Quản lý Nhà nước về công nghệ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị công nghệ - TS Đặng Vũ Tùng -ĐHBKHN (Trang 54 - 55)

M: Giá trị sản lượng

7.2. Quản lý Nhà nước về công nghệ ở Việt Nam

7.2.1. T chc b máy qun lý khoa hc và công ngh

Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ.

Bộ KHCN là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong phạm vi cả nước.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ theo sự phân công của Chính phủ.

Ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ ở ñịa phương là các Sở KHCN. Ở cấp quận, huyện là phòng KH & CN trực thuộc UBND quận, huyện hoặc là một bộ phận nằm trong phòng kế hoạch hoặc Văn phòng Uỷ ban. Sở KHCN chịu sự chỉ ñạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ KHCN. Hội ñồng KH & CN của tỉnh là cơ quan tư vấn của ñịa phương về các vấn ñề liên quan tới phát triển dựa trên công nghệ.

Quản lý khoa học công nghệ ở cơ sở bao gồm các phòng quản lý khoa học ở các viện nghiên cứu và các trường ñại học hoặc các phòng công nghệ/ kỹ thuật ở cơ sở sản xuất. Chức năng của các ñơn vị này chủ yếu là tổ chức và quản lý các hoạt ñộng nghiên cứu và triển khai kỹ thuật của cơ sở. Hội ñồng khoa học của cơ sở là bộ phận tư vấn cho thủ trưởng cùng cấp về các vấn ñề khoa học và công nghệ.

Chương 7 Qun lý nhà nước v công ngh Trang 55 of 57

7.2.2 Ni dung qun lý Nhà nước v khoa hc và công ngh

Nội dung quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ ở Việt Nam ñược quy ñịnh tại ñiều 49, chương VI của Luật khoa học và công nghệ.

Nội dung quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ bao gồm:

1. Xây dựng và chỉ ñạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ;

3. Tổ chức bộ máy quản lý khoa học và công nghệ;

4. Tổ chức, hướng dẫn ñăng ký hoạt ñộng của tổ chức khoa học và công nghệ, quỹ phát triển khoa học và công nghệ;

5. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

6. Quy ñịnh việc ñánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chức vị khoa học; giải thưởng khoa học và công nghệ và các hình thức ghi nhận công lao về khoa học và công nghệ của tổ chức, các nhân;

7. Tổ chức, quản lý công tác thẩm ñịnh khoa học và công nghệ;

8. Tổ chức, chỉñạo công tác thống kê, thông tin khoa học và công nghệ;

9. Tổ chức, chỉ ñạo việc ñào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình ñộ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ;

10. Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ;

11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoa học và công nghệ, giải quyết tranh chấp, khiếu nạn, tố cáo trong khoa học và công nghệ; xử lý các vi phạm pháp luật về khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị công nghệ - TS Đặng Vũ Tùng -ĐHBKHN (Trang 54 - 55)