PHẦN MỀM KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2 ppt (Trang 47 - 52)

- Là những doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trinh tự nhất định Mỗi bước tạo ra một loại bán

PHẦN MỀM KẾ TOÁN

Ghi chú:

: Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng : Kiểm tra, đối chiếu

2.2.4. Hệ thống báo cáo kế toán của công ty

Báo cáo kế toán là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn, và công nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty. Báo cáo kế toán gồm cả hệ thống báo cáo tài chính cũng như báo cáo quản trị của công ty. Các thông tin trong báo cáo kế toán là những thông tin quan trọng cho việc ra quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó việc lập báo cáo kế toán cần phải trung thực, khách quan và chính xác.

Phòng kế toán công ty chịu trách nhiệm lập báo cáo kế toán cho Giám đốc công ty. Mỗi phần hành kế toán cuối mỗi quý lại lập một báo cáo về phẩn hành của mình như: Báo cáo về giá thành sản phẩm, báo cáo về tình hình bán hàng và tiêu thụ sản phẩm, báo cáo công nợ phai thu, phải trả, báo cáo về tình hình nhập, xuất, tồn theo từng mặt hàng...

Các phần hành kế toán có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc tổng hợp và chuyển số liệu cho nhau. Sau khi khớp số liệu trong các phần hành, kế toán lập

PHẦN MỀM KẾ TOÁN KẾ TOÁN

SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết

- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÁC LOẠI

báo cáo tài chính về hoạt động kinh doanh của toàn công ty. Các báo cáo tài chính bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) - Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)

2.3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2

2.3.1. Đối tƣợng, phƣơng pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thành sản phẩm tại công ty

2.3.1.1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đặc biệt cần lưu tâm trong toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối với Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình sản xuất giản đơn, tổ chức sản xuất chuyên môn hóa theo sản phẩm. Công ty có 2 phân xưởng chính , mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, cụ thể là: phân xưởng sơn bột chuyên sản xuất các sơn bột các loại; phân xưởng sơn nước chuyên sản xuất các loại sơn nước. Các phân xưởng này hoàn toàn độc lập với nhau và quy trình công nghệ để sản xuất mỗi loại sản phẩm ở từng phân xưởng là hoàn toàn khác nhau. Căn cứ vào đặc thù này mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty là hạch toán theo từng sản phẩm sản xuất ở từng phân xưởng.

Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán chi phí sản xuất. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được hạch toán theo từng phân xưởng và được phản ánh thường xuyên thông qua các sổ chi tiết hạch toán chi phí cho từng loại sản phẩm đã sản xuất và hoàn thành tương ứng

2.3.1.2. Đối tượng, kỳ tính giá thành, phương pháp tính giá thành sản phẩm phẩm

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của dây chuyền sản xuất. Thêm vào đó, một dây chuyền sản xuất lại cho ra nhiều sản phẩm với quy cách khác nhau. Do đó, đối tượng tính giá thành ở công ty là từng chủng loại sản phẩm.

Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian kể từ thời điểm kế toán mở sổ chi phí để tập hợp chi phí sản xuất đến thời điểm kế toán khóa sổ chi phí để tính giá thành sản phẩm. Mỗi đối tượng tính giá thành căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành cho chính xác, phù hợp với công tác hạch toán chi phí và thích ứng với biến động giá cả trên thị trường. Tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2, do đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty là sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục nên kỳ tính giá thành trong từng phân xưởng được lấy vào thời điểm cuối mỗi tháng.

Công ty áp dụng tính giá thành theo phương pháp giản đơn để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Phương pháp này là phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty và giúp giảm bớt công việc cho kế toán.

Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2, bên cạnh việc tập hợp theo từng phân xưởng còn được tính riêng cho từng sản phẩm. Cụ thể trong khóa luận này em sẽ trình bày thực trạng tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm H100BSH – 29 do phân xưởng sơn bột tĩnh điện sản xuất vào tháng 11/2009.

2.3.2. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty

2.3.2.1. Hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng cho việc tập hợp chi phí sản xuất phí sản xuất

Tài khoản kế toán sử dụng:

TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm trong kỳ.

TK 627 – Chi phí nhân công trực tiếp: Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí tiền lương, các khoản trích BHXH, BHYT…của công nhân trực tiếp sản xuất.

TK 627 – Chi phí sản xuất chung: Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí liên quan tới phụ vụ quản lý sản xuất trong phạm vi tổ sản xuất như: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí KH TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài…

TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.

Sổ kế toán sử dụng:

+ Sổ chi tiết các TK 621, 622, 627, 154 + Sổ cái các TK 621, 622, 627, 154

2.3.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tại Công ty CP sơn Hải Phòng số 2 , do chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (65-70%) nên việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng lớn trong việc xác định lượng tiêu hao trong sản xuất đảm bảo tính giá thành chính xác.

Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Nhựa Epoxy, nhựa Polyeste, bột màu, phụ gia... NVL chính cấu thành nên thực thể sản phẩm (1521).

Để tập hợp chi phí NVLTT, kế toán sử dụng TK621. TK 621 được mở chi tiết cho từng loại NVL, cụ thể như sau:

+ TK 6211: Chi phí NVL trực tiếp – TP

+ TK 6212: Chi phí NVL trực tiếp – Vật tư tư chế + TK 6213: Chi phi NVL trực tiếp – BTP

Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho,… Sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết TK 621, Sổ cái TK 621,….

Giá thực tế NVL xuất kho của Công ty được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Tức là cuối tháng, kế toán căn cứ vào số lượng NVL nhập kho, giá nhập kho theo chứng từ, lượng tồn đầu kỳ để tính giá xuất kho. Căn cứ vào chứng

21 1 2 1 C C D D T QF C D2

từ xuất kho, báo cáo sử dụng vật liệu của phân xưởng sau khi đã kiểm tra, kế toán nhập số liệu trên phiếu xuất kho chỉ cần nhập chỉ tiêu số lượng, còn giá trị xuất kho của vật tư là do máy tính tự động tính vào cuối tháng theo công thức đã được lập trình sẵn để tính đơn giá NVL thực tế xuất kho:

Trong đó: T: đơn giá NVL thực tế xuất kho. D1: trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ. D2: trị giá mua thực tế NVL nhập trong kỳ C1: số lượng NVL tồn đầu kỳ.

C2: số lượng NVL nhập kho trong kỳ.

Căn cứ vào kết quả trên kế toán tính giá trị thực tế xuất kho theo công thức : P = T x Q

P : giá trị NVL thực tế xuất kho Q: số lượng NVL xuất kho.

Quá trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được diễn ra như sau: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng và định mức tiêu hao nguyên vật liệu do phòng kỹ thuật lập, phân xưởng sơn viết giấy đề nghị xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sơn. Khi nhận được giấy đề nghị xuất kho, thủ kho lập phiếu xuất kho và tiến hành xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: 1 liên được lưu ở phòng kế toán, 1 liên giao cho phân xưởng sản xuất nhận NVL xuất kho, 1 liên giao cho thủ kho để ghi sổ, bảo quản và lưu trữ. Khi nhập, xuất NVL thủ kho căn cứ vào lượng nhập xuất trên các phiếu nhập xuất của từng loại vật tư để ghi vào thẻ kho. Thủ kho chỉ hạch toán về mặt số lượng trên phiếu xuất kho và thẻ kho. Cuối tháng kế toán mới tính toán ra giá xuất kho cho từng NVL và hạch toán về mặt giá trị.

Ví dụ: Ngày 1/11/2009, Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy Shinec đặt hàng 1000kg sơn H100BSH-29

Quy trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu như sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2 ppt (Trang 47 - 52)