.

- Cơ chế quản lý giống bò sữa luôn đ−ợc bổ sung, thay đổi trong quá trình thực hiện nhằm nâng cao chất l−ợng đàn bò sữa một cách bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa (Trang 68 - 70)