Sự biến động về quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Constrexim (Trang 31 - 34)

* Tài sản dài hạn :

Bảng 2.3. Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản dài hạn từ 2009 đến 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1. Tài sản cố định 2.348 29,11 5.296 22,82 8.035 28,89 2. Các khoản đầu tư

tài chính dài hạn 13.500 58,16 17.545 63,09 3. Tài sản dài hạn khác 5.717 70,89 4.414 19,02 2.231 8,02 Tổng tài sản dài hạn 8.065 100 23.210 100 27.811 100

( Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2009 đến 2011)

Từ bảng 2.3 ta có thể tháy tài sản dài hạn của công ty tăng trong 3 năm trở lại đây cả về mặt giá trị và tỷ trọng, năm 2010 tăng 151.45 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 4.601 triệu đồng so với năm 2010. Điều này cho thấy quy mô của công ty ngày được mở rộng.

Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản dài hạn của công ty, đây là một cơ cấu hợp lý, đặc biệt là với một công ty hoạt dộng trong lĩnh vực xây dựng. Như vậy, tỷ trọng TSCĐ trong tổng TSDH của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm.

Bảng 2.4. Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn từ 2009 đến 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng %) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 5.888 6,88 4.743 3,43 7.526 4,97 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 16.960 20,53 25.006 18,02 30252 20,92 3. Đầu tư tài chính ngắn hạn

4. Hàng tồn kho 51.339 62,14 98.412 70,93 76.102 52,15

5. Tài sản ngắn hạn khác 8.433 10,45 10.576 7,62 32.046 21,96

Tổng tài sản ngắn hạn 82.620 138.737 145.926

( Nguồn : Phòng Kế toán – Tài chính )

Theo bảng 2.4, tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2009 là 82.620 triệu đồng, năm 2010 là 138.737 triệu đồng, tăng 56.117 triệu đồng so với năm 2009, và năm 2011 là 145.926 triệu đồng tăng 7.189 triệu đồng so với năm 2010. Tài sản tăng lên chủ yếu ở hai khoản mục chính là khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Tuy nhiên, đây lại là điều bất lợi với tình hình tài chính của công ty, gây tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn chưa hiệu quả.

Hàng tồn kho là khoản mục có tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty, có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2009, có tỷ trọng là 62,14% và năm 2010 có tỷ trọng là 70,93%, năm 2011 giảm xuống còn 52,15%. Việc hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng quá cao trong tổng tài sản ngắn hạn cho thấy công ty đã để tình trạng hàng tồn kho quá lớn, dẫn tới lượng vốn bị ứ đọng, làm giảm khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên, sự giảm xuống cả về giá trị và tỷ trọng hàng tồn kho qua các năm cho thấy công ty đã có những cố gắng trong việc xá định nhu cầu và quản lý hàng tồn kho hợp lý hơn. Trong giai đoạn khó khăn của hoạt động SXKD từ 2009 đến đầu năm 2012, việc giải quyết bớt được lượng hàng tồn kho đã giúp công ty tiết kiệm được các loại chi phí.

Các khoản phải thu nhìn chung có xu hướng giảm cả về tỷ trọng lẫn giá trị tuyệt đối qua các năm. Năm 2009 chiếm 20,53%, năm 2010 chiếm 18,02%, năm 2011 chiếm 20,92% trong tổng tài sản ngắn hạn. Có thể thấy, các khoản phải thu của công ty tương đối lớn, điều này có nghĩa là vốn của công ty bị chếm dụng khá nhiều, vì vậy, có thể dẫn tới rủi ro về khả năng thanh toán, thu hồi nợ, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tổng vốn.

Cũng qua bảng 2.4, ta thấy công ty đang đầu tư vào khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn ngày càng tăng qua các năm. Năm 2009 là 10,45%, năm 2010 là 6,72%, năm 2011 tăng lên 21,96%, điều này chứng tỏ công ty đang mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khác.

Như vậy, qua các năm từ 2009 – 2011, tài sản của công ty tăng nhưng tốc độ chưa ổn định và đồng đều. Qua phân tích cơ cấu tài sản của công ty ta có thể dự tính được một số rủi ro ứ đọng vốn, thu hồi nợ khó đòi, khả năng thanh toán của công ty chưa cao.

* Quy mô, cơ cấu nguồn vốn.

Từ bảng 2.5 bên dưới có thể thấy: nguồn vốn chủ sở hữu dùng cho SXKD chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. năm 2009 là 6,08%, năm 2010 giảm xuống còn 3,65%, năm 2011 là 6,82%. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn chủ sở hữu đã có xu hướng tăng lên theo từng năm. Do là một doanh nghiệp mới được thành lập, lại chưa huy động được nguồn vốn lớn từ các cổ đông cũ cũng như cổ đông mới nên quy mô nguồn vốn chủ sở hữu chưa cao là điều dễ hiểu. Điều này có ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán độc lập của công ty và hoạt động SXKD của công ty sẽ phải dựa nhiều vào nguồn vốn đi vay hay chính là các khoản nợ phải trả. Các khoản nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, năm 2009 là 93,92%, năm 2010 là 96,35%, năm 2011 là 93,18%. Các khoản nợ phải trả chủ yếu là vay ngắn hạn và dài hạn, trong đó, các khoản nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn so với các khoản nợ dài hạn và tăng lên sau mỗi năm. Khoản nợ ngắn hạn này chủ yếu được huy động từ vay ngắn hạn của ngân hàng, năm 2009 chiếm 94,22%, năm 2010 chiếm 99,79%, năm 2011 chiếm 95,06% trong tổng các khoản nợ phải trả. Điều này cũng cho thấy, công ty đã tạo được uy tín với các ngân hàng, có thể huy động được một lượng vốn gấp mấy lần vốn chủ sở hữu. Bên cạnh các khoản nợ ngắn hạn, công ty cũng đã tiến hành huy động từ các nguồn dài hạn, chủ yếu là vay và nợ dài hạn. Qua các năm, tỷ trọng của các khoản nợ này giảm dần trong tổng nợ của công ty, năm 2009 là 5,78%, năm 2010 là 0,21%, năm 2011 là 4,94%. Điều này cho thấy, công ty có xu hướng tập trung vào các khoản vay nợ ngắn hạn để mở rộng hoạt động SXKD, còn các khoản nợ dài hạn khó huy động và chi phí thường cao hơn. Chủ yếu là do để thực hiện các dự án, công ty phải ứng

trước vốn để thi công, sau khi nghiệm thu các hạng mục công trình mới được thanh toán và hầu hết các công trình xây dựng vốn thường lớn, vì vậy, công ty phải huy động nhiều vốn từ bên ngoài.

Bảng 2.5. Nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2009 đến 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả 85.168 93,92 156.028 96,35 161.882 93,18 I. Nợ ngắn hạn 80.248 94,22 155.706 99,79 153.878 95,06 II. Nợ dài hạn 4.921 5,78 321.218 0,21 8.004 4,94 B. Vốn CSH 5.517 6,08 5.919 3,65 11.854 6,28 I. Vốn chủ sở hữu 5.517 100 5.883 99,39 11.798 99,53

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

0 0 39.4 0,61 55.4 0,47

Tổng nguồn vốn 90.685 161.947 173.736

( Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính )

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Constrexim (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w