Cấu trúc kênh phân phối dầu nhờn của các doanh nghiệp sản xuất dầu nhờn là một nhúm cỏc thành viên của kênh mà tập hợp các công việc phân phối được phân chia cho họ. Các cấu trúc kênh khác nhau cú cỏch phân chia các công việc phân phối cho các thành viên kênh khác nhau.
Như vậy, trong khi phát triển cấu trúc kênh, người quản lý kênh phải đối mặt với quyết định phân công công việc phân phối cho các thành viên kênh. Mỗi kênh là một tập hợp các công việc phân phối yêu cầu phải được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu phân phối của doanh nghiệp mà người quản lý phải quyết định phân công cho các thành viên kênh thực hiện. Mặt khác, cấu trúc kênh cũng phản ánh cách thức người quản lý đã phân chia các công việc này như thế nào giữa các thành viên của kênh.
Những yếu tố cơ bản phản ánh cấu trúc của một kênh phân phối đó là:
- Chiều dài của kênh: được xác định bởi số cấp độ trung gian có mặt trong kênh phân phối dầu nhờn. Khi số cấp độ trung gian trong kênh tăng lên, kênh được xem như tăng lên về chiều dài. Cỏc kờnh theo chiều dài bao gồm từ kênh phân phối trực tiếp đến cỏc kờnh phân phối có nhiều cấp độ trung gian.
- Chiều rộng của kênh: biểu hiện ở số lượng các trung gian thương mại trong mỗi cấp độ của kênh. Số lượng thành viên kênh ở mỗi cấp độ trung gian trong kênh có thể bến thiên từ một đến vô số.
Theo chiều rộng của kờnh, cú 3 phương thức phân phối chủ yếu là phân phối rộng rãi (doanh nghiệp bán dầu nhờn của họ thông qua vô số các trung gian thương mại trên thị trường); Phân phối chọn lọc là cách doanh nghiệp chỉ bán dầu nhờn của họ qua một số trung gian thương mại đã được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định); Phân phối độc quyền (trên mỗi khu vực thị trường doanh nghiệp chỉ bán dầu nhờn qua một trung gian thương mại duy nhất).
- Các loại trung gian ở mỗi cấp độ của kênh: ở mỗi cấp độ trung gian trong kênh có thể có nhiều loại trung gian thương mại cùng tham gia phân phối sản phẩm.
Mục đích cơ bản của quản trị kênh phân phối về mặt chiến lược là xây dựng cấu trúc kênh để đạt và giữ lợi thế cạnh tranh dài hạn. Một chiến lược kênh được kế hoạch hóa cẩn thận có thể cho phép doanh nghiệp định vị kênh phân phối theo cách người cạnh tranh có thể khó bắt chước. Khả năng tổ chức kênh phân phối hợp lý có thể giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh là lý do tại sao quá trình quản trị kênh phân phối lại là một phần cơ bản của chiến lược kinh doanh tổng thể của các doanh nghiệp sản xuất dầu nhờn.
Các doanh nghiệp sản xuất dầu nhờn phải tìm kiếm các chiến lược phân phối và lựa chọn những cấu trúc kênh thích hợp. Để đạt hiệu quả, các doanh nghiệp khi tổ chức kênh phân phối sản phẩm của họ, phải tìm kiếm và lựa chọn các cấu trúc kênh đảm bảo phân chia công việc phân phối nhằm đạt những yêu cầu về hoạt động phân phối và phân phối vật chất tối ưu. Quan điểm phải duy trì kênh phân phối lâu dài dựa trên sự phân chia cấu trúc tối ưu cũng trở nên ngày càng thực tiễn và việc thiết kế cấu trúc kênh tối ưu cũng trở nên dễ thực hiện do khả năng quản lý phân phối được cải thiện nhờ kỹ thuật thông tin tiến bộ.