Thứ nhất: Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thánh sản phẩm (từ 65% đến 75%) nên tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu trực tiếp là một vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Trong Công ty việc theo dõi nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ chỉ trên các Phiếu xuất kho vật tư và phản ánh vào Sổ chi tiết vật tư sản xuất. Cuối tháng kế toán phản ánh vào Bảng tổng hợp vật tư, từ đó lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu cho các đối tượng. Giá trị nguyên vật liệu được tập hợp cho các đối tượng này sẽ được tính thành khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành giá thành sản phẩm. Nhưng trong quá trình sản xuất có xảy ra mất mát sản phẩm, hư hỏng nguyên vật liệu, kế toán không phản ánh loại trừ phần chi phí này trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã làm tăng chi phí sản xuất sản phẩm. Thêm vào đó công ty không quy định rõ ràng số lượng nguyên vật liệu hỏng trong định mức và ngoài định mức sẽ làm kết quả sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng.
Thứ hai: Nguyên vật liệu chính của Công ty bao gồm rất nhiều loại như Nhựa Epoxy, nhựa Polyeste, nhựa 55, nhựa 67… Nhiều loại nguyên vật liệu của Công ty được nhập từ nước ngoài nên chi phí bỏ ra lớn, làm tăng giá trị nguyên vật liệu nhập kho, dẫn đến chi phí sản xuất sản phẩm tăng cao.
Thứ ba: Hiện nay Công ty vẫn chưa có các phương pháp để kiểm tra chất lượng khi nguyên vật liệu nhập về xảy ra trường hợp nguyên vật liệu mua về không đảm bảo đúng độ cơ lý như yêu cầu. Chẳng hạn khi nhựa Epoxy nhập về, Công ty vẫn chưa kiểm tra được chất lượng, chỉ khi trộn ép Công ty mới biết được chất lượng của nhựa nhập về. Vì vậy trường hợp nguyên vật liệu không đảm bảo yêu cầu thì sản phẩm sản xuất xong không đạt yêu cầu kỹ thuật, không thể tiêu thụ và phải tiến hành sản xuất lại. Như vậy thì vừa tốn kém chi phí, vừa mất thời gian và giảm uy tín với khách hàng.