đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập kinh tế khu vực, thế giới, chuẩn bị Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), vấn đề hiện đại hóa thủ tục hải quan là tất yếu nhằm thực hiện quản lý nhà nước về hải quan theo phương pháp hiện đại, trong đó thủ tục hải quan điện tử bắt đầu được triển khai tại Hải quan một số tỉnh, thành phố lớn (thành phố Hải phòng, Thành phố Hồ chí Minh...) tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa phát triển, đồng thời tiếp cận với phương thức quản lý hải quan hiện đại, được doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đồng tình.
Theo quy định hiện nay thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được phân luồng như sau:
- Hàng hóa xuất nhập khẩu được phân vào ba luồng xanh, vàng và đỏ:
+ Khi nhận được thông tin khai hải quan điện tử của doanh nghiệp trên cơ sở phân tích thông tin và các tiêu chí kiểm tra theo quy định, cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm
tra và chấp nhận thông tin khai hải quan điện tử hoặc thông báo từ chối chấp nhận có nêu rõ lý do thông qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử.
+ Trường hợp chấp nhận thông tin khai điện tử thì cấp số tờ khai hải quan điện tử và phân luồng theo một trong các hình thức sau: 1- chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử (luồng xanh); 2- kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa (luồng vàng); 3- kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan hàng hóa (luồng đỏ).
+ Cơ quan hải quan gửi thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử cho doanh nghiệp.
- Nguyên tắc phân luồng:
1. Cơ quan hải quan chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử (luồng xanh) đối với các trường hợp sau:
+ Đối với hàng xuất khẩu nếu đủ một trong các điều kiện sau: 1- hàng xuất khẩu
(trừ hàng xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu); 2- hàng hóa xuất khẩu có điều kiện nhưng đã nộp văn bản cho phép cho cơ quan hải quan.
+ Hàng hóa của các doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan, nếu có đủ hai điều kiện sau: 1- hàng hóa không thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu, danh
mục xuất nhập khẩu có điều kiện hoặc phải giám định, phân tích, phân loại, hàng hóa thuộc danh mục nhưng đã nộp xuất trình văn bản cho phép cho cơ quan hải quan theo quy định; 2- hàng hóa thuộc diện không phải nộp thuế ngay.
+ Hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt khác do Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ Hải quan trước khi thông quan hàng hóa (luồng vàng) đối với các trường hợp sau:
+ Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa phải giám định, phân tích phân loại nhưng chưa nộp văn bản cho phép cho cơ quan hải quan.
+ Hàng hóa thuộc diện phân vào luồng xanh nhưng phát hiện có nghi vấn về hồ sơ Hải quan.
3. Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan hàng hóa (luồng đỏ) đối với các trường hợp sau:
+ Hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.
Hàng hóa không thuộc phân vào luồng xanh, luồng vàng trên đây, căn cứ vào kết quả thu thập, phân tích thông tin quản lý rủi ro từ cơ sở dữ liệu, từ trinh sát Hải quan, từ cơ quan, tổ chức, cá nhân và Hải quan các nước mà xác định có khả năng vi phạm pháp luật về Hải quan phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
4. Hàng hóa thuộc diện phân vào luồng xanh, luồng vàng nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về Hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan điện tử ra quyết định chuyển luồng thích hợp.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định tiêu chí phân luồng cấp toàn ngành, Cục trưởng Cục Hải quan nơi có Chi cục Hải quan điện tử quyết định tiêu chí phân luồng trên địa bàn quản lý của đơn vị.
Tóm lại: Mức độ hiện đại hóa hoạt động hải quan chưa theo kịp được yêu cầu thi hành Luật, đặc biệt là việc thay đổi phương thức quản lý, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro hạn chế kiểm tra tại cửa khẩu kết hợp với kiểm tra sau thông quan... Mức độ đầu tư trước đây cho ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, cho nên Cục Hải quan các tỉnh, thành phố còn thiếu máy móc thiết bị, thiếu hệ thống máy vi tính đồng bộ và hiện đại, các phần mềm còn thiếu và chưa thống nhất giữa các Cục Hải quan với nhau, cán bộ công chức sử dụng công nghệ thông tin còn thiếu và yếu về trình độ tin học. Máy móc phục vụ cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa còn thiếu.