Vài nét về quá trình ra đời và phát triển của pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan và quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh

Một phần của tài liệu LUẬN văn hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở việt (Trang 36 - 37)

nước về hải quan và quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, ngày 10/9/1945, Chính phủ lâm thời đã ra Sắc lệnh số 26/SL giữ nguyên những luật lệ cũ về thuế quan, thuế gián thu. Cùng ngày Chính phủ ra tiếp Sắc lệnh số 27/SL thành lập " Sở Thuế quan và Thuế Gián thu" thuộc Bộ Tài chính, tiền thân của Hải quan Việt Nam ngày nay. Đây là hành động kịp thời có ý nghĩa chính trị, kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào việc bảo vệ, thực thi về chủ quyền ngoại thương và thuế quan của Nhà nước cách mạng non trẻ.

Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), nhiệm vụ chủ yếu của ngành thuế quan lúc này là "bao vây kinh tế địch, kiểm soát việc trao đổi hàng hóa giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm, chống buôn lậu xa xỉ phẩm ngoại hóa và tích cực thu thuế nhập nội, đánh thuế gián thu vào một số hàng hóa lưu thông ở vùng tự do" [39]. Khi hòa bình được lập lại (năm 1954), theo Nghị định số 136/BCT-KB-NĐ ngày 14/12/1954 của Bộ trưởng Bộ Công thương, Sở Thuế quan và Sở Gián thu trên được đổi thành "Sở Hải quan" thuộc Bộ Công thương [39].

- Điều lệ Hải quan được ban hành kèm theo Nghị định số 03/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 27/02/1960. Năm 1984 Tổng cục Hải quan được thành lập trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) theo Nghị quyết số 547/NQ-HĐNN7 ngày 30/8/1984 của Hội đồng Nhà nước. Ngày 20/02/1990 Pháp lệnh Hải quan được ban hành thay thế Điều lệ Hải quan. Tháng 7 năm 1993 Hải quan Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Hải quan Thế giới và trong khuôn khổ của tổ chức này đã có nhiều hoạt động mang lại kết quả thiết thực. Ngày 29/6/2001, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Hải quan thay

thế Pháp lệnh Hải quan và có hiệu lực từ ngày 01/01/2002 với mục tiêu "góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, hợp tác và giao lưu quốc tế, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" [21]; ngày 25/5/2005 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan.

Với sự bổ sung này cơ quan hải quan từ chỗ là công cụ chủ yếu để thu thuế "xuất nhập cảng"... và "thực hiện chính sách độc quyền ngoại thương" của Nhà nước, chuyển sang thực hiện chính sách "tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh" phục vụ công cuộc đổi mới, cải cách hành chính, mở cửa hội nhập, tham gia toàn cầu hóa kinh tế của Nhà nước ta, từ đó pháp luật hải quan ngày càng hoàn thiện theo thời gian:

- Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, vị trí vai trò chức năng của Hải quan đã có nhiều thay đổi lớn, được ghi nhận trong nhiều văn bản: Pháp lệnh Hải quan (ngày 20/6/1990); Luật Hải quan (29/6/2001). Hải quan Việt Nam từ chức năng "chuyên chính" là chủ yếu để "kiểm soát ngoại thương" đã chuyển sang chức năng chủ đạo phục vụ hoạt động kinh tế đối ngoại, bảo hộ góp phần phát triển kinh tế trong nước, thực hiện các cam kết hợp tác kinh tế quốc tế, phục vụ các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế là công cụ "gác cửa", "mở cửa" để thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác để thực hiện được chức năng quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Hải quan Việt Nam phải chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng khác của Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan.

Pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là một bộ phận của pháp luật quản lý nhà nước về hải quan cũng ra đời và phát triển theo lộ trình trên, mà thực trạng của nó được trình bày trong các tiết sau đây.

Một phần của tài liệu LUẬN văn hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở việt (Trang 36 - 37)