Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phản ứng của tương quan các chỉ báo thị trường tài chính trước các cú sốc dao động trường hợp của việt nam (Trang 78 - 80)

Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích mối liên kết động giữa thị trường ngoại hối, thị trường trái phiếu và trị trường cổ phiếu của Việt Nam trong điều kiện có dao động cao trên cái thị trường bằng sự trợ giúp của hai phương pháp kinh tế lượng mới.

Bài nghiên cứu đã phát hiện các mối tương quan thuận chiều-động giữa thị

trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu Việt Nam. Phát hiện này đi ngược lại với lý thuyết chiết khấu dòng tiền trong quá trình giá cổ phiếu đằng sau mối tương quan giữa hai thị trường này. Đồng thời, trong toàn bộ thời gian khảo sát, kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều thời điểm, tương quan giữa hai thị trường này đổi chiều. Kết quả này tương tự với nhiều nghiên cứu gần đây về mối tương quan thay đổi theo thời gian giữa thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu.

Ngược lại với các quốc gia phát triển, các kết quả nghiên cứu cho thấy một tương quan nghịch chiều-động giữa thị trường trái phiếu và thị trường ngoại hối. Đây là một bằng chứng của sự kỳ vọng âm của các nhà đầu tư khi lãi suất tăng tại các thị trường mới nổi và đang phát triển với lịch sử thâm hụt tài khóa cao. Theo đó, một sự gia tăng trong lãi suất được nhìn nhận như là một “điềm báo” cho những vấn đề sắp xảy ra tại quốc gia này. Sự kiện này dẫn đến một sự chảy vốn ra bên ngoài dữ dội và do đó, tạo nên một áp lực giảm giá đồng nội tệ so với đồng đô la. Những phát hiện này tương tự với nghiên cứu của Bautista (2003), không ngạc nhiên khi các tác giả này cũng nghiên cứu một quốc gia có nhiều điểm tương đồng giống Việt Nam là Philiippins tập trung vào dòng vốn đi vào/đi ra mạnh mẽ. Những kết quả này đã cho thấy tầm quan trọng của kênh kỳ vọng lên dòng vốn đi vào đi ra khỏi các quốc gia đang phát triển.

Đối với mối quan hệ giữa thị trường cổ phiếu và thị trường ngoại hối, kết quả nghiên cứu tiếp tục cho thấy một tương quan nghịch chiều không ổn định giữa sự tăng giá đồng đô la so với Đồng Việt Nam và lợi suất VN-Index. Những phát hiện này hỗ trợ cho các kết quả của Soenen và Henninger (1988) cho thấy xuất hiện những thời điểm đổi chiều liên tục trong tương quan giữa hai thị trường.

Thứ hai, bài viết tiến hành xác định các điểm chuyển đổi dao động của các chuỗi lợi suất bằng phương pháp PELT. Lợi thế quan trọng của phương pháp này là các điểm chuyển đổi được xác định một cách nội sinh, tức là phụ thuộc vào cấu trúc trung bình và phương sai chứ không chỉ dựa vào ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng bên ngoài. Nhờ đó, những thời điểm có dao động tương đối cao hoặc tương đối thấp được xác định chứ không nhất định phải có nguyên nhân là khủng hoảng tài chính. Ngoài ra, các kết quả còn cho thấy, trong nhiều trường hợp, nguồn gốc của những điểm chuyển đổi dao động đi lên là từ bên ngoài chứ không phải là do các vấn đề nội địa của Việt Nam. Cho thấy rằng cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam không khỏi bị ảnh hưởng bởi các điều kiện chính trị - kinh tế - tài chính toàn cầu.

Nghiên cứu quan sát thấy rằng những cú sốc dao động đã tạo ra những thay đổi đổi mạnh mẽ trong tương quan động giữa các thị trường này, tuy nhiên, hướng thay đổi này khác nhau đối với cùng một cặp thị trường. Do đó, phản ứng của các tương quan động này trước các cú sốc dao động có thể phụ thuộc vào thời gian.

Quan trọng hơn, bài nghiên cứu cho thấy rằng những thay đổi mạnh mẽ trong mối tương quan động (xảy ra do các cú sốc trên các thị trường) không chỉ có hiệu lực trong ngắn hạn mà đôi khi còn duy trì cả trong dài hạn. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần phải xem xét đến các cú sốc dao động khi làm chính sách để ngăn chặn hiệu ứng lây lan giữa các thị trường với nhau. Điều này đặc biệt quan trọng như những sự can thiệp đột ngột và mạnh mẽ vào thị trường tiền tệ của ngân hàng trung ương trong các thời kỳ hỗn loạn có thể gây nên thất thoát một lượng lớn dự trữ ngoại hối, cách làm mà cuối cùng cũng đem lại một kết quả như khi không có can thiệp. Mặt khác, các nhà đầu tư với các vị thế bảo hiểm chéo trong những thị trường này có

thể sẽ không giữ được danh mục phân bổ của mình do tương quan động giữa các thị trường đôi khi duy trì cả trong dài dạn chứ không chỉ có hiệu lực trong ngắn hạn. Do đó, việc phân bổ đầu tư và hạn chế rủi ro bằng danh mục có thể phải đánh đổi theo một mức lợi suất thấp hơn .

Một phần của tài liệu Phản ứng của tương quan các chỉ báo thị trường tài chính trước các cú sốc dao động trường hợp của việt nam (Trang 78 - 80)